Bệnh Hen Phế Quản Bội Nhiễm Có Nguy Hiểm Không ?

Hen quế quản bội nhiễm hay gặp ở trẻ nhỏ và người già, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, hen phế quản bội nhiễm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Hen phế quản còn gọi là hen suyễn là tình trạng viêm mãn tính của đường dẫn khí gây co thắt phế quản phế quản gây nên phù và hẹp đường thở, biểu hiện lâm sàng là các cơn khó thở, khò khè chủ yếu là thở ra, tức ngực, có nhiều đờm trong cổ họng. Trong một số trường hợp có thể tiến triển thành hen phế quản bội nhiễm.

Ở Việt Nam tỷ lệ mắc bệnh hen khá lớn, ước tính có khoảng 4 triệu người mắc bệnh hen, trong đó trẻ em chiếm 10%, người lớn chiếm khoảng 5% dân số cả nước. Trung bình mỗi năm có khoảng 3000 người chết vì bệnh hen. Đây là gánh nặng không chỉ cho gia đình người bệnh mà còn ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế xã hội.

Bênh hen phế quản
Bênh hen phế quản

Bệnh hen suyễn thuộc chứng háo hoặc đàm ẩm, hay gặp ở những người có cơ địa dị ứng, triệu chứng đặc trưng nhất là khó thở và co tức vùng ngực, khó thở ở đây là khó thở chậm và khó thở ra, làm cho bệnh nhân phải ngồi dậy để thở, ảnh hưởng lớn đến giấc mơ và các sinh hoạt thường ngày của người bệnh.

Nếu trong gia đình bố mẹ mắc hen suyễn thì con cái cũng có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn các đối tượng khác. Cũng có thể do dị ứng với các tác nhân bụi bẩn, phấn hoa, dị ứng thuốc… hay do các tác nhân nội sinh: stress, các rối loạn dạ dày, ruột…

Cũng giống với các bệnh lý hô hấp khác: viêm phế quản mãn tính, bệnh viêm phổi, phổi tắc nghẽn mạn tính…, bệnh viêm phế quản bội nhiễm có thể điều trị được nếu phát hiện sớm và chữa trị đúng cách.

Bệnh hen phế quản bội nhiễm là gì

Hen phế quản nếu như không được điều trị kịp thời và đúng cách thì có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp và làm bệnh nhân đồng thời bị viêm phế quản do vi khuẩn và viêm phế quản do virut. Tình trạng chính là hen phế quản bội nhiễm.

Nguyên nhân điển hình gây viêm phế quản bội nhiễm là do tình trạng viêm lan dần từ đường hô hấp trên xuống tới đường phế quản: liên cầu, phế cầu,…

Bội là nhiều, nhiễm là nhiễm trùng hay lây lan từ một vị trí sang những vùng lân cận. Có thể hiểu thể bội nhiễm là ngoài bệnh lý chính, người bệnh còn nhiễm thêm một hay nhiều vi trùng, vi khuẩn hoặc virus khác trên bệnh nền.

Bệnh hen phế quản bội nhiễm có nguy hiểm không
Bệnh hen phế quản bội nhiễm có nguy hiểm không

Bệnh hen phế quản bội nhiễm là một dạng nhiễm trùng đường hô hấp xảy ra trên bệnh nền hen phế quản,chúng thường túc trực trong mỗi đợt hen và làm tổ rất nhanh, nguy cơ mắc lại cực cao. Lúc này, vi khuẩn tích tụ ở dịch hô hấp bị ứ đọng làm ứ trệ quá trình lưu thông dịch dẫn tới cơn hen bội nhiễm thứ phát.

Hen phế quản bội nhiễm có nguy hiểm không

Khí phế thũng

Khí phế thũng còn gọi là bệnh giãn phế nang, đây là tình trạng mà vách các phế nang trong phổi mất tính đàn hồi, các phế nang trở nên yếu hơn và rất dễ vỡ, gây ra tắc nghẽn đường dẫn khí. Khi tính co giãn của mô phổi mất đi sẽ làm cho không khí bị nén trong phế nang, giảm đáng kể khả năng trao đổi oxy và Các bô níc làm cho bệnh nhân khó thở khi làm việc gắng sức, các chi bị tím tái, da nhợt.

Tâm phế mãn tính

Tâm phế mãn tính là trường hợp tâm thất phải giãn và phì đại, đây là bệnh thứ phát do áp lực động mạch phổi tăng. Bệnh nhân mắc hen suyễn thể nặng rất dễ gặp phải tình trạng này. Triệu chứng điển hình là da xanh tái, thở gắng sức, đau vùng dưới sườn phải. Thời gian biến chứng từ hen phế quản thành bệnh tâm phế mãn tính không giống nhau: có thể 5, 10 năm hoặc là lâu hơn.

Tràn khí màng phổi

Các phế nang giãn rộng và ngay tại những vùng phế nang giãn có mạch máu thưa thớt, áp lực trong phế nang tăng mạnh. Nếu ho mạnh hay người bệnh hoạt động quá sức, các thành phế nang dễ bị vỡ. Tràn khí mang phổi hai bên là biến chứng gây tử vong ở người bị hen suyễn. Khoảng 5% người bị hen mãn tính phải đối mặt với biến chứng này.

Hen phế quản bội nhiễm có thể gây suy hô hấp

Hen phế quản bội nhiễm có thể gây suy hô hấp
Hen phế quản bội nhiễm có thể gây suy hô hấp

Để duy trì sự sống của các cơ quan và các tổ chức mô trên cơ thể, bắt buộc máu phải bơm tới các cơ quan để thực hiện sự trao đổi chất. Nếu oxi không được cung cấp đủ sẽ dẫn đến tình trạng suy hô hấp. Bệnh thường gặp ở những người mắc hen cấp hoặc mãn tính, với biểu hiện khó thở, thở nhanh, đôi khi ngừng thở, phải dùng ống thở, da tím tái. Suy hô hấp là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao của bệnh hen.

Ngừng hô hấp kèm theo những tổn thương não

Tình trạng suy hô hấp kéo dài làm thiếu oxy lên não. Nếu trong các thể hen nặng, bệnh nhân có thể có lúc ngừng hô hấp hay tim ngừng đập. Những trường hợp này, bệnh nhân thường sẽ lên cơn khó thở đột ngột, làm tăng CO2 trong máu, dẫn đến hôn mê và tử vong.

Xẹp phổi

Đây là tình trạng giảm hoặc mất đi sự giãn nở không đồng đều của nhu mô phổi. Bởi quá trình xẹp phế nang khu trú hoặc lan tỏa, dần làm thu hẹp hoặc mất thể tích phổi. Chức năng thông khí, trao đổi khí vùng phổi xẹp bị ảnh hưởng do lưu lượng xẹp phổi. Khi cơn hen ổn định tình trạng này cũng sẽ khỏi.

Người bệnh cần có chế độ sinh hoạt khoa học. Không sử dụng các loại rượu bia chất kích thích. Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với tác nhân gây bệnh, luôn mang theo thuốc cắt cơn để sử dụng ngay khi cần.

Ngay khi phát hiện cơn hen phế quản bội nhiễm mắc lại. Phải cấp cứu tại chỗ bằng cách đưa người bệnh ra chỗ thông thoáng. Có thuốc dạng xịt thì xịt ngay cho người bệnh để cắt cơn càng tốt nếu không hãy pha một ly nước ấm cho người bệnh uống. Cách này có thể giúp tiêu đờm và át phần nào cơn ho. Khi cơn ho đã dịu có thể để người bệnh nghỉ ngơi ở nơi thoáng đãng, nếu không đỡ phải đưa bệnh nhân đến bệnh viện để điều trị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *