Chữa trị tổ đỉa bằng lá trầu không là một trong những phương pháp trị bệnh tại nhà được rất nhiều người tin tưởng và áp dụng bởi sự tiện lợi và tính hiệu quả cao mà các bài thuốc mang lại. Bên cạnh đó, lá trầu không không chỉ giúp người bệnh trị dứt điểm mà còn giảm cảm giác khó chịu do tổ đỉa trong quá trình chữa trị.
Mẹo chữa trị tổ đỉa bằng lá trầu không
Theo các nghiên cứu từ đông y, lá trầu không là loại thảo dược lành tính, cay ấm, có tác dụng diệt khuẩn kháng viêm khá tốt. Cụ thể, những hoạt chất có trong tinh dầu của lá trầu không đều có khả năng tiêu diệt và ngăn chặn sự phát triển của các vi nấm có hại gây nên các bệnh về da liễu. Vì thế, lá trầu không thường xuyên được áp dụng trong các bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa theo nhiều cách khác nhau. Cùng điểm qua một số cách chữa tổ đỉa phổ biến bằng lá trầu không nhé.
1. Dùng nước lá trầu không để rửa vết thương
Rửa vết thương được xem là cách chữa tổ đỉa bằng lá trầu không đơn giản nhất mà người bệnh có thể dễ dàng thực hiện tại nhà. Chỉ với một nắm lá trầu không được đun với nước sôi, người bệnh sẽ giảm được triệu chứng ngứa, viêm nhiễm khó chịu khi mắc phải tổ đỉa.

Để ngâm rửa vùng da bị bệnh tổ đỉa với nước lá trầu không, người bệnh nên chọn những chiếc lá xanh tốt, rửa thật sạch trước khi nấu cùng nước. Bước tiếp theo chính là giã nhuyễn lá trầu không để tinh dầu của lá nhanh chóng hòa với nước trong khi nấu. Sau khi loại bỏ xác lá đã nấu, người bệnh dùng nước này rửa và ngâm vết thương bị tổ đỉa trong khoảng thời gian từ 20 phút mỗi ngày và liên tục trong 2 tuần để đảm bảo hiệu quả chữa bệnh.
Lưu ý rằng nước lá trầu không được nấu sôi cần phải để nguội hoặc pha với nước cho đến khi đạt được nhiệt độ thích hợp để tránh gây bỏng cho người bệnh khi ngâm rửa. Phương pháp chữa tổ đỉa bằng nước lá trầu không sẽ mang đến hiệu quả giảm tức thì, thế nên người bệnh nên sử dụng cách này vào buổi tối để có một giấc ngủ ngon.
2. Chữa trị tổ đỉa bằng lá trầu không kết hợp với phèn chua
Bên cạnh những công dụng bất ngờ của phèn chua trong đời sống hằng ngày, nó còn có hiệu quả tốt khi được kết hợp cùng lá trầu không để chữa trị tổ đỉa. Phèn chua là loại muối tinh thể gồm muối sulfat kép của kali và nhôm. Dựa vào các đặc tính hóa học, phèn chua có thể dùng để sát trùng ngoài da, trị các bệnh viêm nhiễm về da liễu, giảm ngứa và khử mùi hôi. Đó nguyên nhân phèn chua được chọn kết hợp với lá trầu không để tăng hiệu quả khi chữa tổ đỉa bằng lá trầu không.

Theo đông y, lá trầu không và phèn chua giúp làm lành vết thương và diệt vi khuẩn nhanh chóng khi chữa trị các bệnh viêm da trong đó có tổ đỉa. Người bệnh thực hiện trị tổ đỉa từ hai nguyên liệu này bằng cách lọc lấy nước nấu lá trầu không và phèn chua chung với nhau. Cụ thể là cho một ít phèn chua vào nồi nước lá trầu không, đun sôi để nguội và dùng để ngâm rửa da bị tổ đỉa.
3. Cách chữa tổ đỉa bằng lá trầu không với muối
Chườm muối giã nhuyễn với lá trầu không là một cách để cải thiện rõ rệt tình trạng ngứa, sưng đỏ tại các vùng da bị tổn thương do vi khuẩn, vi nấm gây nên. Muối có tính sát khuẩn mạnh, từ đó ngăn chặn sự lan rộng của bệnh viêm nhiễm và làm lành vết thương. Thế nên ngoài tác dụng của lá trầu không đã vô cùng nổi tiếng trong việc trị tổ đỉa, người ta còn thường dùng loại thảo dược này chung với muối để thúc đẩy nhanh quá trình trị bệnh.

Trên thực tế có khá nhiều cách kết hợp hai nguyên liệu này lại với nhau để trị tổ đỉa. Tuy nhiên cách đơn giản mà hiệu quả nhất để chữa tổ đỉa bằng lá trầu không là rang lá trầu không giã nhuyễn cùng muối rồi chườm lên vùng da bị tổ đỉa trên cơ thể. Với cách làm này người bệnh cũng cần lưu ý vệ sinh thật kỹ và đảm bảo chườm khi hỗn hợp không còn quá nóng để không làm giảm tính hiệu quả của bài thuốc. Ngoài ra, nếu vết thương bị tổ đỉa đã viêm nhiễm quá nặng, muối rang sẽ gây ra tình trạng rát, bỏng bởi cách làm này chỉ phù hợp khi bệnh tổ đỉa còn trong giai đoạn mới, nhẹ.
4. Trị tổ đỉa bằng lá trầu không và gừng
Trong y học, gừng tươi phổ biến với nhiều nghiên cứu về tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh. Với tác dụng chống nhiễm trùng da, sát khuẩn và ức chế hoạt động của các vi khuẩn gây nên tổ đỉa trên da người, gừng tươi cũng góp mặt trong các nguyên liệu kết hợp cùng lá trầu không chữa tổ đỉa hiệu quả.

Chi tiết cách để sử dụng gừng tươi và lá trầu không trị tổ đỉa:
Dùng nước ép của gừng tươi và lá trầu không giã thật nhuyễn để thoa lên vết thương bị tổ đỉa. Một nắm lá trầu không từ 5 lá sẽ phát huy tác dụng tốt khi kết hợp cùng 1 củ gừng tươi đã bỏ vỏ. Người bệnh chỉ nên thoa nước ép gừng và trầu không trong khoảng 10 phút rồi rửa lại với nước và nên kiên trì mỗi ngày để đạt được kết quả nhanh chóng. Nên sử dụng bông gòn như là vật dụng hỗ trợ khá hợp vệ sinh để thoa nước ép này lên vết thương.
5. Sử dụng rau răm trong bài thuốc chữa trị tổ đỉa bằng lá trầu không
Rau răm là một loại rau không còn xa lạ với tất cả mọi người, nó có thể được tìm thấy ở khu vườn sau nhà hoặc dễ dàng mua ở bất cứ khu chợ nào trong cả nước. Do có đặc tính ấm, rau răm thường được dùng chung với các loại thực phẩm có tính hàn để trung hòa khi kết hợp cùng nhau. Chữa tổ đỉa bằng rau răm với lá trầu không để làm tăng tối đa tác dụng trị bệnh, đặc biệt là bệnh tổ đỉa.

Cách chữa tổ đỉa bằng lá trầu không và rau răm từng bước:
Đầu tiên, người bệnh cần ngâm hai loại nguyên liệu này trong nước muối pha loãng trước khi tiến hành chế biến. Tiếp theo đó, nấu sôi nước cùng rau răm và lá trầu không trên bếp trong thời gian 15 phút. Sau đó chắt lấy nước và ngâm tay chân hoặc vùng da bị tổ đỉa khi nước đã nguội để diệt khuẩn và giúp vết thương mau lành nhanh hơn. Cuối cùng người bệnh nên thấm khô lại bằng khăn bông mềm để kết thúc quá trình.
Phương pháp này giúp người mắc phải tổ đỉa không còn cảm giác ngứa khó chịu đặc trưng của căn bệnh này. Đồng thời loại bỏ vi khuẩn và làm lành vết thương một cách hiệu quả.
Ưu điểm của cách chữa trị tổ đỉa bằng lá trầu không
Bệnh tổ đỉa là bệnh viêm da do vi khuẩn gây nên. Nghiên cứu cho thấy bệnh do nhiều nguyên nhân tác động từ môi trường, cơ địa của mỗi người,…Bệnh này tuy không thật sự nguy hiểm nhưng lại khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu vì ngứa ngáy, mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến sinh hoạt thường nhật.

Trong khi đó, lá trầu không là loại thực vật dễ tìm, dễ trồng tại nhà và mang các dược tính thích hợp để trị tổ đỉa, nổi bật nhất là tính sát khuẩn mạnh nhờ các hoạt chất như allylcatechol, carryophyllen, estragol, methyl eugenol,…. Ngoài ra, lá trầu không còn được các chuyên gia về y học cổ truyền chứng minh rằng nó có khả năng kháng khuẩn tiêu viêm, làm diụ tình trạng ngứa, sưng đỏ, viêm nhễm và lây lan của không chỉ bệnh tổ đỉa mà còn các bệnh về da khác. Thế nên người ta thường dùng lá trầu không làm nguyên liệu của những phương pháp chữa trị tổ đỉa tại nhà.
Cách chữa tổ đỉa bằng lá trầu không được lưu truyền rộng rãi do những hiệu quả tích cực mà nó mang lại. Các phương pháp chữa trị theo đông y luôn xuất phát từ nguyên liệu là thực vật trong tự nhiên nên vô cùng lành tính. Thêm nữa, lại vô cùng tiện lợi khi thực hiện tại nhà. Người mắc tổ đỉa nhưng không muốn dùng thuốc tây để trị bệnh thì đây là một trong những lựa chọn tốt nhất để trị bệnh này.
Một số điều cần lưu ý khi chữa tổ đỉa bằng lá trầu không
Mặc dù cách chữa tổ đỉa bằng lá trầu không khá phổ biến trong giới đông y, nhưng hiệu quả của nó không phải là tuyệt đối. Điều đó còn tùy thuộc vào cơ địa và cách chăm sóc da trong thời gian bị bệnh của mỗi người. Bởi vậy để mang lại hiệu quả cao nhất khi trị tổ đỉa bằng lá trầu không, người bệnh cần phải đặc biệt lưu ý một số điều sau:
1. Đảm bảo vệ sinh
Giữ vệ sinh là vấn đề cực kì quan trọng trong việc chữa tổ đỉa bằng lá trầu không tổ. Khi vết thương tiếp xúc với chất bẩn sẽ khiến vi khuẩn phát triển nhanh và bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, người mắc tổ đỉa muốn chữa dứt điểm căn bệnh này luôn phải chú ý giữ vệ sinh thật sạch.
Người bệnh cần vệ sinh vùng da bị tổ đỉa và cơ thể để ngăn chặn sự bùng nổ của vi khuẩn, giữ cho môi trường sống ngăn nắp, không bụi bẩn và đặc biệt là rửa thật sạch nguyên liệu khi dùng các cách trị bệnh bằng lá trầu không để tránh tác dụng ngược.
2. Tránh các hóa chất trực tiếp
Trong thời gian bị bệnh và chữa tổ đỉa bằng lá trầu không, vùng da bị tổn thương rất nhạy cảm, người bệnh. Bởi vì các phản ứng hóa học xảy ra khi da tiếp xúc với hóa chất đó rất có thể làm tình trạng bệnh càng thêm nặng.
3. Không gây tác động mạnh đến các vết thương bị tổ đỉa
Người bệnh cũng không nên tác động mạnh vào vết thương bằng những động tác như chà xát, gãi, làm vỡ mụn nước gây lở loét và viêm da nặng trong quá trình chữa trị tổ đỉa.
4. Ăn uống hợp lí
Bị tổ đỉa nên ăn gì? Khi điều trị các bệnh về da liễu, người bệnh cần chú ý vấn đề ăn uống, nhất là không ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng, ngứa ngáy để nhanh hồi phục và không để lại sẹo sau khi lành.

5. Không lạm dụng lá trầu không
Cần cẩn trọng khi dùng lá trầu không trị tổ đỉa, tuyệt đối không được sử dụng lá trầu không một cách lạm dụng như dùng trong nhiều giờ liền và dùng với tần suất quá dày đặc để tránh vết thương trở nên nặng hơn.
Trên đây là những cách chữa tổ đỉa bằng lá trầu không mang lại hiệu quả cao nếu người bệnh chọn cách chữa trị bằng các loại thảo dược quen thuộc. Mong rằng người mắc bệnh tổ đỉa sẽ cải thiện được tình trạng bệnh khi dùng lá trầu không để chữa bệnh.
Xem thêm:
- Thuốc trị hắc lào mua ở đâu? loại nào tốt nhất 2022
- Thuốc trị ghẻ mua ở đâu? loại nào tốt nhất hiện nay