Bệnh chàm tổ đỉa có lây không? Có chữa khỏi được không?

Bệnh tổ đỉa khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu, ngứa ngáy. Còn người đối diện sẽ phải dè chừng bởi sợ bị lây, bị mắc bệnh khi tiếp xúc. Vậy, bệnh tổ đỉa là gì? Chứng bệnh này có nguyên nhân từ đâu và bệnh tổ đỉa có lây không? Bài viết này sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về căn bệnh ngoài da này.

Bệnh tổ đỉa có lây không?

Nhiều người vẫn hay gọi tổ đỉa trên da là ghẻ nước. Thế nhưng, thực chất bệnh tổ đỉa là một dạng bệnh da liễu phổ biến. Nó còn được gọi với tên khác là chàm tổ đỉa.

Triệu chứng của bệnh xuất hiện sớm, gây cảm giác hơi nóng và ngứa ở tay. Nhất là khu vực ngón tay, kẽ bàn tay, lòng bàn chân, mu bàn chân. Càng gãi càng cảm thấy ngứa rồi xuất hiện mụn nước. Các mụn này có thể mọc rải rác hoặc thành từng đám. Chứng bệnh có thể lan rộng ra nhiều khu vực khác trên cùng một cơ thể. Tuy nhiên, bệnh tổ đỉa có lây hay không thì cần phải xét về nguyên nhân gây bệnh.

Bệnh tổ đỉa có lây không
Bệnh tổ đỉa không bị lây khi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp

Hiểu rõ tác nhân đó, mọi người sẽ có phương pháp phòng bệnh, điều trị bệnh hiệu quả:

  • Bị tổ đỉa do bị nhiễm trùng đường ruột hoặc nhiễm trùng đường hô hấp. Từ đó, vi khuẩn Proteus xâm nhập, kích thích phản ứng từ cơ thể. Trên da xuất hiện các nốt ngứa, mụn nước.
  • Nguyên nhân do người bệnh bị nấm kẽ chân.
  • Có sự phản kháng do dị ứng với một hoặc một vài thành phần trong thuốc, hóa chất.
  • Do cơ thể tiết nhiều mồ hôi, rối loạn chức năng nội tiết, sự căng thẳng thần kinh,…
  • Mắc bệnh tổ đỉa do di truyền.

Cũng thông qua đó, người bệnh có thể an tâm bởi vì bệnh tổ đỉa không thể lây lan cho người khác qua tiếp xúc. Người ngoài cũng không nên vì thế mà kì thị, xa lánh người đang bị bệnh. Chàm tổ đỉa tuyệt đối không lây dù có tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp.

Bệnh tổ đỉa có lây từ mẹ sang con hay không?

Đã có nhiều trường hợp phụ nữ mang thai và bị tổ đỉa. Điều đó khiến cho người mẹ vô cùng lo lắng, không biết bệnh chàm tổ đỉa có lây cho con không. Chính xác là bệnh tổ đỉa có thể di truyền từ mẹ sang con. Theo một số khảo sát, người có bố, mẹ hoặc ông bà từng bị tổ đỉa thì nguy cơ mắc căn bệnh này cũng cao hơn. Đây là hiện tượng di truyền.

Bị tổ đỉa khi mang thai
Bệnh tổ đỉa có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác

Do đó, trong quá trình mang thai, nếu bị bệnh tổ đỉa cần đến gặp ngay bác sĩ. Bằng kiến thức chuyên khoa, bác sĩ sẽ giúp người bệnh giải quyết nỗi lo này. Ít nhất là giúp mẹ bầu giảm đi được những triệu chứng khó chịu. Ngăn chặn nguy cơ gây bội nhiễm, nhiễm trùng cho da của người mẹ. Dĩ nhiên, bác sĩ cũng chọn giải pháp nào an toàn nhất cho cả mẹ và bé.

Bệnh tổ đỉa có chữa được không?

Tổ đỉa là một trong số những thể của Eczema ở giai đoạn lâm sàng. Vì là chứng bệnh ngoài da nên tác hại đầu tiên đó là gây mất thẩm mỹ. Tiếp đến, mụn nước xuất hiện làm cho da đau rát, ngứa cực kỳ khó chịu. Tương tự như các loại chàm da, bệnh tổ đỉa rất khó chữa trị nếu dùng sai phương pháp. Bệnh hoàn toàn tái đi tái lại nhiều lần, trở thành mãn tính bất cứ lúc nào.

Mặc dù bệnh tổ đỉa không đe dọa tới tính mạng người bệnh. Thế nhưng, không được để căn bệnh này kéo dài dai dẳng, gây ảnh hưởng lớn tới đời sống, sinh hoạt hàng ngày. Nghiêm trọng hơn nữa là xuất hiện tình trạng bội nhiễm trên da. Bệnh tổ đỉa sẽ được loại bỏ nếu thực hiện những phương pháp điều trị tích cực.

1. Điều trị bằng thuốc bôi ngoài da

Hiện nay, để người bệnh hiểu rõ hơn chàm tổ đỉa có lây không và có chữa trị được không. Ở các cơ sở Y tế có rất nhiều thông tin tuyên truyền về chứng bệnh ngoài da này. Sau khi đã hiểu chính xác, tổ đỉa không thể lây từ người này sang người khác. Người bệnh sẽ được tư vấn về cách chữa trị. Đầu tiên, sử dụng các loại thuốc bôi do bác sĩ kê đơn.

Thuốc bôi chữa bệnh tổ đỉa
Sử dụng thuốc bôi chữa tổ đỉa cần đúng chỉ dẫn

Thuốc bôi ngoài da có tác dụng giảm ngứa, giảm lan rộng nhanh chóng. Đồng thời, thành phần có trong thuốc tiêu diệt vi khuẩn trên bề mặt da và trọng dịch từ mụn nước. Làm cho bề mặt da khô lại, bong vảy và hồi phục. Thuốc bôi phổ biến nhất như: Thuốc kháng Histamin tổng hợp, thuốc corticoid, kháng sinh và thuốc kháng nấm.

2. Chữa tổ đỉa bằng một số phương pháp dân gian

Một số mẹo dân gian có thể khắc phục bệnh tổ đỉa hiệu quả. Với các loại lá cây, nguyên liệu tự nhiên. Cách làm này đem tới hiệu quả tốt nhưng cần thời gian đợi thuốc tác dụng. Bên cạnh đó, phương pháp dân gian chỉ thích hợp với những người bị tổ đỉa ở giai đoạn đầu. Triệu chứng của bệnh còn nhẹ.

Người bệnh sử dụng lá trầu không đề vò trên tay, rửa tay với nước đun từ lá mướp đắng, vệ sinh vùng da bị tổ đỉa cùng nước muối, chữa tổ đỉa bằng tỏi,… Tất cả các phương pháp này đều giúp người bệnh giảm ngứa và hồi phục trong thời gian gần nhất. Trường hợp bị tổ đỉa tái đi tái lại nhiều lần thì cần đến cơ sở Y tế kiểm tra. Bác sĩ chuyên khoa da liễu có chỉ định tốt nhất cho người bệnh.

3. Bài thuốc Đông y chữa tổ đỉa

Cũng có những bài thuốc Đông y dùng để chữa bệnh tổ đỉa rất hữu hiệu. Sự kết hợp giữa thảo dược tự nhiên hạn chế tối đa nguy cơ của tác dụng phụ, phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng. Thanh lọc, làm mát cơ thể, đào thải độc tố để tránh bệnh ngoài da. Thành phần dược chất trong thuốc Đông y cũng đẩy lùi triệu chứng bệnh tổ đỉa nhanh chóng.

4. Dùng thuốc uống điều trị bệnh tổ đỉa

Ở một số trường hợp nhất định, người bệnh phải dùng đến thuốc uống điều trị. Loại thuốc, liều dùng và cách sử dụng phải tuân thủ chỉ định từ bác sĩ da liễu. Thường thì công dụng chính của thuốc là: Giảm ngứa, trị viêm nhiễm trên da, chống bội nhiễm, tăng cường phục hồi từ biểu bì.

Bệnh tổ đỉa có lây không
Bệnh tổ đỉa có thể điều trị khỏi nếu áp dụng đúng phương pháp

Tuy nhiên, thuốc uống có thể sẽ để lại một vài tác dụng phụ. Vì thế, tuyệt nhiên không được phép sử dụng tùy ý. Mỗi loại thuốc còn có chống chỉ định cho từng đối tượng. Nếu dùng đúng thuốc gây dị ứng thì tình trạng của bệnh ngày càng trầm trọng hơn.

Cách phòng bệnh chàm tổ đỉa

Cho tới hiện tại, vẫn chưa có một báo cáo nào về nguyên nhân chính xác gây ra tổ đỉa ở trên da. Mới chỉ có những khảo sát, nghiên cứu về nhóm đối tượng có nguy cơ bị tổ đỉa cao nhất. Từ đó, người bệnh sẽ hiểu được đâu là lý do khiến bệnh ngoài da này xuất hiện. Đồng thời tìm ra phương án phòng bệnh tối ưu:

  • Duy trì một thói quen sống lành mạnh để giảm đi căng thẳng, áp lực cho hệ thần kinh.
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, không mặc chung quần áo với người khác. Cơ thể ra nhiều mồ hôi thì phải thay quần áo mỗi ngày 2 lần.
  • Khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào cũng phải tuân thủ hướng dẫn từ bác sĩ. Dị ứng thuốc cũng là nguyên nhân lớn gây ra bệnh tổ đỉa.
  • Ăn uống điều độ, bổ sung đủ nước, vitamin C, D, E, K, chất xơ. Thành phần này có nhiều trong rau xanh, trái cây, nước lọc. Tìm hiểu thêm xem tổ đỉa kiêng ăn gì để mau hồi phục, tránh xa những thực phẩm đó.
  • Ngủ đủ giấc để tinh thần được thoải mái, giảm mệt mỏi.
  • Khi đã bị bệnh tổ đỉa không được phép tự ý mua thuốc uống, thuốc bôi. Hạn chế gãi để bệnh không lây lan sang khu vực khác.

Trên đây là đáp án cho câu hỏi bệnh tổ đỉa có lây không, bệnh chàm tổ đỉa có chữa được không. Như vậy, người bệnh có thể an tâm vì bệnh này không lây qua tiếp xúc. Dễ dàng chữa trị nếu như áp dụng đúng phương pháp, kiên trì thực hiện.