Bệnh chàm thể tạng: Nguyên nhân, triệu chứng cách điều trị hiệu quả

Chàm thể tạng là một bệnh về da do cơ địa phổ biến hiện nay. Đây là bệnh da liễu thường gặp ở trẻ em tuy nhiên cũng có thể xuất hiện ở nhiều nhóm tuổi khác nhau. Bệnh gây nên những cơn ngứa làm ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của người bệnh. Hiện nay, các phương pháp điều trị chỉ nhằm mục đích ngăn cản ức chế các triệu chứng của bệnh mà chưa thể chữa trị dứt điểm. Để có thể bảo vệ mình tránh khỏi căn bệnh này thì đừng bỏ qua các thông tin trong bài viết này.

Chàm thể tạng là gì?

Hình ảnh bệnh chàm thể tạng
Hình ảnh bệnh chàm thể tạng

Chàm thể tạng hay còn có tên gọi khác là bệnh viêm da thể tạng, viêm da cơ địa hay eczema thể địa. Bệnh thường có một số triệu chứng điển hình như gây khô da, bong tróc vảy và ngứa ngáy.

Bệnh có thể tái phát nhiều lần nếu có điều kiện thích hợp và có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào. Tuy nhiên, trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc phải căn bệnh này nhất.

Bệnh tuy không nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, nếu như không có biện pháp chăm sóc và điều trị kịp thời phù hợp người bệnh có thể đối mặt với những biến chứng khó lượng khác có thể xảy ra.

Triệu chứng chàm thể tạng

Triệu chứng bệnh chàm thể tạng ở từng trường hợp là khác nhau, tuy nhiên hầu hết các trường hợp mắc bệnh thường bị phát ban cấp tính và xuất hiện các mảng da bị viêm đỏ. Một số trường hợp da có thể bị phồng rộp, rỉ ra dịch từ bên trong và chúng có thể trở nên dày hơn, khô và vô cùng ngứa ngáy.

Đối với từng trường hợp sẽ có những cách nhận biết khác nhau như:

Triệu chứng chàm thể tạng ở trẻ sơ sinh

  • Da khô, bong vảy kèm theo đó là xuất hiện những vết xước nhỏ ở khu vực bệnh.
  • Vùng da bị chàm có thể phát triển nhanh, mạnh và lây sang các vùng da lân cận khác.
  • Phần má của trẻ sơ sinh thường là nơi đầu tiên bị chàm, sau đó lan rộng ra các vùng da khác như chân, tay…
  • Một số trẻ còn có thể bị chàm ở phần mông, nơi mặc tã lót gây nên bệnh hăm tã.

Triệu chứng chàm thể tạng ở trẻ em

  • Các dấu hiệu thường xuất hiện cục bộ, da của trẻ lúc này có hiện tượng mẩn đỏ, dày hơn và lan ra các vùng cổ tay, khuỷu tay, mắt cá chân và đầu gối.
  • Một số trường hợp nghiêm trọng hơn còn có thể làm ảnh hưởng tới bộ phận sinh dục của trẻ.

Dấu hiệu chàm thể tạng ở trẻ trong độ tuổi đi học

  • Bệnh thường xuất hiện ở các khuỷu tay, đầu gối. Ngoài ra các bộ phận nhạy cảm khác cũng có nguy cơ mắc bệnh cao như mí mắt, dái tay, da đầu…
  • Một số trẻ có thể xuất hiện mụn nước ngứa cấp tính ở lòng bàn tay, ngón tay và bàn chân.
  • Ngoài ra, cũng có những trường hợp người bệnh có dấu hiệu viêm da các hình đồng xu rải rác trên cơ thể, chuyển sang màu đỏ, khô và ngứa nên nhiều người thường nhầm lẫn đây là bệnh chàm đồng tiền.

Triệu chứng ở người trưởng thành

  • Vùng da bị bệnh thường xuất hiện trên diện rộng, trở nên dày khô và lichen hóa nghiêm trọng hơn so với trẻ em.
  • Bệnh có xu hướng trở thành giai đoạn mãn tính, khó điều trị và thường xảy ra ở mắt, mí mắt hoặc các nếp gấp trên cơ thể.
  • Các vùng da bị chàm có xu hướng dày, khô và ngứa dữ dội hơn, có thể bị phồng rộp, bong tróc da và chảy mát gây nhiều đau đớn.

Nguyên nhân gây chàm thể tạng

Cho đến thời điểm hiện tại các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể xác định được cụ thể nguyên nhân chính gây nên loại chàm này là gì. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bác sĩ có nhiều năm trong thăm khám và điều trị căn bệnh này có biết, đa số chàm thể tạng do các yếu tố sau tác động và hình thành:

  • Dị ứng: Dị ứng là việc cơ thể phản ứng thái quá khi hệ miễn dịch bị tác động bởi những tác nhân bên ngoài. Điều này đã tạo một cơ hội cho các loại vi khuẩn, nấm xâm nhập và gây nên những bệnh lý về da và một trong số đó chính là bệnh chàm này.
Làn da dễ bị kích thích, dị ứng cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh chàm thể tạng
Làn da dễ bị kích thích, dị ứng cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh chàm thể tạng
  • Di truyền: Theo nhiều nghiên cứu, khảo sát cũng chỉ ra rằng, bệnh chàm thể tạng có thể do di truyền gây nên. Nếu trong gia đình có bố mẹ mắc bệnh thì con sinh ra có khả năng cao mắc phải căn bệnh này.
  • Khuyết điểm hàng rào bảo vệ da: Có một số bằng chứng cho thấy rằng bệnh viêm da cơ địa thường có liên quan đến các bất thường của hàng rào bảo vệ da hoặc hệ thống miễn dịch. Những khiếm khuyết này sẽ làm tăng tính thẩm của da và giảm chức năng kháng khuẩn từ đó cũng khiến cho người bệnh dễ mắc phải loại chàm này hơn.
  • Do hệ miễn dịch kém: Đối với trẻ sơ sinh, việc thiếu hoặc bị rối loạn các tế bào bạch cầu trong quá hình phát triển hệ thống miễn dịch có thể làm tăng nguy cơ mắc chàm thể tạng.
  • Khí hậu không phù hợp: Khí hậu ẩm ướt và lạnh là điều kiện thích hợp cho bệnh xuất hiện và phát triển.
  • Giới tính: Bệnh chàm thể tạng này còn phụ thuộc vào một phần giới tính. Bởi theo nhiều nghiên cứu và thống kê cho thấy rằng phụ nữ sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với nam giới.
  • Yếu tố tâm lý: Người lớn và cả trẻ em nếu như thường xuyên căng thẳng cũng có nguy cơ mắc bệnh chàm này cao hơn so với các trường hợp khác.

Chàm thể tạng có nguy hiểm không?

Chàm thể tạng là một bệnh lý ngoài da mãn tính và không gây ảnh hưởng tới tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, nếu như không có biện pháp xử lý và chăm sóc phù hợp có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Gay hen suyễn hoặc viêm mũi dị ứng:
  • Ngứa mãn tính và hình thành các vảy da:
  • Nhiễm trùng da:
  • Ảnh hưởng tới tâm lý xã hội

Bị chàm thể tạng nên làm gì?

Đối với những người mắc phải loại chàm này nên đi thăm khám bác sĩ ngay. Nên lựa chọn các cơ sở y tế, bệnh viên da liễu uy tín để được thăm khám và chuẩn đoán bệnh một cách chính xác nhất. Sau đây là một số lưu ý cho bệnh nhân viêm da cơ địa:

  • Người bệnh nên thực hiện đúng theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra và có biện pháp chăm sóc bản thân đúng cách trong quá trình điều trị.
  • Vệ sinh thân thể mỗi ngày, thời gian tắm tốt nhất từ 5-10 phút để da không bị khô.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin E và omega 3 để cung cấp độ ẩm cho da từ sâu bên trong.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày cũng là một trong những việc quan trọng mà người bệnh nên làm.
  • Hạn chế ăn các đồ ăn có nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng và rượu bia, đồ uống có cồn…
  • Nên giặt quần áo sao cho sạch sẽ, khô thoáng. Không mặc quần áo quá chật khiến cọ sát với làn da gây ngứa da và đỏ da.

Điều trị chàm thể tạng

Trước khi đưa ra bất cứ phác đồ điều trị nào cho các bệnh nhân thì bác sĩ đều cần phải tiến hành chuẩn đoán để nắm rõ nguyên nhân cũng như mức độ tình trạng của bệnh. Mục đích của việc điều trị này là để ức chế ngăn cản không cho bệnh tiến triển nặng hơn cũng như khắc phục các triệu chứng.

Thuốc trị chàm thể tạng

Sử dụng thuốc trị loại chàm này cũng chỉ có tác dụng ngăn chặn và kiểm soát các chuyển biến của bệnh. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ có thể đưa ra các loại thuốc khác nhau. Thông thường sẽ có kem dưỡng ẩm, thuốc điều trị tại chỗ, thuốc chống dị ứng.

Kem dưỡng ẩm cho da:

Việc dưỡng ẩm giúp cải thiện những triệu chứng như đỏ rát, ngứa, khô ráp,bong tróc từ da. Người bệnh có thể dưỡng da ẩm bằng các loại kem theo chỉ định của bác sĩ.

Dùng thuốc steroids điều trị tại chỗ:

Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng của bệnh để kê toa thuốc steroid phù hợp với người bệnh. Tuy nhiên, nhược điểm của thuốc là có thể gây nên một số tác dụng phụ. Vì vậy, bạn cần phải hết sức thận trọng sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc kháng sinh histamine:

Ngoài các loại thuốc nêu trên thì bác sĩ cũng có thể kê thuốc kháng sinh histamine. Nhóm thuốc này cải thiện các triệu chứng khá tốt nhưng người bệnh cũng chỉ nên sử dụng khi thực sự cần thiết.

Thuốc chống dị ứng:

Trong một số trường hợp thì người bệnh sẽ được sử dụng thuốc dị ứng. Nhóm thuốc này có tác dụng khắc phục các triệu chứng ngứa hoặc viêm.

  • Thuốc dùng cho trẻ em: Atarax, Phenergan, Chlorpheniramin
  • Thuốc dùng cho người lớn: Prima, Femstil, Zyrtec, Semprex, Telfast

Tất cả những loại thuốc này đều phải thực hiện đúng theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ.

Quang trị liệu

Phương pháp quang trị liệu trong chữa trị chàm thể tạng
Phương pháp quang trị liệu trong chữa trị chàm thể tạng

Phương pháp này chỉ được áp dụng trong một số trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng. Bác sĩ sẽ chiếu tia UVB hoặc UVA lên vùng da của người bệnh trong khoảng 2-3 phút và 2-3 lần mỗi tuần. Mỗi liệu trình điều trị có thể mất đến vài tháng.

Phương pháp này mang lại hiệu quả cao nhưng khá tốn kém và có thể gây nên một số tác dụng phụ nghiêm trọng. Chính vì vậy, trước khi thực hiện bạn nên tìm hiểu thật kỹ và tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ để tránh gặp phải những rủi ro không mong muốn.

Điều trị bệnh toàn thân

Nếu trong các trường hợp bệnh có chuyển biến nặng, lan rộng ra toàn cơ thể thì bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị toàn thân.

Bác sĩ sẽ kê các loại thuốc có tác dụng kiểm soát triệu chứng như Prednison và Prednison, Corticosteroid. Nhóm thuốc Azathioprine, Methotrexate, Ciclosporin, Mycophenolate có tác dụng ức chế hệ miễn dịch. Các nhóm thuốc dùng điều trị toàn thân này hiệu quả cao nhưng có thể gây một số tác dụng phụ nguy hiểm. Vì vậy, người bệnh chỉ nên cân nhắc và sử dụng theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn.

Cách chữa chàm thể tạng tại nhà

Ngoài việc sử dụng thuốc tây để trị căn bệnh này đối với những trường hợp nhẹ thì người bệnh có thể điều trị tại nhà bằng các cách dân gian rất đơn giản nhưng cũng cho hiệu quả cao. Dưới đây là một số bài thuốc trị chàm thể tạng mà bạn có thể tham khảo và áp dụng:

  • Dùng muối trị bệnh chàm thể tạng

Muối có tính sát khuẩn cao không chỉ vậy muối còn giúp làm tăng độ ẩm cho da. Vì vậy, người bệnh có thể sử dụng muối để điều trị bệnh chàm thể tạng.

Cách thực hiện:

Pha thêm muối vào nước ấm hàng ngày của bạn rồi ngâm mình khoảng 20 phút.

Tắm lại bằng nước sạch sau đó lau khô người bằng khăn mềm.

Bôi kem dưỡng ẩm cho da hoặc bạn có thể dùng dầu dừa để thay thế.

Áp dụng 2-3 lần một tuần để thấy được hiệu quả của bệnh chàm này.

  • Dùng dầu dừa trị chàm thể tạng

Dầu dừa là một trong những kháng khuẩn tự nhiên đồng thời chứa một lượng axit béo tích cực đặc biệt là hàm lượng vitamin E đồi dào. Với các dưỡng chất có trong dầu dừa sẽ giúp dưỡng ẩm cho da và làm giảm nhanh các triệu chứng bong tróc, khô da và mang lại một làn da mềm mại cho người bệnh.

Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần rửa sạch tay, lau khô sau đó bôi đầu dừa lên tay. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng dầu dừa để nấu ăn, cho vào thức ăn hàng ngày để dưỡng da từ bên trong.

  • Dưa chuột trị chàm thể tạng
Dưa chuột chữa bệnh chàm thể tạng
Dưa chuột chữa bệnh chàm thể tạng

Quả dưa chuột có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất giúp tăng chất kháng viêm, làm mềm da. Vì vậy, dưa chuột rất thích hợp để điều trị chàm thể tạng.

  • Cách thực hiện đơn giản như sau:
  • Bạn nên rửa sạch trái dưa chuột sau đó cắt thành từng lát mỏng.
  • Vệ sinh vùng da bị chàm sạch sẽ, dùng lát dưa chuột vừa cắt đắp lên da.
  • Để yên trong khoảng 10-15 phút thì rửa lại bằng nước sạch.

Thực hiện 3-4 lần một tuần để mang lại hiệu quả chữa bệnh tốt nhất.

Bị chàm thể tạng kiêng gì?

Khi bị bệnh chàm thể tạng nếu như để lâu rất khó chữa và bệnh dễ tái phát. Để có thể hỗ trợ trong quá trình điều trị bệnh thì người bệnh nên tránh một số thực phẩm cũng như đồ uống sau đây:

  • Thức ăn dễ gây dị ứng: Khi mắc bệnh chàm này người bệnh tốt nhất nên tránh xa các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như nhộng tằm, sữa bơ, tôm, cua, ghẹ… bởi chúng có thể khiến cho bệnh trở nên trầm trọng hơn.
  • Thực phẩm nhiều axit: Thực phẩm chứa nhiều axit đều không tốt cho những người mắc bệnh chàm thể tạng. Đặc biệt phải kể tới những món ăn lên muối chua như cà muối, cải chua, kim chi…
  • Một số loại thịt và trứng: Khi bị viêm da cơ địa, bạn nên hạn chế ăn thịt và trứng trong bữa ăn hàng ngày của mình. Các đồ ăn này dễ gây nên những cơn ngứa, nổi mề đay, da mẩn đỏ, dày lên khó chịu.
  • Nhóm chất béo chuyển hóa: Chất béo chuyển hóa làm tăng các chất cholesterol xấu, làm tăng nguy cơ tim mạch, béo phì, viêm nhiễm. Do đó, người bệnh chàm thể tạng cũng nên tránh các loại thức ăn nhiều dầu mỡ như đồ chiên, rán, bánh ngọt, thức ăn nhanh như khoai tây chiên, gà rán, trứng, sandwich và bánh quy bơ, kem…
  • Kiêng các loại đồ uống có chứa chất kích thích: Một số loại đồ uống có chứa chất kích thích cũng nằm trong danh sạch viêm da cơ địa kiêng gì, đồ uống có thể kể đến như bia, rượu, nước ngọt có ga.
  • Hạn chế tiếp xúc với hóa chất, chất tẩy rửa: Nếu bạn đang bị chàm thể tạng muốn bệnh nhanh khỏi, không tái phát ngoài việc hạn chế các nhóm đồ ăn, thức uống nêu trên thì cần phải tránh xa các loại hóa chất, chất tẩy rửa độc hại như nước rửa bát, dầu gội, sữa tắm, xà phòng…
  • Cần thận trọng khi sử dụng mỹ phẩm: dị ứng với mỹ phẩm cũng là một trong những nguyên nhân có thể gây nên tình trạng chàm thể tạng. Do vậy, người bệnh cần phải thận trọng khi sử dụng các loại mỹ phẩm này.

Bị chàm thể tạng nên ăn gì?

Có một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp cho người mắc bệnh chàm cải thiện các triệu chứng đồng thời suy giảm bệnh tình. Dưới đây là một số thực phẩm loại thức ăn tốt cho những người đang bị chàm thể tạng:

Thực phẩm chứa vitamin nhóm B:

Đối với những người bị bệnh chàm, thì các loại vitamin B có trong chuối, quả óc chó, đậu phong, đậu đỏ, hạt điều, gạo lứt…sẽ giúp cho làn da khỏe mạnh hơn, giảm thiểu tình trạng da khô, da bong tróc… Thậm chí vitamin nhóm B còn tham gia vào các hoạt động tiêu diệt gốc tự do, phòng tránh bệnh ung thư da.

Thực phẩm có chứa nhiều vitamin A: Đối với những người bị chàm thể tạng nên ăn các nhóm thực phẩm có chứa nhiều vitamin A như lươn, trứng vịt lộn, gan gà, gan bò, gan lợn, cá chép, bí ngô, ớt chuông, cà rốt, khoai lang,…

Thực phẩm chứa vitamin E: Đối với những người mà bị bệnh chàm thể tạng thì vitamin E được xem như vị cứu tinh của làn da. Người bệnh chàm này nên ăn loại thực phẩm giàu vitamin E sau: quả ô liu, giá đỗ, quả bơ, quả đu đủ, rau cải, hạt hướng dương, …

Trên đây là những thông tin về bệnh chàm thể tạng từ nguyên nhân, triệu chứng nhận biết, mức độ nguy hiểm cho tới các phương pháp điều trị. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp hiểu thêm về bệnh và có hướng điều trị phù hợp. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết cụ thể hơn.