Kinh nghiệm dân gian: Nổi mề đay tắm lá gì tốt nhất?

Tắm lá lốt, lá khế chua, lá kinh giới…. là một trong những phương pháp trị mề đay mẩn ngứa vô cùng đơn giản và hiệu quả. Nhờ thành phần hoạt chất bên trong các loại lá này khi thẩm thấu qua da có công dụng chống viêm, kháng khuẩn và đẩy lùi cơn ngứa nhanh chóng. Vậy ngoài ba loại lá nêu trên thì nổi mề đay tắm lá gì tốt nhất? Cùng tìm hiểu.

Việc áp dụng phương pháp tắm lá để trị mề đay vô cùng hiệu quả với những người bị tình trạng cấp tính, đối với bệnh nhân mãn tính, cách này cũng giúp giảm triệu chứng ngứa và mẩn đỏ rất nhanh chóng.

Các loại lá tắm lành tính, hiệu quả cho người bị mề đay

Dân gian có nhiều cách chữa mề đay bằng các loại lá tắm từ tự nhiên rất hay, mang lại hiệu quả điều trị tốt. Các bài thuốc được lưu truyền từ lâu đời và áp dụng cho tới tận ngày nay.

Tắm lá khế chua giúp giảm triệu chứng ngứa do bị mề đay

Cây khế là loại cây khá phổ biến ở mọi vùng miền trên cả nước. Theo Đông y, các bộ phận của cây khế đều có tác dụng chữa bệnh, trong đó lá kế được dùng nhiều nhất, đặc biệt trong việc trị nổi mẩn ngứa do mề đay.

Lá khế tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc nên được dùng để điều trị mụn nhọt, lở loét, ngứa trên da. Dưới đây là một số cách thực hiện chữa mề đay bằng lá khế chua an toàn hiệu quả tại nhà.

Cách trị mề đay bằng lá khế
Cách trị mề đay bằng lá khế

Cách 1: Đun nước lá khế dùng để rửa vùng da bị nổi mề đay

Lấy khoảng 200 gam lá khế tươi, rửa sạch, vò nát rồi đem đun sôi với 2 lít nước. Sau khi nước sôi bắc ra để nguội cho tới khi thấy nhiệt độ vừa phải có thể ngâm vùng da bị nổi mề đay với nước đó. Sử dụng nước này liên tục để chữa mề đay cho tới khi triệu chứng giảm dần. Ngoài ra, có thể dùng kết hợp lá khế với lá thông, lá nong lão đun nước lên đế tắm. Phần bã lá dùng để đắp lên vùng da bị mẩn ngứa.

Cách 2: Dùng lá khế đắp lên vùng da bị nổi mề đay

Lá khế tươi rửa sạch, rồi đem phơi khô dưới bóng mát, sau đó sao lên. Tiếp theo, đợi lá nguội bớt đi, rồi lấy lá đó ủ lên vùng da bị nổi mề đay. Chú ý làm nhẹ nhàng, không làm xước da, không làm da bị nhiễm trùng.

Cách 3: Sao lá khế và đun lấy nước uống

Phân thân, vỏ cây cũng có thể dùng để đun nước uống. Vị của loại nước này không dễ uống nên cần kiên trì để bệnh mau khỏi. Nên kết hợp uống vào bên trong và trị bên ngoài để đạt hiệu quả trị bệnh nhanh nhất.

Chú ý khi sử dụng lá khế trị mề đay: Lá khế thường có nhiều sâu bọ bám vào nên nếu không để ý rất có thể hái phải phần lá có trứng dâu trên lá, vì vậy cần quan sát kỹ phần lá để tránh hái phải lá sâu khi sử dụng. Đối với trẻ em, da bé vốn nhạy cảm nên chỉ cần áp dụng phương pháp tắm lá khế, không nên dùng lá khế ủ lên da. Trong khi điều trị mề đay bằng lá khế không nên sử dụng các bài thuốc khác vì có thể gây phản ứng giữa hai bài thuốc làm bệnh tình nặng hơn.

Tùy theo cơ địa mỗi người mà bài thuốc này có tác dụng trị bệnh nhiều hoặc ít. Nếu dùng lá khế không giúp tình trạng mẩn ngứa thuyên giảm, bạn có thể dùng kim ngân hoa, cây đơn lá đỏ trị mề đay.

Trị mề đay bằng kim ngân hoa

Kim ngân hoa vị đắng, tính hàn, không có độc đi vào tâm vào tỳ nên có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thu liễm, lợi tiều, tiêu viêm. Thành phần dược lý trong cây kim ngân có công dụng ức chế các loại vi khuẩn ngoài da như tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, các loại nấm ngoài da. Chính vì thế, việc tắm nước cây kim ngân hoa có thể xoa dịu được các cơn ngứa do bệnh mề đay.

Trị mề đay bằng kim ngân hoa
Trị mề đay bằng kim ngân hoa

Cách dùng kim ngân hoa trị mề đay: Lấy khoảng 150 gram kim ngân hoa tươi, gồm cả lá, thân rễ và hoa rửa sạch, cho vào nồi đun sôi cùng với 400ml. Sau khi nước sôi được 5 phút, bắc ra, đợi nguội là dùng được. Dùng khăn xô thấm nước vào vùng da bị mề đay. Mỗi ngày lau khoảng 3-4 lần, sau 3-4 ngày sẽ có tác dụng hiệu quả làm giảm các tổn thương trên da.

Dùng cây đơn đỏ trị mề đay

Theo Y học cổ truyền, lá đơn đỏ là vị thuốc có vị ngọt, tính mát có tác dụng giải độc, mát gan, trị nhiễm khuẩn tốt, trừ thấp, giảm đau. Trong khi đó, các triệu chứng mẩn ngứa nổi mề đay của bệnh dị ứng phần nhiều do huyết nhiệt và nhiệt độc gây nên. Bởi vậy cây đơn đỏ sẽ phát huy hiệu quả cao trong việc trị mề đay.

Trị mề đay bằng cây đơn đỏ
Trị mề đay bằng cây đơn đỏ

Cách sử dụng lá đơn đỏ: Chuẩn bị 40-50 gam lá đơn đỏ khô. Rửa sạch qua một lần nước, sau đó cho 1,5 lit nước vào sắc nhỏ lửa. Sắc cạn còn khoảng 100ml nước thì lấy uống. Ngoài ra, người mắc bệnh mề đay có thể dùng lá đơn đỏ và lá bòng bong nấu lấy nước tắm hàng ngày cũng có công dụng giảm ngứa ngay lập tức.

Cách trị nổi mề đay bằng lá hẹ

Từ xa xưa, cây hẹ được là vị thuốc Đông Y, hạt hẹ có vị cay tính ấm, tác dụng ôn trung, điều hòa tạng phủ, tán ứ huyết, tản nhiệt khí, tác dụng tốt cho việc trị bệnh nhiễm khuẩn da, trị mẩn ngứa nổi mề đay.

Theo Y học hiện đại cũng đã tìm thấy các hoạt chất kháng sinh mạnh trong lá hẹ như allcin, odorin, sulfit. Các chất này hỗ trợ giảm dị ứng da, giảm nhiễm khuẩn, giảm đau do viêm loét rất hiệu quả.

Chữa mề đay bằng lá hẹ
Chữa mề đay bằng lá hẹ

Cách dùng lá hẹ trị ngứa do mề đay: Lấy 100 gam lá hẹ, rửa sạch, cắt khúc rồi cho vào nồi, cho thêm một chén nước vào đun sôi sau đó để nguội rồi lọc lấy nước uống. Sử dụng khoảng 1 giờ các triệu chứng mẩn ngứa nổi mề đay giảm rõ rệt.

Nước lá hẹ có mùi khá nồng, khó uống, đối với trẻ em bị nổi mề đay có thể nấu nước lá hẹ để tắm thay vì uống trực tiếp.

Cách trị mề đay bằng cây chó đẻ (diệp hạ châu)

Diệp hạ châu, tên dân gian là cây chó đẻ, trong Y học cổ truyền được ví như một loại thần dược. Cây có vị ngọt hơi đắng, tính mát, tác dụng rất tốt trong điều trị các bệnh về gan và các bệnh ngoài da. Với những dược tính tốt như vậy nên từ lâu diệp hạ châu đã được dùng để trị chứng nổi mề đay rất hiệu quả, bài thuốc này vẫn được lưu giữ đến tận hôm nay.

Chữa mề đay bằng cây chó đẻ
Chữa mề đay bằng cây chó đẻ

Bệnh nhân có thể dùng cây chó đẻ chữa mề đay theo cách đơn giản sau: Chuẩn bị cây chó đẻ tươi, hoặc khô đều được. Nếu sử dụng cây tươi, bạn cần dùng một lượng khoảng 100 gam, nếu dùng cây khô chỉ cần chuẩn bị 50 gam (Lấy toàn bộ thân cây, lá và rễ). Sử dụng lượng cây chó đẻ vừa chuẩn bị nấu với 2 lit nước sôi, để nguội rồi tắm. Ngoài ra, để thuyên giảm nhanh chóng tình trạng ngứa do mề đay, bạn có thể kết hợp sắc nước uống trong một thời gian.

Cách chữa mề đay bằng lá kinh giới

Chắc hẳn bạn đã nghe đến công dụng chữa bệnh của lá kinh giới, đặc biệt là công dụng chữa bệnh nổi mề đay dị ứng. Theo Y học cổ truyền, kinh giới có vị cay the, tính ấm có tác dụng thông kinh mạch, chữa phong hàn, trị dị ứng. Từ xa xưa, các thầy thuốc đã dùng lá kinh giới để điều trị các bệnh về phát ban nổi mẩn ngứa do bệnh mề đay gây nên. Bạn có thể áp dụng cách sau.

Lấy một nắm ngọn mang hoa của lá kinh giới (kinh giới tụy) đem sao nóng già, sau đó gói gọn vào khăn xô mềm, chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị nổi mề đay. Các bạn cũng có thể lấy cây kinh giới tươi hoặc khô (gồm cả hoa, lá, thân và rễ) nấu với nước để tắm hàng ngày. Thực hiện cách chữa mề đay bằng lá kinh giới liên tục trong 4 ngày chắc chắn tình trạng ngứa sẽ thuyên giảm rõ rệt.

Chữa mề đay bằng kinh giới
Chữa mề đay bằng kinh giới

Trị mề đay bằng lá lốt

Cách 1: Chuẩn bị 40-50 gam lá lốt tươi, rửa sạch, giã nát. Sau đó, dùng hỗn hợp này đắp lên vùng da bị ngứa do mề đay. Để tinh chất của lá lốt thẩm thấu vào sâu trong da 30 phút rồi rửa sạch lại bằng nước mát. Để đạt hiệu quả cao, nên áp dụng cách này mỗi ngày.

Cách 2: Chuẩn bị 50 gam lá lốt, rửa sạch, đun sôi cùng với 3 lít nước. Dùng nước lá lốt vừa đun để tắm, phần bã chà xát nhẹ nhàng lên vùng viêm da cơ địa để giảm các triệu chứng ngứa, sưng đỏ.

Chữa mề đay bằng lá lốt
Chữa mề đay bằng lá lốt

Những lưu ý khi tắm cho người bị mề đay mẩn ngứa

  • Các vùng da bị mẩn ngứa do mề đay đều rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương vì thế khi tắm tuyệt đối không chà xát mạnh gây nhiễm trùng da
  • Tắm với nước ấm vừa phải, không quá nóng, không quá lạnh
  • Các loại lá tắm cần được chọn lọc cẩn thận, chỉ sử dụng những loại lá tắm rõ nguồn gốc xuất xứ, nếu sử dụng lá tắm có nhiều dư lượng thuốc trừ sâu có thể làm bệnh mề đay trở nên trầm trọng hơn
  • Tùy theo cơ địa mỗi người sẽ có những phản ứng khác nhau với từng loại lá tắm, các phương pháp trên không phải đạt hiệu quả 100% với tất cả mọi người
  • Sau khi tắm lá xong, bạn cần tắm lại bằng nước sạch, lâu khô người và mặc các loại quần áo vải mềm, thấm hút mồ hôi
  • Thời gian tắm chỉ kéo dài từ 10 đến 15 phút, mỗi ngày chỉ tắm một lần để không làm mất độ ẩm của da
  • Tuyệt đối không dùng các loại sữa tắm, xà phòng tắm để tắm chung với nước lá, các thành phần hóa học trong sữa tắm sẽ làm tình trạng mẩn ngứa nặng hơn
Những lưu ý khi tắm cho người bị mề đay
Những lưu ý khi tắm cho người bị mề đay

Việc dùng các loại lá cây có sẵn trong tự nhiên nấu nước tắm đều là kinh nghiệm dân gian, được nhiều thế hệ áp dụng làm tại nhà, tuy nó có hiệu quả nhưng không thể trị tận gốc của bệnh mề đay. Cũng chưa có bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào chứng minh được công dụng của phương pháp tắm lá trị mề đay, vì vậy, khi bệnh trở nên nặng hơn, bạn hãy tìm đến các cơ sở Y tế để có pháp đồ điều trị phù hợp nhất.