Đau dạ dày: Vị trí, Triệu Chứng, Thuốc & Cách Chữa Bệnh Hiệu Quả

Đau dạ dày (đau bao tử) là 1 bệnh lý phổ biến. Bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: chảy máu dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày… gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người mắc bệnh.

Vậy đau dạ dày là gì, đau dạ dày ở đâu, nên ăn gì để giảm đau, khi nào cần đi nội soi dạ dày… tất cả những băn khoăn này của bạn sẽ được Bác Sĩ, Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Hồng Siêm giải đáp chi tiết ngay sau đây.

Đau dạ dày gây ảnh hưởng nhiều đến công việc &sức khỏe của người bệnh
Đau dạ dày gây ảnh hưởng nhiều đến công việc &sức khỏe của người bệnh

Đau dạ dày là gì

Đau dạ dày là hiện tượng dạ dày bị đau khi đói hoặc quá no. Hiện tượng này thường xảy ra kèm theo các triệu chứng khó tiêu, chướng hơi, đầy bụng, buồn nôn, chán ăn…

Nguyên nhân chủ yêu gây đau dạ dày là do lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương dẫn đến viêm loét gây ra hiện tượng đau.

Vị trí đau dạ dày

Chuẩn đoán bệnh dạ dày thông qua vị trí đau
Chuẩn đoán bệnh dạ dày thông qua vị trí đau

Khi bị đau bao tử, người bệnh thường có biểu hiện đau ở 3 vị trí sau:

  • Đau vùng thượng vị: Là đau ở phía trên rốn ngay dưới xương ức, đôi khi là căng tức và lan sang vùng xung quanh như: lưng, ngực.
  • Đau vùng bụng giữa: Là đau ở ngay phần bụng trung tâm (rốn).
  • Đau phía bụng trên, bên trái: Là đau, nóng bụng trên bên trái.

Triệu chứng của bệnh đau dạ dày

Người bị bệnh dạ dày thường có các triệu chứng như:

  • Đau thượng vị: Khu vực thượng vị hoặc bụng trên bên trái thường có dấu hiệu đau nhói, đau âm ỉ thậm chí là đau quặn khi ăn quá no hoặc đói.
  • Đầy bụng: Dạ dày bị tổn thương gây rối loạn tiêu hóa, không tiêu hóa được thức ăn gây đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, bụng luôn khó chịu.
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng: Do thức ăn không được tiêu hóa nên người bệnh cảm thấy chán ăn, ăn không ngon miệng.
  • Giảm cân: chán ăn, đầy bụng, mất ngủ do đau bụng khiến người bệnh sút cân nhanh.

Triệu chứng đau dạ dày cấp

Các triệu chứng của bệnh dạ dày
Các triệu chứng của bệnh dạ dày

Đau bao tử cấp thường có các triệu chứng như sau:

  • Nôn ra máu: Tình trạng này xảy khi lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương sâu dẫn đến chảy máu dạ dày. Khiến máu lẩn trong thức ăn khi người bệnh nôn ra ngoài.
  • Phân màu đen: chảy máu dạ dày dẫn đến máu lẫn thức ăn trong quá trình tiêu hóa, khiến phân đen, có mùi hôi tanh.
  • Buồn nôn, nôn: Dạ dày bị tổn thương không tiêu hóa được thức ăn, khiến thức ăn bị ứ đọng và có xu hướng đẩy ngược ra ngoài.

Vùng bụng chứa nhiều cơ quan nội tạng nên đau bao tử (dạ dày) dễ bị nhầm lẫn với các chứng bệnh khác. Do vậy, khi gặp phải các biểu hiện trên, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị cụ thể.

Nguyên nhân đau dạ dày

5 nguyên nhân trực tiếp gây bệnh dạ dày
5 nguyên nhân trực tiếp gây bệnh dạ dày

Các nghiên cứu cho thấy, nguyên nhân gây bệnh dạ dày rất đa dạng, có thể do một hoặc nhiều yếu tốt khác nhau gây nên. Trong đó có các yếu tố như:

  • Nhiễm khuẩn HP (vi khuẩn Helicobacter pylori).
  • Stress, áp lực, căng thẳng.
  • Lạm dụng thuốc giảm đau.
  • Dạ dày bị tổn thương do dị vật.
  • Uống rượu bia nhiều.
  • Hút thuốc lá.
  • Sử dụng chất kích thích.
  • Ăn uống thiếu khoa học.

Bên cạnh đó những người mắc bệnh sỏi mật, viêm túi thừa, hội chứng ruột kích thích, tụ khí ga… cũng dễ bị bệnh dạ dày.

