Viêm da cơ địa ở trẻ em: Hình ảnh, Triệu chứng và Cách chữa trị

Viêm da cơ địa ở trẻ em là hiện tượng bệnh thường xuất hiện theo từng đợt, gây ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe của trẻ. Vì vậy, cần sớm xác định được triệu chứng điển hình cũng như thực hiện điều trị kịp thời để có thể ngăn ngừa biến chứng từ căn bệnh này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin tham khảo về bệnh cũng như cách chăm sóc trẻ khi bị bệnh.

Tìm hiểu chung về bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em

Viêm da cơ địa ở trẻ em là một trong những bệnh viêm da mãn tính, có khả năng tái phát và có liên quan tới dị ứng cơ địa. Khi cơ thể ở trạng thái bình thường, da sẽ có một lớp bảo vệ với tác dụng ngăn ngừa sự bốc hơi của nước trong da. Đồng thời, nó còn bảo vệ da khỏi những yếu tố, tác nhân gây hại bên ngoài như vi khuẩn, vi trùng, nấm,…

Tuy nhiên, đối với người bệnh viêm da cơ địa, lớp bảo vệ này sẽ bị tổn thương, khiến cho da trở nên khô hơn, mất nước. Từ đó, vi khuẩn được tạo điều kiện dễ dàng để xâm nhập vào trong da, khiến da dần xuất hiện các nốt nổi đỏ, mẩn ngứa. Bệnh viêm da cơ địa trẻ em thường xuất hiện sớm, đặc biệt phổ biến đối với các bé trong độ tuổi từ 3 tháng tuổi cho đến 5 tuổi.

Theo thống kê từ các chuyên gia, trong năm đầu có hơn 60% trẻ mắc bệnh viêm da cơ địa, 30% có khả năng mắc trong 5 năm đầu. Đối với những trẻ lớn hơn, tỷ lệ mắc bệnh chỉ khoảng 10%. Thông thường, viêm da cơ địa sẽ biến mất khi trẻ đến độ tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, có một số trường hợp bệnh viêm da cơ địa của trẻ nhỏ sẽ tái phát nhiều lần, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ.

Hình ảnh viêm da cơ địa ở trẻ em trên vùng da mặt
Hình ảnh viêm da cơ địa ở trẻ em trên vùng da mặt

Một số nguyên nhân cùng triệu chứng của bệnh

Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em xuất hiện chủ yếu do gen di truyền. Ngoài ra, có các yếu tố gây bệnh khác, có thể khiến bệnh nặng hơn như: dị ứng không khí (do chất thải, bụi, len dạ,…), dị ứng thức ăn( đậu tương, sữa, hải sản, thịt bò,…) hoặc do ngoại độc tố của tụ cầu trùng vàng,….

Giai đoạn cấp tính

Viêm da cơ địa dị ứng ở trẻ em có nhiều triệu chứng bệnh khác nhau, tùy theo từng giai đoạn của bệnh. Đối với những trường hợp bệnh ở giai đoạn cấp tính, trẻ sẽ có triệu chứng nổi sần đỏ trên da, nổi mụn nước, xuất hiện phù nề da, đóng vảy da,… Các triệu chứng thường xuất hiện ở các vùng như: má, cằm, trán, đôi khi có thể lan ra thân người và cánh tay, tùy theo độ nặng của bệnh.

Hình ảnh trẻ em bị viêm da cơ địa vùng má
Hình ảnh trẻ em bị viêm da cơ địa vùng má

Giai đoạn bán cấp / mãn tính

Đối với những bé mắc bệnh ở giai đoạn bán cấp, triệu chứng bệnh sẽ nhẹ hơn, không xuất hiện tiết dịch hay phù nề da. Ở giai đoạn bệnh mãn tính, cơ thể trẻ sẽ xuất hiện những vết thâm dày, có ranh giới rõ ràng, các vết nứt và tổn thương tại các nếp gấp của da như: lòng bàn tay, bàn chân, cổ tay, ngón tay, gáy, cổ,…

Điều trị viêm da cơ địa ở trẻ em nếu không đúng cách và kịp thời sẽ gây những ảnh hưởng, biến chứng xấu đến sức khỏe như: nhiễm trùng, sẹo vĩnh viễn,… Ngoài ra, bệnh còn ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của trẻ, khiến trẻ mắc những bệnh khác như: còi xương, suy dinh dưỡng,… Bệnh viêm da cơ địa tái đi tái lại và có thể kéo dài cho tới khi trẻ trưởng thành, cùng với những biến chứng khác như viêm mũi dị ứng, hen suyễn, viêm kết mạc mắt,… Do vậy, việc phát hiện triệu chứng bệnh sớm vô cùng quan trọng.

Bệnh có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa gây suy dinh dưỡng
Bệnh có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa gây suy dinh dưỡng

Giải đáp: Trẻ bị viêm da cơ địa phải làm sao?

Để chữa trị bệnh viêm da cơ địa ở trẻ, có nhiều phương pháp khác nhau nhưng mục tiêu chung khi điều trị là giúp loại bỏ triệu chứng ngứa cũng như tình trạng viêm da, giúp làm dịu và chống khô da, chống các bệnh nhiễm trùng khác,… Tùy theo từng giai đoạn và trường hợp bệnh cụ thể sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Bạn có thể tham khảo một số phương pháp thường dùng dưới đây.

Điều trị viêm da bằng lá cây dân gian

Theo kinh nghiệm dân gian, có một số loại lá cây thảo dược có tác dụng điều trị viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ như: lá trà xanh, lá trầu, lá khế,… Bạn có thể sử dụng những loại lá này để nấu nước tắm cho trẻ. Phương pháp này có ưu điểm là an toàn, dễ làm và không tốn nhiều chi phí, có thể giúp trẻ giảm ngứa, chống viêm do vi khuẩn và hỗ trợ điều trị bệnh viêm da cơ địa hiệu quả.

Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp này, trẻ cần thời gian dài để điều trị khỏi. Ngoài cách sử dụng lá thảo dược, phụ huynh có thể kết hợp bôi thêm các sản phẩm kem dưỡng ẩm hoặc thuốc điều trị theo đơn kê và chỉ dẫn của bác sĩ. Bố mẹ cũng cần tới bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán bệnh. Sau đó, áp dụng điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ và phải tuyệt đối đảm bảo vệ sinh.

Tắm lá khế là cách chữa viêm da cơ địa ở trẻ em khá phổ biến
Tắm lá khế là cách chữa viêm da cơ địa ở trẻ em khá phổ biến

Điều trị viêm da cơ địa ở trẻ em bằng thuốc

Ngoài phương pháp trên, bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em có thể được điều trị bằng thuốc, giúp làm dịu và chống khô da, ngăn ngừa viêm nhiễm. Các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh như:

  • Thuốc bôi

Tùy theo chỉ định của bác sĩ cũng như tình trạng bệnh của trẻ, bệnh có thể điều trị bằng việc sử dụng kết hợp nhiều loại thuốc để đạt hiệu quả cao nhất. Thuốc bôi có tác dụng giúp loại bỏ các triệu chứng bệnh nhanh và điều trị tại chỗ.

Một số loại thuốc bôi hay được sử dụng như: thuốc làm ẩm da, thuốc điều trị, thuốc đắp, thuốc bong vảy,… Khi dùng thuốc, cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, để tránh gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn.

  • Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh cũng là loại thuốc thường được sử dụng để loại trừ bệnh viêm da cơ địa ở trẻ. Thuốc kháng sinh giúp trẻ cải thiện tình trạng mẫn cảm, cũng như có tác dụng trên toàn cơ thể. Các loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định sử dụng như: thuốc kháng sinh, thuốc corticoid, thuốc ức chế miễn dịch. Phụ huynh không nên tự ý sử dụng thuốc cũng như thay đổi liều lượng.

Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị viêm da cơ địa

Bên cạnh việc sử dụng các phương pháp điều trị trên, phụ huynh cần đặc biệt chú ý tới những vấn đề sinh hoạt hàng ngày của bé. Đây là cách tốt nhất để làm giảm nguy cơ mắc bệnh là khả năng tái phát bệnh ở trẻ.

Về ăn uống

  • Trong 6 tháng đầu sau khi sinh, trẻ nên được bú hoàn toàn bằng sữa mẹ để có được một hệ miễn dịch tốt.
  • Trong quá trình cho trẻ sử dụng những thực phẩm dinh dưỡng khác như: bột ăn, sữa ngoài,… cần theo dõi kỹ càng để kịp thời phát hiện triệu chứng dị ứng bất thường.
  • Bổ sung thêm nước và các loại thực phẩm có chứa vitamin A, B, C, Omega 3, … giúp tăng sức đề kháng cho trẻ.
  • Những thực phẩm giàu vitamin C có thể giúp tăng sức đề kháng cho trẻ
    Những thực phẩm giàu vitamin C có thể giúp tăng sức đề kháng cho trẻ

Về vệ sinh

  • Với trường hợp viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh, phòng ngủ, giường ngủ của trẻ luôn phải giữ thoáng mát, độ ẩm hợp lý và sạch sẽ, hợp vệ sinh.
  • Hạn chế để trẻ em tiếp xúc với các chất bụi bẩn hay lông của động vật: chó, mèo,…
  • Nên sử dụng những loại quần áo từ vải mềm, tránh bụi vải cũng như không sử dụng những loại đồ dạ, len vì dễ có khả năng gây kích ứng da.
  • Khi vệ sinh và tắm cho trẻ, không nên sử dụng nước quá lạnh hoặc quá nóng.
  • Lựa chọn những sản phẩm sữa tắm dành riêng cho trẻ em, có tính axit nhẹ, không làm khô và gây kích ứng da.
  • Sau khi tắm, cần bôi kem dưỡng ẩm giúp da mềm mịn hơn.
  • Hạn chế để trẻ tự cào, cấu vào da, gây tổn thương da.
Cần đảm bảo vệ sinh cho bé để hạn chế nguy cơ bị bệnh
Cần đảm bảo vệ sinh cho bé để hạn chế nguy cơ bị bệnh

Trên đây là những thông tin chi tiết về triệu chứng và cách điều trị bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em. Bệnh có khả năng chuyển biến phức tạp nếu không được khám chữa kịp thời và điều trị đúng cách. Vì vậy, phụ huynh cần quan sát, chú ý trong quá trình chăm sóc trẻ, nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, hãy tới gặp các bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *