Bệnh ho khan: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị

Ho khan là biểu hiện của bệnh gì, mức độ nguy hiểm thế nào, cách điều trị nào hiệu quả? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu và có cách điều trị.

Ho khan thường gây ra nhiều phiền toái cho cuộc sống và sức khỏe của bệnh nhân như khàn giọng, mất giọng, ho dai dẳng kéo dài ảnh hưởng đến tâm lí, khiến cơ thể suy nhược và có thể là nguyên nhân dẫn đến các bệnh khác. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách trị ho khan hiệu quả ngay sau đây nhé.

Ho khan là gì

Ho khan là tình trạng ho nhưng không có đờm, dai dẳng lâu ngày mà không khỏi. Việc này không chỉ làm cuộc sống sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân bị ảnh hưởng mà còn khiến mất ngủ, dẫn đến chán ăn, mệt mỏi, cơ thể suy nhược.

Ho khan (ảnh minh họa)
Ho khan (ảnh minh họa)

Nguyên nhân ho khan

Có rất nguyên nhân gây bệnh ho khan. Đó có thể là do tác động bên ngoài hoặc là nguyên nhân bệnh lí từ bên trong. Nắm được nguyên nhân chính xác sẽ giúp người bệnh có cách chữa ho khan kịp thời và phù hợp. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ho thường gặp nhất:

Do thời tiết

Thời tiết, khí hậu, áp suất không khí thay đổi đột ngột, thường là chuyển từ nóng sang lạnh sẽ khiến cơ thể không kịp phản ứng, và gây ra các cơn ho. Vì vậy, vào mùa thu, đông thì mọi người sẽ dễ bị ho khan hơn là vào các mùa còn lại.

Cũng có nguyên nhân khác đó là do vào mùa lạnh, nhiều người không chú ý việc giữ ấm, dẫn đến cơ thể bị cảm và bị ho khan.

Do ô nhiễm môi trường

Sống trong môi trường không khí có nhiều khói độc, bị ô nhiễm như khói xe, khói thuốc lá, khói than,… cũng là nguyên nhân gây bệnh ho nói chung và ho khan nói riêng, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ, là những người có sức đề kháng và hệ miễn dịch kém.

Ô nhiễm môi trường là một trong những nguyên nhân gây ho khan
Ô nhiễm môi trường là một trong những nguyên nhân gây ho khan

Do thực phẩm

Một số người, đặc biệt là trẻ nhỏ, rất dễ bị dị ứng với một loại thực phẩm nào đó, ví dụ như cá, tôm, cua, sữa, các loại hạt,… gây ra các cơn ho. Càng lớn thì có thể bệnh sẽ ít bị hơn vì lúc này cơ thể dần thay đổi và hoàn thiện.

Bên cạnh đó, người hút thuốc lá, thường xuyên uống rượu, bia, đồ uống có cồn, sử dụng chất kích thích sẽ có nguy cơ mắc bệnh ho khan cao hơn người bình thường.

Do vật hít vào

Có 2 loại vật hít vào đó là đặc dị tính và phi đặc dị tính. Vật đặc dị tính là những thứ có sẵn trong tự nhiên như hạt bụi, phấn hoa, nấm mốc, lông động vật và các loại tương tự. Khá nhiều người bị dị ứng với phấn hoa, lông chó, lông mèo nên khi hít phải dễ bị ngứa, và có thể dẫn đến những cơn ho khan.

Vật phi đặc tính là những thứ như axit sulfuric, sulfur dioxide, clo và ammonia. Ngoài ra, do nghề nghiệp mà người bệnh có thể hít phải các vật khác như chất diisocyanate tolylene, phthalic anhydride, etylen diamin, penicillin, protease, amylase, lụa,…cũng gây kích thích đường hô hấp.

Do vi khuẩn hoặc virus cúm

Hầu hết các bệnh liên quan đến đường hô hấp, trong đó có ho khan đều do virus, vi khuẩn tấn công cơ thể mà hình thành.

Vi khuẩn hoặc virus cúm cũng gây ho không đờm
Vi khuẩn hoặc virus cúm cũng gây ho không đờm

Khi tiếp xúc với người bệnh, bạn dễ hít phải các loại virus, vi khuẩn gây bệnh trong không khí. Chúng xâm nhập và làm tổn hại các biểu mô đường hô hấp, làm cho đường hô hấp có phản ứng tăng lên, kích thích gây ra cơn ho.

Do nguyên nhân bệnh lí

Bệnh trào ngược dạ dày, viêm phế quản cấp tính, phổi tắc nghẽn, suy tim, sử dụng thuốc hạ huyết áp thuộc nhóm ức chế men chuyển và một số biến chứng khác về đường hô hấp là những nguyên nhân khiến bạn có thể mắc bệnh ho khan.

Trong trường hợp này, khi chữa ho khan, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ để có thể chữa trị triệt để đồng thời những bệnh lí liên quan.

Xem thêm: TOP 10 thuốc xịt họng giảm ho hiệu quả

Triệu chứng bệnh ho khan

Triệu chứng bệnh ho khan không nhiều và khá giống với các loại ho khác nên người bệnh cần chú ý để có cách chữa bệnh kịp thời, hiệu quả nhất.

  • Khi bị ho khan ở giai đoạn đầu, bạn sẽ vẫn cảm thấy khỏe mạnh bình thường, không bị khó thở hay tức ngực do ho không kèm theo đờm.
  • Các triệu chứng thường gặp nhất đó là ngứa cổ họng và ho khan, ho liên tục hoặc ho từng cơn, thời gian ho kéo dài nhiều ngày liền không thuyên giảm khiến cổ họng bị đau rát. Đối với những người thường xuyên phải nói nhiều như giáo viên, MC, ca sĩ nếu kông hạn chế nói thì tình trạng bệnh sẽ càng nặng hơn. Việc không điều trị kịp thời thì bạn sẽ bị khàn giọng, thậm chí là mất giọng.
  • Người bệnh thường ho nhiều về đêm, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ cũng như những người xung quanh. Vì vậy mà cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, cáu gắt do thiếu ngủ.
  • Càng để lâu thì tình trạng bệnh càng nặng hơn, ngực co thắt dẫn đến tức ngực khi ho. Bệnh thường không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại khiến cuộc sống, công việc của bạn bị ảnh hưởng rất nhiều.

Cách trị ho khan

Ho khan là một căn bệnh khá phổ biến, tuy nhiên mức độ nặng nhẹ tùy thuộc vào từng người. Nhiều người khi nhiễm bệnh ở giai đoạn đầu chủ quan không đi khám cũng không tìm cách trị phù hợp dẫn đến tình trạng bệnh nặng.

Cũng có người lại tự ý mua thuốc trị ho khan về uống khi chưa có ý kiến của bác sĩ. Những loại thuốc trị ho này cũng là một trong những cách chữa bệnh nhưng lại có thể có tác dụng phụ, nếu uống nhiều hay uống sai chỉ dẫn dễ gây ra tình trạng phụ thuộc vào thuốc hoặc nhờn thuốc.

Thực ra, nếu không có điều kiện đến khám bác sĩ để được kê đơn thuốc trị ho khan chính xác thì bạn nên lựa chọn một cách chữa ho khan an toàn hơn mà hiệu quả không kém gì dùng thuốc đó là trị ho khan từ những nguyên liệu thiên nhiên. Chúng tôi sẽ chỉ cho bạn một số cách chữa nhanh chóng, dễ làm và tiết kiệm kinh tế.

Trứng gà nấu đường trắng trị ho khan

Nhiều người có suy nghĩ khi bị ho không nên ăn đồ tanh như trứng, cá, gà,… Điều này không sai nhưng không phải hoàn toàn đúng. Món ăn trứng gà nấu đường trắng là một cách trị ho khan đơn giản từ dân gian vô cùng hiệu quả và có thể sử dụng được cho cả trẻ nhỏ, phụ nữ có thai.

Trứng gà nấu đường trắng trị ho
Trứng gà nấu đường trắng trị ho

Nguyên liệu chuẩn bị: 1 quả trứng gà ta, dầu thực vật (tốt nhất là nên dùng dầu lạc), 2 thìa café đường trắng.

Cách làm: Nấu sôi nửa cốc nước, sau đó cho thêm khoảng 1-2 thìa café dầu ăn, 2 thìa café đường, quấy cho đường tan rồi đập trứng gà vào và nấu sôi lên.

Cách sử dụng: Ăn 2 lần sáng sau khi thức dậy và tối trước khi đi ngủ. Nên ăn nóng khi mới nấu xong. Duy trì liên tục khoảng 3-4 ngày là sẽ khỏi bệnh .

Củ cải nấu mật ong chữa ho khan

Mật ong từ lâu đã nổi tiếng là phương thuốc trị ho hiệu quả do mật ong có khả năng diệt khuẩn, làm dịu cổ họng, cung cấp khoáng chất làm tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Củ cải trắng có vị cay ngọt, tính mát, có tác dụng giải nhiệt sinh tân, giúp tiêu đờm, ngừa ho. Hai loại thực phẩm này kết hợp với nhau thì sẽ làm ẩm phổi, từ phong và ngừa ho, là cách trị ho tại nhà hiệu quả.

Củ cải nấu mật ong chữa ho
Củ cải nấu mật ong chữa ho

Nguyên liêu: củ cải trắng 1kg, quả lê 1kg, gừng tươi 250g, sữa 250g, mật ong 250g.

Cách làm: Quả lê gọt vỏ, bỏ hạt, củ cải, gừng tươi rửa sạch thái nhỏ, đem say nhuyễn, sau đó vắt lấy nước. Đổ nước củ cải, nước lê vào nồi, nấu đến sôi thì bớt lửa lại, nấu tiếp cho đến khi đặc dính thì cho nước gừng, sữa, mật ong vào quấy đều và đun sôi lại. Khi nguội cho vào lọ đậy kín dùng dần.

Cách dùng: mỗi lần một thìa canh pha vào nước nóng để uống, ngày 2 lần.

Giấm ăn trị ho khan tại nhà

Là một loại gia vị quen thuộc trong nhà bếp nhưng ít người biết sử dụng giấm ăn như một cách chữa bệnh ho khan nhanh chóng, giúp họng hết ngứa, làm giảm cơn ho ngay lập tức.

Giấm ăn trị ho khan tại nhà
Giấm ăn trị ho khan tại nhà

Cách làm: cho một ít dấm trắng đủ uống vào nồi đun sôi, rồi để nguội bớt và uống.

Lưu ý: Phương pháp chữa ho bằng giấm trắng không dành cho những người bị bệnh xương khớp, lá lách yếu. Không nên uống giấm khi đói vì có thể làm đau dạ dày. Ngay sau khi trị ho khan khỏi thì phải ngưng vì có thể làm hỏng răng, gây bệnh dạ dày.

Quất hấp trị bệnh ho khan

Theo đông y, quất có tác dụng thông phổi, kiện tỳ, trừ đờm, trị ho. Theo khoa học, trong quất chứa nhiều vitamin A,C,B1, B11, kẽm,… làm tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Do đó mà quất có khả năng chữa ho khan hiệu quả cho cả trẻ em và người lớn. Ngoài ra, cũng có thể dùng tinh dầu quất để kích thích long đờm, tống đờm ra ngoài.

Quất hấp trị bệnh ho khan
Quất hấp trị bệnh ho khan

Nguyên liệu chuẩn bị: 10g quất chín, 10g hoa hồng bạch, 10g hạt chanh, 2 thìa café mật ong hoặc một ít đường phèn.

Cách làm: Cho tất cả những nguyên liệu trên vào một chiếc bát rồi hấp cách thủy hoặc hấp trong nồi cơm 20 phút. Sau đó lấy ra nghiền nát, chắt lấy nước để uống. Thực hiện tròng vài ngày cho đến khi khỏi hẳn ho khan.

Rau diếp cá chữa trị ho khan

Diếp cá có vị cay, tanh, tính mát, được coi là thần dược điều trị ho khan, ho gió, ho có đờm. Ngoài ra còn có thể dùng để chữa sốt rét, ghẻ lở, chốc đầu,… Đây là cách trị ho khan cho bé an toàn, hiệu quả.

Cách trị ho bằng rau diếp cá
Cách trị ho bằng rau diếp cá

Nguyên liệu: 200g rau diếp cá sạch

Cách làm: Diếp cá rửa sạch để ráo nước rồi cho vào cối giã thật nhuyễn. Sau đó đun hỗn hợp vừa giã với nước trong khoảng 20-30 phút, để nhỏ lửa. Thỉnh thoảng đảo cho rau nhừ và chín đều. Bắc ra, để nguội rồi lọc lấy nước và uống.

Cách dùng: có thể uống luôn hoặc hòa thêm chút đường hay mật ong cho dễ uống. Ngày uống 2-3 lần, sau bữa ăn khoảng 1 tiếng, liên tục trong vài ngày, đây là bài thuốc chữa ho khan cực công hiệu.

Lưu ý: Những cách trị ho khan này chỉ thích hợp với người bị ho khan ở giai đoạn đầu, khi bệnh chưa quá nặng hoặc với người có sức đề kháng tốt. Với những người có sức đề kháng kém, có bệnh về đường hô hấp, đã dùng các cách trên trong khoảng 1 tuần mà chưa đỡ thì nên đi khám bác sĩ để có cách chữa bệnh ho khan thích hợp.

Phòng tránh bệnh ho khan

Sau khi đã biết các nguyên nhân gây bệnh ho khan thì bạn sẽ dễ dàng có cách để ngăn ngừa căn bệnh này xảy ra. Việc phòng bệnh luôn luôn tốt hơn là để bệnh xảy ra rồi mới tìm cách chữa.

Giữ ấm cơ thể

Việc này không chỉ được thực hiện ở trẻ em, người già mà ngay cả những người lớn khỏe mạnh cũng cần lưu ý. Các bộ phận cần đặc biệt chú ý đó là cổ, ngực, tay chân. Khi đi ngủ thì nên đi tất để không bị lạnh chân, ngăn ngừa bệnh ho khan.

Không tắm nước lạnh vào mùa thu đông, không tắm sau 11 giờ để tránh cơ thể bị nhiễm lạnh. Chú ý khi di chuyển từ môi trường lạnh sang nóng hoặc ngược lại để tránh bị sốc nhiệt.

Tránh xa nguồn bệnh

Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh ho khan, bệnh về đường hô hấp, chất thải có chứa mầm bệnh.

Luôn rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh
Luôn rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh

Rửa tay trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh. Đeo khẩu trang nếu phải đến và làm việc ở những môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, hóa chất,…

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Đánh răng ngày 2 lần sáng và tối, súc miệng bằng nước muối ấm để sát trùng cổ họng, tiêu diệt vi khuẩn trong vòm họng.

Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng

Một chế độ sinh hoạt, ăn uống, ngủ nghỉ, vận động khoa học, lành mạnh và phù hợp luôn là cách chữa bệnh ho khan nói riêng và các bệnh khác nói chung hiệu quả nhất.

Nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin như rau củ quả, kẽm như gà, cá, trứng, sữa, thủy hải sản,… để tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp phòng tránh mọi bệnh tật. Hạn chế sử dụng chất kích thích, hút thuốc lá và đồ uống có cồn.

Bệnh ho khan tuy không nguy hiểm nhưng người bệnh cũng không nên chủ quan, để bệnh nặng rồi mới tìm cách chữa ho khan. Hãy luôn lắng nghe cơ thể mình để có thể biết được những triệu chứng ban đầu của bệnh, từ đó có cách trị ho khan hiệu quả và kịp thời nhất.