Những ai dễ mắc bệnh dạ dày

Đau bao tử là một bệnh lý phổ biến, có thể bắt gặp ở mọi độ tuổi, giới tính. Tuy nhiên một số đối tượng dễ mắc bệnh hơn bởi các nguyên nhân sau:

  • Đau dạ dày ở trẻ em: hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, chế độ ăn uống chưa hợp lý, mắc bệnh di truyền hoặc lây nhiêm vi khuẩn Helicobacter pylori từ  người lớn là những nguyên nhân khiên trẻ dễ mắc bệnh dạ dày.
  • Đau dạ dày khi mang thai: thai nhi phát triển khiến cho tử cung bị cao hơn bình thường làm thay đổi vị trí của dạ dày. Từ đó hoạt động tiêu hóa trở nên khó khăn là nguyên nhân chính gây đau dạ dày ở phụ nữ có thai.
  • Đau dạ dày do nghề nghiệp: Thường xuyên phải thức đêm, áp lực công việc, lái xe… cũng khiến nhiều người mắc bệnh tiêu hóa, dạ dày.

Để phòng tránh các bệnh tiêu hóa nói chung và bệnh dạ dày nói riêng người bệnh cần thực hiện 1 chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Phân bổ thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, chánh làm việc ngay sau khi ăn, hạn chế sử dụng rượu bia và các chất kích thích.

Khi nào cần đi nội soi dạ dày

Nội soi dạ dày là phương pháp thăm khám dạ dày, qua đó bác sĩ sẽ xác định được tình trạng dạ dày và các bộ phận khác trong hệ tiêu hóa như thực quản, tá tràng, đại trực tràng…

Hiện nay có một số phương pháp nội soi dạ dày như: nội soi qua đường mũi, nội soi qua đường miệng.

Và câu trả lời cho vấn đề: khi nào cần nội soi dạ dày chính là khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng của bệnh dạ dày như: đau thượng vị, ợ chua, đầy hơi, khó tiêu, đau bụng, buồn nôn và nôn…

Khi đó bạn cần đi nội soi dạ dày để nắm bắt tình trạng sức khỏe bản thân và có hướng điều trị kịp thời. Để được nội soi dạ dày chính xác, bạn nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín, bệnh viện tuyến đầu…

Đau dạ dày nên làm gì

Khi bị đau bao tử bạn có thể áp dụng một số cách xử lý dưới đây để làm giảm cơn đau nhanh chóng:

  • Chườm bụng với muối rang nóng: Muối hạt sau khi đã rang nóng đùm vào khăn sạch, sau đó chườm vào vùng bụng bị đau sẽ có tác dụng giảm các cơn đau nhanh chóng.
  • Năm nghiêng bên trái: Khi nằm nghiêng bên trái thức ăn sẽ tiêu hóa dễ hơn và giúp giảm các triệu chứng đau bao tử hiệu quả.
  • Xoa bụng bằng tinh dầu: Khi bị đau bao tử bạn nên xoa bụng bằng một số loại tinh dầu như: tinh dầu bạc hà, tinh dầu gừng, quế, thì là, dừa… cách làm này sẽ giúp cắt đứt cơn đau nhanh chóng.

Các mẹo chữa đau dạ dày kể trên chỉ có tác dụng làm giảm cơn đau tức thời, không có tác dụng trị bệnh. Do vậy, ngay khi các cơn đau đã thuyên giảm, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị kịp thời. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà.

Đau dạ dày uống gì

Một số loại đồ uống sau đây giúp giảm đáng kể các cơn đau bụng do bệnh dạ dày.

Chườm nóng bằng muối hoặc nước ấm là cách giảm đau dạ dày hiệu quả
Chườm nóng bằng muối hoặc nước ấm là cách giảm đau dạ dày hiệu quả
  • Uống mật ong với bột nghệ: Trong mật ong có chứa chất kháng viêm chống khuẩn. Nghệ có chứa hoạt chất Curcumin có tác dụng chữa lành vết thương rất tốt. Vì vậy, theo kinh nghiệm dân gian thì khi bị bệnh dạ dày, bạn chỉ cần uống mật ong pha với bột nghệ sẽ giúp giảm đau bao tử rất hiệu quả.
  • Uống nước ép lá bạc hà: Lá bạc hà có tác dụng đào thải độc tố, chữa lành vết thương, giảm đau, hỗ trợ tiêu hóa nhanh chóng. Vì vậy khi bị đau bao tử bạn chỉ cần uống ngay một ly nước cốt bạc hà pha loãng sẽ giúp giảm đau hiệu quả.
  • Uống nước muối pha loãng: Cách làm này sẽ giúp giảm co thắt dạ dày, giảm đau bao tử nhanh chóng. Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý không nên uống quá nhiều nước muối một lúc. Hãy uống nước muối từ từ từng ngụm nhỏ.
  • Uống mật ong pha nước ấm: Nếu không có bột nghệ pha kèm mật ong thì cách giảm đau dạ dày đơn giản nhất là bạn hãy pha mật ong với cốc nước ấm để uống. Cách làm này sẽ giúp giảm đau ngay lập tức.

Ngoài 4 cách trên, còn rất nhiều cách chữa đau dạ dày tại nhà khác. Tuy nhiên, như đã nói các cách này không giúp điều trị bệnh dạ dày triệt để. Do vậy bạn vẫn nên đi khám bác sĩ.

Đau dạ dày ăn gì

Khi bị bệnh đau dạ dày nên ăn gì để giảm đau là bang khoăn của nhiều người bệnh. Lời khuyên của chung tôi là: bạn nên ăn một số loại thực phẩm dưới đây để cải thiện tình trạng bệnh:

  • Ăn táo, hành tây, cần tây: Đây là các loại thực phẩm có tác dụng ngăn chặn dạ dày bị nhiễm trùng đồng thời chống oxy hóa mạnh mẽ.
  • Ăn bông cải xanh cũng là cách trị đau dạ dày hữu hiệu vì bông cải xanh có tác dụng kháng viêm rất tốt.
  • Ăn tỏi giúp kháng khuẩn, cải thiện hệ tiêu hóa, giàu chất chống oxy hóa.
  • Uống nước trà xanh mỗi ngày để cải thiện hệ tiêu hóa, chống oxy hóa, phòng ngừa bệnh dạ dày, cải thiện triệu chứng đau hiệu quả.
  • Ngoài ra, khi bị đau bao tử bạn nên ăn những thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa, giàu chất xơ. Ăn thực phẩm chứa ít chất béo, chứa protein lành mạnh để điều trị các chứng bệnh về tiêu hóa.
  • Uống trà cam thảo cũng là cách chống viêm, trị đau bao tử ngăn ngừa virux, chống khối u hiệu quả.

Đau dạ dày uống thuốc gì

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc chữa đau dạ dày được quảng cáo với công dụng hiệu quả bất ngờ. Dưới đây là một số loại thuốc chữa đau bao tử được nhiều người lựa chọn hiện nay.

Thuốc dạ dày chữ P

Thuốc dạ dày chữ P
Thuốc dạ dày chữ P

Thuốc dạ dày chữ P là loại thuốc có tác dụng kháng acid. Nguồn gốc xuất xứ thuốc dạ dày chữ P màu vàng là từ Pháp.

Thành phần chính của thuốc dạ dày chữ P là Aluminum phosphate. Thành phần này có tác dụng làm giảm lượng acid dư thừa trong dạ dày và đảo thải nhanh chóng qua đường tiêu hóa. Từ đó người bệnh sẽ giảm nhanh các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, trào ngược dạ dày.

Thông thường các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc cho người bị bệnh viêm dạ dày mãn tính, viêm thực quản, dạ dày dư acid, tá tràng, dạ dày bị viêm loét…

Thuốc dạ dày chữ Y

Thuốc dạ dày chữ Y
Thuốc dạ dày chữ Y

Thuốc dạ dày chữ Y có thành phần chính là Yumangel – một loại hóa dược Almagate có tác dụng làm giảm các triệu chứng bệnh dạ dày, trào ngược dạ dày. Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả, kiểm soát tối đa lượng acid trong dạ dày.

Theo công bố của nhà sản xuất thuốc có tác dụng điều trị bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng, chống ợ nóng, ợ chua, ngăn chặn tình trạng buồn nôn, nôn, trào ngược dạ dày…

Thuốc dạ dày Nhất Nhất

Thuốc dạ dày Nhất Nhất
Thuốc dạ dày Nhất Nhất

Thuốc dạ dày Nhất Nhất được chiết xuất từ nhiều loại dược liệu quý như: bán hạ, cam thảo, chè dây, cam khương, khương hoàng, mộc hương, trần bì… đây đều là những loại thảo dược có tác dụng tốt trong điều trị bệnh dạ dày.

Thuốc Nhất Nhất thường được bác sĩ chỉ định sử dụng trong các trường hợp như: điều trị viêm, loét dạ dày tá tràng, đau thượng vị, đầy bụng, khó tiêu, ợ chua, ợ nóng, dạ dày khó chịu, rối loạn tiêu hóa…

Ngoài ra trên thị trường có rất nhiều loại thuốc dạ dày khác. Tuy nhiên trước khi mua và sử dụng bất cứ loại thuốc hay thực phẩm chức năng nào. Người bệnh nên đi khám và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Đau dạ dày kiêng gì

Khi bị đau bao tử người bệnh nên kiêng ăn, uống những thực phẩm sau đây để tránh tình trạng bệnh nặng hơn:

Người mắc bệnh dạ dày không nên ăn gì
Người mắc bệnh dạ dày không nên ăn gì
  • Không uống rượu bia, hút thuốc lá.
  • Không uống nước có gas.
  • Không uống sữa trong thời gian điều trị.
  • Không ăn các loại gia vị cay nóng.
  • Không ăn các đồ ăn có tính axit chua như chanh, khế, cam, bưởi, me, giấm, mẻ…vv.
  • Không ăn các loại thức ăn thô, cứng, khó tiêu hóa như: thịt nhiều gân sụn, cóc, ổi, táo…
  • Không ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn như: giò chả, lạp xưởng, thịt xông khói, xúc xích…

Trên đây là một số thông tin chi tiết về bệnh đau dạ dày. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát về bệnh đau bao tử. Nếu cần tư vấn thêm về bệnh dạ dày, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *