Bệnh tổ đỉa ở mông: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Bệnh tổ đỉa ở mông khiến người bệnh gặp rất nhiều phiền toái. Không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu con ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Vậy nguyên nhân của bệnh tổ đỉa là gì? Các dấu hiệu của bệnh và cách điều trị như thế nào cho hiệu quả? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Bệnh tổ đỉa ở mông là gì?

Tổ đỉa ở mông là tình trạng vùng da dưới mông tích tụ mầm bệnh gây ngứa ngáy khó chịu. Biểu hiện là những mụn nước nhỏ nổi lên ở phần mông. Bệnh còn có tên gọi khác là chàm da, nấm á sừng hay ezema. Tùy vào mức độ mà bệnh tổ đỉa sẽ có tên gọi khác nhau. Do đó, có rất nhiều người nhầm lẫn bệnh tổ đỉa với các bệnh lý da liễu khác.

Bệnh tổ đỉa ở mông gây khó chịu
Bệnh tổ đỉa ở mông gây khó chịu

Hầu hết những người mắc bệnh tổ đỉa sẽ có biểu hiện ở tay chân hay các vùng khác trên cơ thể. Tổ đỉa ở mông rất ít gặp nhưng cũng có một số người mắc bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Gây tâm lý lo lắng, mất tự tin trong sinh hoạt và giao tiếp hàng ngày.

Nguyên nhân gây ra tình trạng tổ đỉa ở mông

Bệnh tổ đỉa xuất hiện do nhiều nguyên nhân
Bệnh tổ đỉa xuất hiện do nhiều nguyên nhân

Có khá nhiều nguyên nhân xuất hiện tổ đỉa ở mông, dưới đây là các tác nhân thường gặp:

  • Dị nguyên: do người bệnh thường xuyên tiếp xúc với các và các chất độc hại. Hoặc cũng có thể do ngồi lên những vật gây nguy hiểm trong khoảng thời gian dài.
  • Di truyền: khi trong gia đình có thành viên bị bệnh, thì những người khác cũng có nguy cơ mắc bệnh. Trường hợp cả cha và mẹ đều bị tổ đỉa thì nguy cơ của bị bệnh của con là 41%. Trường hợp bị tổ đỉa do di truyền bệnh dễ chuyển thể mãn tính.
  • Dị ứng: cũng có thể do cơ địa có tiền sử dị ứng thực phẩm, thời tiết,… Khi sức đề kháng suy yếu sẽ tạo điều điện thuận lợi cho nấm bệnh tổ đỉa ở mông phát triển.
  • Cơ địa nhạy cảm: một số người có cơ địa quá nhạy cảm cũng là nguyên nhân khiến bệnh tổ đỉa bùng phát. Khi tiếp xúc với khói bụi, phấn hoa hay lông động vật,… sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh. Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại sữa tắm chứa hóa chất độc hại cũng chính là tác nhân gây bệnh.

Ngoài ra, còn có số nguyên nhân khác do như mệt mỏi, căng thẳng làm giảm sức đề kháng. Việc vệ sinh thân thể không đảm bảo khiến nấm bệnh tấn công gây bệnh tổ đỉa.

Dấu hiệu của bệnh tổ đỉa dưới mông

Giống như bệnh tổ đỉa ở các bộ phận khác trên cơ thể, tổ đỉa dưới mông cũng có các triệu chứng tương tự.

Dấu hiệu dễ biết nhất là trên vùng da mông xuất hiện các mụn nước li ti màu trắng đục. Các mụn nước này có lớp sừng trên bề mặt khá dày. Theo thời gian chúng sẽ teo dần và chuyển sang màu vàng. Trường hợp bệnh nặng, vùng mông sẽ chảy dịch có màu vàng. Gây ra hiện tượng đau rát hay ngứa ngáy khó chịu.

Triệu chứng của bệnh tổ đỉa
Triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Sau một khoảng thời gian các nốt mụn nước sẽ có hiện tượng bong tróc, tạo ra lớp vảy trên da. Vùng da bị tổn thương sẽ có màu hồng, ngứa và khó chịu. Nếu dùng tay gãi sẽ khiến bệnh lan rộng hơn, mức độ ngứa cũng tăng theo. Đồng thời, tăng nguy cơ nhiễm trùng, sưng hạch bạch huyết và gây sốt cao.

Trường hợp các mụn nước bệnh tổ đỉa chuyển sang trắng đục và sưng tấy thì người bệnh cần lưu ý. Đây có thể là dấu hiệu của tình trạng bội nhiễm và gây nguy hiểm.

Các dấu hiệu của tổ đỉa ở mông khá giống rôm sảy hay viêm da. Do đó, khi có biểu hiện của bệnh nên đến các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám. Tránh để lâu khiến bệnh thêm nặng gây khó khăn trong việc điều trị. Bệnh tuy không nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại gây ra rất nhiều phiền phức trong sinh hoạt hàng ngày. Khiến người bệnh khó chịu, khó khăn trong việc ngồi và có khả năng lây lan. Gây ảnh hưởng đến tâm lý của người mắc bệnh.

Phương pháp điều trị dứt bệnh tổ ở mông

Hiện nay, phương pháp điều trị bệnh tổ đỉa là tập trung vào các triệu chứng của bệnh. Nhằm làm giảm tình trạng và ức chế sự phát triển của bệnh. Tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ áp dụng phác đồ điều trị phù hợp. Hai phương pháp được áp dụng phổ biến trong trị bệnh tổ đỉa là điều trị tại chỗ và toàn thân. Cùng tìm hiểu sâu hơn về các liệu pháp điều trị này nhé.

1. Điều trị tại chỗ

  • Sử dụng thuốc tím pha loãng với nước theo tỉ lệ 1/10.0000 rồi ngâm vùng da bị bệnh vào dung dịch. Việc này sẽ làm giảm tình trạng ngứa ngáy, khó chịu và sát khuẩn da.
  • Tùy thuộc theo nguyên nhân gây bệnh mà các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Mỗi tác nhân gây bệnh sẽ có một loại thuốc tương ứng cho người bệnh.
  • Nếu nguyên nhân gây nên bệnh là nấm với biểu hiện là mụn nước thông thường sẽ dùng BSI 1 – 3% bôi da. Hoặc có thể sử dụng thuốc chống nấm Nizoral để điều trị mụn.
  • Do dị ứng sẽ sử dụng các loại thuốc có thành phần corticoid  để bôi ngoài da.
  • Tổ đỉa ở mông do nhiễm khuẩn sẽ có các mụn nước phình to, chứa mủ. Cách điều trị sẽ chọc để lấy hết mủ ra ngoài, sau đó bôi thuốc Eosine, Milian để chống làm mủ trở lại.
  • Khi những phương pháp trên không mang lại hiệu quả sẽ sử dụng liệu pháp ánh sáng. Các bác sĩ sẽ dùng tia tử ngoại kết hợp thuốc để thích lên vùng da bị tổn thương.

2. Điều trị toàn thân

Liệu pháp điều trị bệnh tổ đỉa ở mông sẽ tiến hành trong các trường hợp bệnh tổ đỉa ở mức độ nặng. Phương pháp điều trị này nhằm ngăn ngừa sự phát triển của bệnh lan rộng ra khắp cơ thể. Bằng cách sử dụng thuốc chống dị ứng, chống nấm, chống nhiễm khuẩn cho toàn thân khi biết được nguyên nhân gây bệnh. Một số trường hợp tổ đỉa nặng sẽ được chỉ định tiêm thuốc botulinum toxin.

Ngoài ra, khá nhiều người cũng áp dụng các phương pháp trị bệnh tổ đỉa từ dân gian tại nhà. Tuy nhiên, việc này cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện. Tránh tình trạng bệnh trở nên viêm nhiễm nặng hơn. Dễ gây tái phát và khó khăn cho việc điều trị dứt điểm.

Những lưu ý khi điều trị bệnh tổ đỉa

Tổ đỉa là bệnh lý dưới da, bệnh dai dẳng và khó điều trị dứt điểm. Để việc điều trị đạt hiệu quả cao, người bệnh cần tuân theo một lối sống lành mạnh và hạn chế các tác nhân gây bệnh.

Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng
Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng

Một số lưu ý người bệnh cần biết:

  • Cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại hiệu quả cao nhất.
  • Căn bệnh này khác nguy hiểm và có khả năng tái phát nhiều lần nên phải theo dõi thường xuyên. Cần kiên trì trong quá trình điều trị, tránh bỏ thuốc chữa giữa chừng khiến bệnh nặng thêm.
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái trong quá trình điều trị. Hạn chế lo âu và căng thẳng bởi nó có thể khiến bệnh trở nên nặng hơn.
  • Không nên ý điều trị tại nhà bằng các bài thuốc tự chế. Theo các mẹo truyền tai được mách lại mà không có sự kiểm chứng của khoa học.
  • Khi sử dụng thêm các loại thuốc bôi ngoài da phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Trong quá trình điều trị bệnh nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường phải thông báo cho bác sĩ điều trị.
  • Nên sử dụng sữa tắm dịu nhẹ có thành phần tự nhiên để tránh dị ứng da. Tránh xa các loại sữa tắm có chứa hóa chất độc hại vì có thể ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh.
  • Mặc các loại trang phục rộng rãi, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt. Không nên sử dụng quần áo ôm sát cơ thể hoặc quá dày để tránh để tiết mồ hôi. Khi thời tiết nóng bức nên tắm rửa và thay trang phục thường xuyên để giữ vệ sinh cho cơ thể.
  • Bị tổ đỉa nên ăn gì? Cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là thực phẩm chứa vitamin C. Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch giúp cơ thể chống lại bệnh tật. Bên cạnh đó, cũng cần uống đủ nước mỗi ngày. Tăng cường thịt, rau xanh, trái cây, sữa… trong khẩu phần ăn.

Cách phòng ngừa tổ đỉa ở mông

Tổ đỉa là bệnh lý về da liễu, dễ tái phát và gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Do đó, cần biết cách phòng ngừa để ngăn chặn bệnh xuất hiện. Dưới đây các biện phòng và ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả.

  • Bệnh tổ đỉa thường phát triển vào mùa xuân và mùa hè. Do đó, nên hạn chế tiếp xúc với các tác nhân dị nguyên để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh.
  • Không nên tiếp xúc với các hóa chất độc hại hay chất tẩy rửa mạnh. Nếu là công việc bắt buộc thì phải có  biện pháp bảo vệ da hợp lý.
  • Sau khi tiếp xúc với nguồn nước bị cần làm sạch cơ thể bằng xà phòng diệt khuẩn. Nhằm loại mọi tác nhân gây bệnh còn bám lại trên da.
  • Chú ý giữ vệ sinh cơ thể tránh để bít tắc vùng da ở mông. Bởi khi da đổ nhiều mồ hôi cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng viêm da. Nên giữ cơ thể luôn sạch sẽ và khô thoáng trong những ngày nóng bức.
  • Tăng cường sức hãy cho cơ thể vào những thời điểm thời tiết giao mùa. Bằng cách bổ sung vào thực đơn hàng ngày các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất. Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm cay nóng, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ. Cẩn trọng trong lựa chọn thực phẩm là hải sản hay đậu phộng.
  • Tránh các loại đồ uống chứa chất kích thích hay cồn. Bởi chúng là đến thực phẩm có khả năng gây ảnh hưởng xấu đến sức đề kháng của cơ thể.
  • Với những người có tiền sử dị ứng nên cẩn trọng trong việc chọn thực phẩm. Đảm bảo không gian sống luôn thoáng mát và sạch sẽ. Hạn chế tiếp xúc với lông động vật hay phấn hoa.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh và khoa học, bố trí thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Tránh để căng thẳng stress kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Nên thường xuyên luyện tập thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Giúp phòng chống hiệu quả các loại bệnh tật.

Trên đây là những thông tin đầy đủ về bệnh tổ đỉa ở mông. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp bạn hiểu thêm về nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh. Đồng thời biết cách phòng chống bệnh viêm da một cách hiệu quả nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *