Âm Đạo: Cấu Tạo, Chức Năng & Những Điều Thú Vị Về Cô Bé

Thực tế cho thấy nhiều người vẫn vô cùng ngại ngùng khi nhắc đến vấn đề mang tên “âm đạo”. Bộ phận nằm ngay trên cơ thể người phụ nữ và giữ nhiều vai trò quan trọng tuy nhiên những bí mật thú vị về nó lại ít người biết đến. Đối với chị em, việc hiểu về cơ thể mình và đặc biệt là cấu tạo âm đạo thực sự là cần thiết. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết về vấn đề này để bạn nắm rõ hơn.

Tổng quan về cấu tạo âm đạo

Hình ảnh & cấu tạo âm đạo nữ giới
Hình ảnh & cấu tạo âm đạo nữ giới

Là chị em phụ nữ, chúng ta nên hiểu đúng về cấu tạo của cô bé, đặc biệt là cấu tạo âm đạo để chăm sóc đúng cách cũng như thấu hiểu những vấn đề liên quan xung quanh. So với các loại động vật khác, âm đạo ở người có cấu tạo phức tạp hơn do đó được tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng hơn.

Vậy thực ra âm đạo và cấu tạo âm đạo là gì? Âm đạo ở con người chính là phần ống và phần mô cơ của bộ phận sinh dục nữ, có dạng đường kênh, bắt đầu kéo dài từ âm hộ cho đến tử cung. Âm đạo là nơi kinh nguyệt sẽ chảy ra theo định kỳ và cũng là nơi cho phép xảy ra quan hệ tình dục hay sinh sản.

Hình dạng, kích thước và vị trí âm đạo

Vị trí cấu tạo của âm đạo trong bộ phận sinh dục nữ
Vị trí cấu tạo của âm đạo trong bộ phận sinh dục nữ

Cấu tạo âm đạo có dạng hình ống dẹt với độ đàn hồi rất tốt. Thông thường, kích thước chiều dài của âm đạo người trưởng thành trong khoảng từ 8 – 10cm, chiều rộng từ 2 – 3cm. Tuy nhiên theo nhiều nghiên cứu mới nhất kết luận rằng, cấu tạo âm đạo không có hình dạng hay một kích thước cố định. Hai yếu tố này phụ thuộc phần nhiều vào độ tuổi, chiều cao… Trong trường hợp bị kích thích, có tác động đi vào của dương vật hoặc sau quá trình sinh để, âm đạo có xu hướng giãn nở ra.

Âm đạo là cơ quan sinh dục ngoài của người phụ nữ . Vị trí cụ thể là nằm giữa trực tràng và bàng quang, nằm phía trên của cửa hậu môn và nằm bên dưới so với lỗ niệu đạo và môi nhỏ.

Cấu tạo âm đạo chi tiết

Cấu tạo âm đạo ngay phần đầu ống là màng trinh. Theo nghiên cứu, màng trinh vẫn chưa được xác định chính xác là giữ chức năng gì trong hệ thống sinh dục của nữ. Nó là một loại màng sinh học rất mỏng, có cấu tạo khá đa dạng. Trên màng trinh có chứa một lỗ rất nhỏ do đó có thể đảm bảo được máu kinh đi ra ngoài mỗi lúc đến kỳ. Sau khi quan hệ tình dục, dương vật xâm nhập vào đồng nghĩa với việc màng trinh cũng sẽ mất đi hay nói cách khác là bị rách.

Chiếm 1/3 đầu ống của âm đạo là vị trí có dấu hiệu nhô lên, nơi có chứa rất nhiều các dây thần kinh nhạy cảm người ta gọi là điểm G. Phụ nữ khi bị tác động vào đúng điểm G sẽ bị kích thích cực mạnh, hưng phấn và bắt đầu lên đỉnh.

Cấu tạo âm đạo ở khu vực thành là các mô cơ có dạng hình lưới và trơn, có chứa rất nhiều các dây thần kinh nhạy cảm. Càng đi sâu vào bên trong, mật độ các dây thần kinh càng dày đặc do đó độ nhạy cảm cũng tăng lên. Đó là lý do tại sao khi dương vật càng tiến sâu vào trong thì nàng càng bị kích thích và sung sướng. Cụ thể cấu tạo chi tiết của thành âm đạo khi đi từ trong ra ngoài bao gồm:

  • Lớp niêm mạc gồm biểu mô dạng vảy.
  • Lớp cơ (sợi cơ trơn) cùng với bó sợi dạng tròn được chứa trong các sợi dọc.
  • Lớp mô Adventitia liên kết với bên ngoài.
Mô hình cấu tạo cơ quan sinh dục nữ và âm đạo
Mô hình cấu tạo cơ quan sinh dục nữ và âm đạo

Niêm mạc âm đạo có các nếp gấp Rugae, ở phần thứ ba của cơ quan, các nếp gấp này xuất hiện một cách rõ ràng hơn từ đó giúp âm đạo có thể co giãn, thay đổi kích thước. Nhiệm vụ của vùng niêm mạc chính là tiết ra các dịch nhờn tự nhiên có tác dụng bôi trơn và làm sạch hệ thống âm đạo. Từ đó chúng ngăn chặn được sự xâm nhập từ các loại vi khuẩn có hại gây viêm nhiễm. Tại vị trí mặt bên trong của âm đạo, nơi bao quanh khu vực cổ tử cung được chia thành Fornix trước, Fornix sau, Fornix bên trái, Fornix bên phải.

Phần cuối của âm đạo được nối liền với tử cung và đi thông qua khu vực cổ tử cung và cùng đồ. Tại đây, các cơ sắp xếp ngang có tác dụng co bóp cực mạnh. Đi kèm với đó, phần dưới của cấu tạo âm đạo có tuyến Bartholine. Đây là nơi sản sinh ra loại chất nhờn kích thích, có tác dụng bôi trơn âm đạo, giúp cho quá trình quan hệ được dễ dàng và sung sướng hơn.

Xem ngay Top các sản phẩm se khít âm đạo tốt nhất hiện nay

Đặc điểm sinh lý của âm đạo phụ nữ

Đặc điểm sinh lý âm đạo chịu sự tác động từ một loại nội tiết tố nữ tiết ra từ buồng trứng có tên là nội tiết tố Estrogen. Trong giai đoạn sinh sản, nồng độ nội tiết tố Estrogen trong cơ thể người phụ nữ ở trạng thái ổn định nhất do đó làm cho âm đạo luôn ẩm ướt. Trong khi đó, phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh sẽ có nồng độ Estrogen thấp và suy giảm mạnh. Đó là lý do tại sao họ thường phải đối mặt với viêm âm đạo, viêm nhiễm nhiều hơn.

Trong môi trường ẩm ướt của âm đạo luôn luôn tồn tại cả hai loại vi khuẩn gồm vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Khi một trong hai loại vi khuẩn này có xu hướng hoạt động mạnh hơn sẽ ức chế và kiểm soát loại còn lại. Khi sự xâm nhập của vi khuẩn có hại quá lớn sẽ gây ra nhiều căn bệnh phụ khoa đáng lo ngại.

Vị trí điểm G trong cấu tạo âm đạo
Vị trí điểm G trong cấu tạo âm đạo

Ngoài ra, bạn cần biết âm đạo luôn ẩm ướt là do dịch tiết ra từ các biểu mô có trong thành âm đạo hoặc ống cổ tử cung. Thời điểm dịch tiết ra nhiều là lúc chị em có dấu hiệu rụng trứng. Sau thời gian rụng trứng, lượng dịch này sẽ bắt đầu ít đi và thậm chí là không còn. Nên phân biệt rõ với khí hư, dịch tiết thông thường hoàn toàn không có mùi khó chịu, hay gây tình trạng ngứa, rát…

Những bệnh liên quan đến âm đạo

Âm đạo giữ vai trò quan trọng trong hệ thống sinh dục nữ. Do đó việc bạn hiểu đúng về âm đạo là vô cùng cần thiết để từ đó biết cách chăm sóc tốt nhất. Tất nhiên âm đạo cơ cơ chế tự làm sạch và loại thải chất bẩn tuy nhiên nếu như bạn không biết cách chăm sóc, hoặc do lý do khách quan, âm đạo vẫn rất có thể nhiễm bệnh. Dưới đây là một số bệnh lý liên quan đến âm đạo mà bạn nên biết:

Viêm âm đạo

Biểu hiện viêm âm đạo
Biểu hiện viêm âm đạo

Theo nghiên cứu, hầu như tất cả các chị em phụ nữ đều đã từng gặp phải viêm âm đạo. Đó là khi bạn có cảm giác vùng kín của mình luôn ngứa ngáy tiết dịch với mùi khó chịu, màu bất thường, kèm máu hoặc cảm giác đau khi quan hệ. Nếu như không điều trị kịp thời tình trạng sẽ nặng hơn và gây ra nhiều bệnh nguy hiểm hơn. Âm đạo phụ nữ gặp phải viêm nhiễm do sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, nấm, trùng roi có hại trong các điều kiện thuận lợi cho chúng. Lúc này bạn phải liên hệ và tìm đến bác sĩ phụ khoa để được điều trị kịp thời. Đồng thời bạn cũng nên chủ động phòng tránh bằng cách:

  • Vệ sinh vùng kín đúng cách, không nên dùng tay thụt rửa hay đưa hóa chất vào bên trong âm đạo.
  • Quan hệ tình dục an toàn, vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ để tránh sự xâm nhập của các loại vi khuẩn có hại.
  • Không nên tự ý dùng các loại thuốc kháng sinh, nước hoa vùng kín, thuốc nội tiết tố làm mất cân bằng pH âm đạo.
  • Hạn chế sự can thiệp của các thủ thuật ngoại khoa.

Xem thêm. TOp các thuốc đặt se khít vùng kín chuyên gia khuyên dùng

Khô âm đạo

Nguyên nhân khô âm đạo
Nguyên nhân khô âm đạo

Cấu tạo âm đạo luôn luôn cho phép tiết dịch nhờn để bôi trơn. Tuy nhiên với nhiều người, dịch tiết ra không đủ gây nên tình trạng khô rát âm đạo. Từ đó bạn luôn phải chịu cảm giác đau đớn khi quan hệ tình dục, quan hệ không mang lại khoái cảm… Nguyên nhân chính là do sự rối loạn nội tiết tố nữ Estrogen, do căng thẳng, hoặc mất cân bằng sự tiết dịch trong môi trường âm đạo. Với tình trạng này, bạn có thể tìm đến với các loại gel bôi trơn để quan hệ tình dục được thỏa mãn hơn. Tuy nhiên về lâu dài bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được điều trị dứt điểm và an toàn.

Trên đây là toàn bộ thông tin về cấu tạo âm đạo. Hy vọng qua bài viết bạn đã có thêm thật nhiều kiến thức mới và hữu ích cho mình. Chúc bạn luôn luôn khỏe mạnh và có đời sống chăn gối hạnh phúc!

Xem thêm: