[Giải đáp] Bị nổi mề đay có tự hết không?

Nổi mề đay có tự hết không? Bao lâu thì bệnh mề đay sẽ thuyên giảm? Đây là những câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm. Bởi mày đay gây ra hàng loạt triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Để hiểu hơn về thời gian phục hồi của bệnh nhân, chúng ta cùng đi tìm hiểu nội dung thông qua bài viết dưới đây.

Bị nổi mề đay có tự hết không?

Nổi mề đay là trạng thái cơ thể hồi đáp lại với những tác nhân gây dị ứng. Đối tượng bị mề đay bao gồm cả người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, mề đay ở trẻ sơ sinh sẽ nguy hiểm và khó điều trị hơn so với người lớn. Câu hỏi nổi mề đay có tự hết không rất khó đưa ra câu trả lời cụ thể. Bởi vì bệnh mề đay được chia làm hai loại. Đó là mề đay cấp tính và mề đay mãn tính.

Đối với mề đay có tự hết không nếu bị mãn tính?

Đối với mề đay mãn tính, hầu hết người bệnh đều phải tìm đến cơ sở Y tế. Hoặc sử dụng một số bài thuốc Đông y chữa trị mề đay. Việc người bệnh có khỏi được triệu chứng mẩn ngứa hay không còn phụ thuộc nhiều vào cơ địa của từng người. Bên cạnh đó là mức độ của bệnh, cách chăm sóc bản thân, chế độ dinh dưỡng…

Mề đay có thể tự hết nhưng rất mất thời gian
Mề đay có thể tự hết nhưng rất mất thời gian

Với mề đay di truyền cũng được xét vào diện mãn tính. Bởi vì người bệnh rất khó tự khỏi, bắt buộc phải dùng tới thuốc ức chế Tây y, Đông y. Điều đặc biệt, mề đay do di truyền dù chữa khỏi thì vẫn tái đi tái lại một cách có chu kỳ.

Mề đay cấp tính có tự hết không?

Một số trường hợp bệnh mề đay cấp tính tự hết sau vài ngày. Nhưng cũng có rất nhiều người bệnh kéo dài tới vài tuần. Thậm chí tình trạng bệnh còn dai dẳng 2, 3 tháng và trở thành mãn tính. Khi đã ở giai đoạn thứ hai thì việc điều trị gặp nhiều khó khăn, mất nhiều thời gian. Vì thế khả năng mề đay tự hết không được khả quan.

Về bản chất, nổi mề đay là tình trạng các mao mạch dưới da phản ứng lại với một số tác nhân gây dị ứng. Chỉ khi nào ngăn chặn được nguyên nhân gây bệnh. Lúc đó, bệnh lý mới có xu hướng thuyên giảm. Thường thì mề đay cấp tính không kéo dài quá 6 tuần, khả năng tự phục hồi cao hơn. Dù vậy, sự chủ quan khiến người bệnh phải đối mặt với nhiều nguy cơ nghiêm trọng.

Trong số những trường hợp bị bệnh, loại mề đay sắc tố gây sức ảnh hưởng lớn nhất. Từng vùng da đỏ tấy lên trên diện rộng, thậm chí là đỏ ửng toàn bộ cơ thể. Nhóm bệnh nhân trong vùng này thường phù nề, khó thở, có dấu hiệu sốt. Đặc biệt, mề đay sắc tố ở trẻ em làm cho khí quản bị hẹp lại, choáng váng vì thiếu oxy trong máu.

Sau bao lâu thì mề đay tự hết?

Như đã nói ở trên mề đay có hai giai đoạn đó là mề đay cấp tính và mề đay mãn tính. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cách xử lý mà thời gian phục hồi của mỗi người sẽ khác nhau.

Nếu được điều trị đúng cách, mề đay sẽ hết sau vài ngày
Nếu được điều trị đúng cách, mề đay sẽ hết sau vài ngày
  • Trường hợp có điều trị: Phát hiện bệnh sớm, đến gặp bác sĩ, áp dụng các bài thuốc điều trị sớm. Nhóm bệnh nhân này sẽ mau chóng hết bệnh chỉ trong một vài ngày, lâu nhất là một vài tuần. Bao gồm cả mề đay mãn tính, nếu được điều trị đúng cách thì vẫn có thể loại bỏ dứt điểm.
  • Trường hợp không điều trị: Người bệnh chủ quan, không điều trị mà để bệnh tự khỏi. Nếu như tình trạng dị ứng không quá lâu, khoảng một vài tuần mẩn đỏ tự hết. Ngược lại, chăm sóc bản thân không tốt thì bệnh sẽ kéo dài dai dẳng. Cho dù có hết thì cũng nhanh chóng tái phát, gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng hơn.

Bệnh mề đay có lây không?

Trên thực tế, chưa thấy dấu hiệu mề đay lây từ người này sang người khác. Cho dù chúng ta có tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Bản chất mề đay là một loại dị ứng da trước tác nhân nào đó. Cơ thể mỗi con người có sự thích ứng riêng. Ví dụ với xà phòng, có người dị ứng nhưng có người lại không. Do đó, chỉ khi nào tiếp xúc với tác nhân mà bản thân bị dị ứng thì mới nổi mề đay.

Điều này cũng chỉ giúp người xung quanh an tâm phần nào. Còn đối với chính người bệnh, mề đay hoàn toàn có thể lây lan nhanh chóng từ vùng này qua vùng khác. Các vết mề đay trên mặt lan xuống cổ, tay, bụng, lưng chỉ trong một hai ngày. Người bệnh càng gãi thì tốc độ lây lan càng nhanh.

Làm thế nào để mề đay có thể tự hết nhanh chóng?

Muốn rút ngắn thời gian phục hồi, người bệnh cần phải chăm sóc bản thân mình thật tốt. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích, nhất định phải ghi nhớ.

Vệ sinh cá nhân đúng cách

Làm sạch vùng da bị bệnh đúng cách. Mề đay chỉ kiêng nước lạnh, vì thế người bệnh nên tắm bằng nước ấm. Dùng khăn thật mềm thấm khô cơ thể khi tắm xong. Nhiều người cho rằng bị mề đay thì kiêng tắm đến khi khỏi. Việc làm này là phản khoa học, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, gây bệnh cho sức khỏe.

Tắm với nước ấm để giảm thiểu các triệu chứng của bệnh mề đay
Tắm với nước ấm để giảm thiểu các triệu chứng của bệnh mề đay

Có thời gian thì bỏ thêm lá khế chua, lá kinh giới đun cùng nước tắm để diệt khuẩn. Tinh chất có trong lá cây giúp phục hồi các vết mẩn đỏ nhanh hơn. Chữa mề đay bằng lá khế an toàn với cả trẻ nhỏ.

Tránh làm tổn thương da

Tuyệt đối không gãy, chà xát vật có độ ma sát vào da. Trường hợp da bị xước, vi khuẩn tấn công dẫn tới bội nhiễm cực kỳ nguy hiểm. Theo thói quen, khi bị ngứa người bệnh sẽ dùng tay gãi. Thế nhưng, hành động này vô tình khiến da càng tổn thương hơn. Da trầy xước là lúc mà vi khuẩn từ móng tay, từ môi trường xâm nhập sâu vào cơ thể. Muốn mề đay tự hết không được làm tổn thương da.

Nên tránh nơi có nhiều gió

Không chỉ gió tự nhiên mà gió ở quạt, điều hòa cũng khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng. Nhất là với mề đay thể phong hàn thì việc tránh gió rất cần thiết. Gió làm cho da của chúng ta mất nhiệt, bị lạnh và các nốt mẩn ngứa bắt đầu phát tác. Nếu để người bệnh ngồi lâu trước gió, nguy cơ phù nề, bệnh lan rộng là rất cao.

Ngăn chặn nguyên nhân gây bệnh

Mề đay xuất phát từ nhiều nguyên nhân: Dị ứng thời tiết, dị ứng thực phẩm, các chất kích thích,… Chỉ cần mỗi người biết mình bị dị ứng với cái gì thì tránh xa cái đó. Nguyên do gây bệnh được ngăn chặn đồng nghĩa với thời gian phục hồi cũng rút ngắn đi. Mề đay có tự hết không còn phụ thuộc vào việc người bệnh loại trừ tác nhân như thế nào.

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng

Mề đay nên kiêng gì? Đó là những thực phẩm cay nóng như ớt, sa tế, tiêu, gừng,… Tránh thực phẩm có nhiều dầu mỡ, chiên rán. Nếu cơ thể bị nóng từ bên trong thì càng làm nốt mẩn ngứa phát tán, lan rộng.

Ăn rau củ quả có thể thúc đẩy quá trình phục hồi bệnh mề đay
Ăn rau củ quả có thể thúc đẩy quá trình phục hồi bệnh mề đay

Thực phẩm tốt cho người bị mề đay là các loại rau củ, trái cây. Đây đều là nguồn dưỡng chất chứa nhiều nước, làm mát cơ thể, đào thải độc tố. Trong rau củ, trái cây còn chứa hàm lượng vitamin, chất xơ phong phú. Tăng cường sức đề kháng, thanh lọc gan, thận, giảm triệu chứng dị ứng.

Cách ngăn ngừa mề đay tái phát

Mề đay không phải là loại bệnh có tính lây lan như virus. Nguyên nhân gây bệnh là do cơ thể chúng ta không tương thích với một số chất, môi trường bên ngoài. Dù có chữa trị khỏi đợt mề đay hiện tại, nguy cơ tái phát hoàn toàn có thể xảy ra. Để ngăn chặn điều đó, cần ghi nhớ những yêu cầu sau:

  • Tránh xa mọi thực phẩm, mỹ phẩm, côn trùng, động vật,… có khả năng gây dị ứng.
  • Bổ sung chất xơ, vitamin vào bữa ăn hàng ngày.
  • Tích cực luyện tập thể dụng, thể thao mỗi ngày tăng cường thể lực.
  • Mặc đồ kín khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nơi mà có điều kiện khí hậu khắc nghiệt.

Vậy là chúng ta đã có đáp án cho câu hỏi mề đay có tự hết hay không. Bệnh mề đay hoàn toàn có thể tự khỏi nhưng thời gian để phục hồi rất lâu. Bên cạnh đó, không chữa trị thì người bệnh còn có nguy cơ bội nhiễm, sốc phản vệ, viêm da,… Tình trạng mề đay cấp tính hay mãn tính đều không quá nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, để an toàn nên tới gặp bác sĩ để được tư vấn, hỗ trợ điều trị nhanh chóng nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *