6 cách chữa mề đay bằng mẹo đơn giản hiệu quả tại nhà

Bên cạnh điều trị mề đay bằng thuốc Tây y, các cách chữa mề đay bằng mẹo dân gian cũng được không ít người quan tâm. Nếu biết sử dụng những bài thuốc Đông y đúng cách, tình trạng ngứa nổi mề đay sẽ giảm đáng kể. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp 6 mẹo trị mề đay tại nhà hiệu quả để bạn tham khảo.

Các cách chữa mề đay bằng mẹo hiệu quả

Dưới đây là 6 mẹo trị bệnh mề đay đơn giản và hiệu quả mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà. Hãy chọn một phương pháp phù hợp nhất với cơ địa và thực hiện đều đặn hằng ngày.

1. Lá bạc hà

Ngoài các tác dụng như điều trị ho, giảm hôi miệng thì lá bạc hà cũng đem lại hiệu quả tốt khi điều trị mề đay mẩn ngứa. Bạn có thể dùng lá bạc hà để nấu nước tắm hoặc chà xát, làm dịu vùng da bị sưng và giảm viêm, ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm. Cách sử dụng bạc hà sẽ có hiệu quả nhất khi điều trị mề đay Cholinergic và do nhiệt độ cao.

Dùng lá bạc hà nấu nước tắm trị mề đay.
Dùng lá bạc hà nấu nước tắm trị mề đay.

Cách nấu nước tắm từ lá bạc hà rất đơn giản. Bạn cần rửa lá với nước muối trước để làm sạch. Sau đó, thả vào nồi nước đun sôi, để khoảng 10 phút rồi tắt bếp. Cuối cùng pha thêm nước lạnh và muối để tắm, sử dụng hằng ngày. Trong khi tắm, bạn có thể chà nhẹ lá bạc hà vào vùng da bị mề đay để giảm ngứa, tiêu viêm.

Dùng bạc hà làm mặt nạ tiêu viêm, giảm mề đay trên vùng mặt hiệu quả như sau:

  • Chuẩn bị lá bạc hà tươi, ngâm nước muối và để ráo
  • Giã nát lá, sau đó thoa trực tiếp lên vùng da bị mề đay, tránh vùng gần mắt
  • Đợi khoảng 3-5 phút rồi rửa sạch.

2. Lá rau má

Chữa mề đay bằng mẹo không thể bỏ qua rau má. Theo Đông y, rau má là nguyên liệu có tính hàn, làm giảm viêm, giải độc và chữa bỏng rất tốt. Bên cạnh đó, trong rau má còn có quercetin, kaempferol là những chất giúp giảm sưng ngứa, ngăn ngừa bội nhiễm và phục hồi da. Dùng lá rau má để chữa mề đay có thể phù hợp với nhiều đối tượng và nguyên nhân khác nhau, nhưng thích hợp nhất cho người mắc bệnh do nhiệt, uống rượu bia hay ăn thực phẩm dị ứng.

Bạn có thể sử dụng rau má để nấu canh với thịt lợn nạc, cách chế biến không khác so với các loại canh khác.

Ngoài ra, bạn cũng có thể điều chế thuốc bôi từ rau má theo các bước sau:

  • Chuẩn bị lá gấc và rau má, mỗi loại 50g.
  • Rửa và ngâm với nước muối, sau đó để ráo
  • Giã nát hỗn hợp lá trên, cho thêm một ít muối
  • Đắp lên vùng da bị mề đay, 2 lần/ ngày, sử dụng hằng ngày

3. Lá hẹ

Lá hẹ cũng là một trong những thảo dược dễ tìm nhưng mang lại tác dụng hiệu quả nổi bật. Sử dụng loại lá này hằng ngày sẽ giúp bạn phục hồi tổn thương da, giảm ngứa, rất tốt cho điều trị bệnh mề đay. Mặt khác, lá hẹ cũng có công dụng trừ thực tích, tán ứ nên phù hợp với người nhiễm bệnh do tiêu hóa thực phẩm lạnh.

Lá hẹ nấu canh là bài thuốc đơn giản nhưng hiệu quả.
Lá hẹ nấu canh là bài thuốc đơn giản nhưng hiệu quả.

Bạn có thể nấu canh lá hẹ cùng nhiều loại thực phẩm khác nhau như thịt hay đậu phụ, trứng, đều mang lại tác dụng rất tốt. Bên cạnh đó, có thể giã lá hẹ làm thuốc bôi theo các bước sau:

  • Rửa sạch lá hẹ và để cho ráo nước
  • Giã nát hẹ để vắt lấy nước
  • Thoa nước lá hẹ lên vùng da bị mề đay sau khi đã làm sạch
  • Đợi khoảng 15 phút và rửa lại bằng nước sạch

4. Gừng tươi

Tính ấm, vị cay nồng có trong gừng tươi sẽ giúp làm giảm viêm, dị ứng và chống ngứa, điều trị hiệu quả bệnh mề đay khi thực hiện thường xuyên. Bạn có thể làm trà gừng mật ong hoặc ngâm gừng tươi để giảm ngứa, ngăn bệnh phát triển nặng hơn.

Cách làm trà gừng mật ong:

  • Thái 1 củ gừng tươi thành lát mỏng và hãm với 300ml nước sôi
  • Đợi khoảng 15 – 20 phút, cho thêm 2 thìa mật ong vào và khuấy đều
  • Nếu mề đay đi kèm thêm những triệu chứng khác như: ho, ngạt mũi,… người bệnh có thể uống thêm nước gừng ấm và ăn một vài lát gừng tươi.

Ngâm gừng tươi cùng muối:

  • Cắt nhỏ hai củ gừng tươi và cho vào 2 lít nước vừa đun sôi
  • Đợi khoảng 3 phút thì cho thêm 2 thìa muối vào nồi
  • Chờ cho nước nguội bớt, sau đó ngâm chân, tay để giảm ngứa
  • Nếu vùng ngứa mề đay đã lan rộng, có thể dùng nước gừng tươi để tắm

5. Lá nha đam

Cũng giống như tác dụng điều trị mụn, nha đam còn hiệu quả trong việc giảm ngứa, giảm sưng nổi sẩn, hiệu quả khi hỗ trợ chữa mề đay. Ngoài ra, sử dụng nha đam thường xuyên còn có thể giúp bạn phục hồi da nhanh chóng. Đây cũng là cách chữa mề đay bằng mẹo được nhiều người lựa chọn nhất.

Dùng nha đam làm gel bôi mỗi ngày trị mề đay.
Dùng nha đam làm gel bôi mỗi ngày trị mề đay.

Có 2 cách để sử dụng lá nha đam giúp điều trị mề đay, dùng ở dạng gel bôi hoặc massage trực tiếp với dầu ô liu. Bạn có thể làm gel bôi nha đam theo các bước sau:

  • Rửa sạch lá nha đam, cắt vỏ và làm sạch mủ vàng bên trong
  • Dùng thìa cạo phần gel nha đam bên trong của cây và bôi vào vùng da bị mề đay
  • Đợi khoảng 15 phút và rửa sạch lại với nước sạch

Massage kết hợp dầu ô liu với nha đam phù hợp với những người da khô hoặc bị kích thích do nhiệt độ lạnh.

  • Dùng 2 gel nha đam với 1 thìa dầu ô liu trộn đều
  • Massage hỗn hợp trên trực tiếp lên da và đợi khoảng 15 phút
  • Rửa sạch lại bằng nước ấm

6. Nước trà xanh

Trà xanh có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, trong đó đặc biệt là điều trị các vấn đề về da như mẩn ngứa, mề đay, phát ban, viêm da dị ứng,… Ngoài ra, vì trà xanh lành tính và ít gây kích ứng nên có thể dùng cho trẻ con và người có cơ địa nhạy cảm. Hai cách phổ biến nhất được áp dụng để chữa mề đay bằng trà xanh là uống trà và tắm.

Cách pha nước trà xanh uống:

  • Dùng lá trà tươi hoặc khô hãm với 300ml nước sôi trong khoảng 10 – 15 phút
  • Uống trực tiếp hoặc thêm mật ong hay nước cốt chanh để uống cùng

Pha nước trà xanh để tắm:

  • Rửa sạch lá trà tươi và cho thêm một nhúm muối biển
  • Đun lá chè với 2 lít nước và đổ ra thau
  • Thêm muối và hòa cùng nước lạnh để tắm

Những điều cần chú ý khi chữa mề đay bằng mẹo

Các phương pháp chữa bệnh trong dân gian hay Đông y luôn đem lại những hiệu quả nhất định khi người bệnh kiên trì thực hiện. Thêm vào đó, điểm cộng của phương pháp này là dễ thực hiện, nguyên liệu rẻ và phổ thông nên có thể tiết kiệm rất nhiều chi phí. Đặc biệt với các bệnh lý về da như mề đay, việc kết hợp với mẹo Đông y sẽ mang lại hiệu quả chữa bệnh nhanh chóng hơn.

Khi chữa mề đay bằng mẹo, cần lưu ý một số vấn đề.
Khi chữa mề đay bằng mẹo, cần lưu ý một số vấn đề.

Tuy nhiên, khi chữa bệnh mề đay bằng mẹo, bạn cần phải lưu ý các vấn đề sau để đảm bảo hiệu quả tốt nhất, tránh việc lạm dụng dẫn đến phương pháp điều trị sai.

  • Các mẹo chữa bệnh bằng thảo dược dân gian chỉ nên là biện pháp hỗ trợ khi kết hợp cùng Tây y, người bệnh không tự bỏ phác đồ điều trị của bác sĩ để chữa theo những phương pháp này.
  • Cơ thể người bị nổi mề đay thường khá nhạy cảm, do đó có thể sẽ bị kích ứng với một số loại thảo dược. Do đó, nên thử dùng ở một vùng da nhỏ và quan sát, nếu có dấu hiệu bất thường nên dừng ngay.
  • Trước khi điều chế thảo dược theo cách được hướng dẫn, nên sơ chế, rửa qua với nước muối. Bước này sẽ giúp loại bỏ các tạp chất bẩn, hóa chất có hại.
  • Không sử dụng cách chữa mẹo bằng thảo dược tại những vùng da có vết thương hở, bội nhiễm hay chảy máu.
  • Không kết hợp nhiều phương pháp chữa trị bằng mẹo cùng lúc, chỉ dùng một mẹo phù hợp. Tránh tối đa yếu tố khiến da bị kích ứng sẽ làm tình trạng bệnh nặng hơn.
  • Tác dụng của mẹo chữa Đông y không giống nhau, trên từng cơ địa của mỗi người sẽ đem lại hiệu quả khác nhau. Vì vậy, khi chọn được phương pháp điều trị phù hợp, hãy kiên trì thực hiện trong thời gian dài.

Trên đây là 6 phương pháp chữa mề đay bằng mẹo đem lại hiệu quả tốt nhất trong Đông y. Những nguyên liệu sử dụng rất phổ biến và dễ tìm kiếm. Bạn nên sử dụng cách điều trị này trong thời gian dài để đạt kết quả tốt nhất.