Mề đay cấp tính: Triệu chứng và cách chữa trị hiệu quả

Mề đay cấp tính là tình trạng dị ứng ở da, khởi phát một cách đột ngột, kéo dài dưới 6 tuần. Người bị bệnh sẽ có các dấu hiệu mẩn đỏ, ngứa ngáy. Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra hiện tượng tổn thương da, phù nề, nhiễm trùng cực kỳ nguy hiểm.

Bài viết dưới đây sẽ giúp tất cả chúng ta nhận biết mề đay cấp tính thông qua triệu chứng cụ thể. Qua đó, tìm hiểu cách chữa trị hiệu quả, an toàn.

Mề đay cấp tính là gì?

Bị mề đay cấp tính là một dạng dị ứng ở ngoài da. Tình trạng bệnh khởi phát một cách đột ngột, kéo dài không đến 6 tuần. Mề đay cấp không chỉ ảnh hưởng ở một số vùng da nhất định mà còn có thể lây lan ra toàn cơ thể.

Bệnh mề đay cấp tính là một dạng dị ứng da, khởi phát đột ngột
Bệnh mề đay cấp tính là một dạng dị ứng da, khởi phát đột ngột

Nếu như bệnh mề đay mãn tính cần thời gian dài để chữa trị thì mề đay cấp lại có chút khác biệt. Chỉ cần sử dụng đúng các biện pháp điều trị, chưa đến 6 tuần diễn biến của bệnh dần thuyên giảm và biến mất.

Triệu chứng của bệnh mề đay cấp tính

Các triệu chứng của bệnh mề đay cấp rất rõ rệt, quan sát bằng mắt thường cũng có thể nhận biết. Cụ thể:

  • Trên da của người bệnh có những quầng tấy đỏ. Kích thước lớn nhỏ khác nhau từ vài mm cho tới vài cm.
  • Ở vùng bị mẩn đỏ, người bệnh luôn cảm thấy ngứa dữ dội. Càng gãi càng ngứa nhiều hơn và lan rộng ra các vùng da lân cận.
  • Hình dạng của những nốt mề đay đó không có định, có lúc thì tròn, có lúc hình dẹt dài,..
  • Triệu chứng đặc trưng nhất của mề đay cấp tính đó là hiện tượng phù mạch. Nghiêm trọng hơn gây sưng mí mắt, nghẹn cổ họng, môi và mặt sưng tấy.
  • Vùng bị tổn thương cảm thấy rát, nóng và đau.
  • Đặc biệt, bệnh nhân nào dùng tay gãi nhiều có thể làm da bị trầy xước dẫn tới nhiễm trùng nguy hiểm.

Việc quan sát, xác định bản thân bị mề đay mãn tính hay mề đay cấp tính rất quan trọng. Phán đoán chính xác giúp người bệnh tìm ra phương án điều trị đúng cách, đạt hiệu quả mức cao nhất. Mặc dù mề đay cấp dễ khống chế nhưng nếu chủ quan có thể chuyển thành mề đay mãn tính bất cứ lúc nào.

Cách chữa trị mề đay cấp tính hiệu quả

Mề đay cấp khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chẳng hạn như cơ thể dị ứng với thực phẩm, nhiệt độ thay đổi đột ngột, bị côn trùng cắn và nhiễm độc,…Với một số trường hợp cụ thể, muốn đẩy lùi  bệnh triệt để thì cần biết rõ nguyên nhân xuất phát từ đâu. Tuy nhiên, thông thường người bệnh sẽ sử dụng liệu trình chữa trị bằng thuốc Tây y theo hướng dẫn của bác sĩ. Hoặc áp dụng một số liệu pháp Đông y trong dân gian.

Chữa bệnh mề đay cấp bằng Tây y

Một số loại thuốc chữa mề đay cấp mà bác sĩ thường áp dụng cho bệnh nhân đều mang lại hiệu quả nhanh chóng. Dù vậy, còn tùy vào thể trạng từng người cũng như độ tuổi mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc thích hợp.

Tùy vào độ tuổi, tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ có đơn thuốc chữa mề đay thích hợp
Tùy vào độ tuổi, tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ có đơn thuốc chữa mề đay thích hợp
  • Các loại thuốc kháng Histamin: Có hai thế hệ thuốc kháng Histamin. Loại I có khả năng kháng Cholinergic nên gây khô miệng, làm rối loạn tiết niệu, tim đập nhanh. Tác dụng phụ là buồn ngủ. Thế hệ thứ II như Loratadine, Esloratadine, Fexofenadine hạn chế buồn ngủ, mệt mỏi vì ít tương tác với thuốc.
  • Dùng thuốc Corticoid: Loại thuốc toàn thân này dùng cho những bệnh nhân mề đay cấp tính nặng, có dấu hiệu bị phù thanh quản. Chống chỉ định với điều trị bệnh mề đay mãn tính tự phát.
  • Sử dụng một số loại thuốc đặc trị khác: Ví dụ như Dapson, Colchicine, Doxepin,…
  • Biện pháp chuyên biệt: Đối với giải pháp Tây y, bác sĩ còn có quyền yêu cầu người bệnh thay huyết tương. Hoặc dùng loại ức chế miễn dịch hoặc truyền tĩnh mạch nếu như cần thiết.

Lưu ý quan trọng: Dùng giải pháp Tây y để điều trị mề đay cấp cần tuân thủ nghiêm túc hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc hoặc dùng quá liều để tránh gây ra tác dụng phụ ngoài mong muốn.

Cách chữa mề đay cấp tính với bài thuốc Đông y

Mọi triệu chứng của mề đay cấp tính nếu như chưa quá nghiêm trọng thì nên áp dụng một số bài thuốc Đông y. Những bài thuốc này hạn chế tình trạng lây lan ra diện rộng, giảm ngứa. Bệnh nhân dễ dàng tìm được các loại thảo dược ngay từ chính khu vườn của mình.

Bài thuốc với lá kinh giới

Kinh giới không chỉ là một loại rau thơm mà còn là loại thảo dược có nhiều công dụng. Theo như Đông y phân loại, kinh giới có vị cay, tính ấm nên nên phương pháp trị mề đay bằng rau kinh giới được đánh giá cao.

Dùng lá kinh giới để chữa mề đay rất an toàn
Dùng lá kinh giới để chữa mề đay rất an toàn

Cách làm rất đơn giản: Sử dụng khoảng 20g đến 30g lá kinh giới (Ước lượng một nắm lá to). Vò thật nát rồi pha với 200ml nước sạch đã đun sôi. Dùng một miếng vải mềm, trần qua nước nóng, vắt sạch nước để khử khuẩn. Tiếp đến, người bệnh dùng khăn sạch này thấm nước lá kinh giới rồi thoa đều lên vùng bị nổi mẩn ngứa. Cách làm này cũng có hiệu quả khi sử dụng lá khế hoặc lá trầu thay thế.

Chữa mề đay cấp tính với gừng tươi

Từ trước đến nay, gừng được xem là một loại thực vật có chất kháng sinh tự nhiên, có tính ấm. Do đó, sử dụng gừng tươi để trị bệnh mề đay là một phương án tốt. Cắt lát mỏng một củ gừng còn tươi (Gừng tươi mới có nhiều tinh dầu). Thoa mặt cắt đó lên phần da bị nổi mề đay nhẹ nhàng. Lưu ý, không nên giã lấy nước cốt gừng thoa trực tiếp lên da. Vì có thể gây bỏng rát, làm tình trạng bệnh thêm nặng.

Bài thuốc từ lá hẹ cho người bệnh mề đay cấp

Nghiên cứu khoa học cho thấy, lá hẹ có tính ấm, vị hơi chua và chứa thành phần dược tính giúp sát khuẩn mạnh mẽ. Lượng Vitamin B1 trong lá hẹ phục hồi các tổn thương da nhẹ, bao gồm cả vết ngứa của mề đay.

Thoa trực tiếp nước lá hẹ lên da có thể giảm triệu chứng mẩn ngứa do bệnh gây ra
Thoa trực tiếp nước lá hẹ lên da có thể giảm triệu chứng mẩn ngứa do bệnh gây ra

Dùng một nắm lá hẹ tươi, rửa thật sạch với 2 đến 3 lần nước. Vì sẽ thoa trực tiếp lên da nên phần lá hẹ cần đảm bảo sạch đất, bụi bám trên đó. Xay nhuyễn lá hẹ với một thìa cà phê muối trắng. Dùng thêm một lớp gạc Y tế sạch rồi bọc lá hẹ lại, đắp trực tiếp lên vùng da bị bệnh. Mỗi ngày thực hiện 1 lần cho tới khi khỏi bệnh hoàn toàn.

Chườm nóng bằng lá khế đẩy lùi mề đay cấp tính

Chỉ cần một nắm lá khế, người bệnh đã loại trừ được cơn ngứa từ bệnh mề đay cấp tính gây ra. Sao thật nóng một nắm lá khế tươi trên bếp đun nhỏ lửa. Bọc lá khế vào một miếng vải mỏng rồi chườm lên vùng da bị bệnh. Ngày thực hiện đều đặn hai lần. Hơi nóng và tinh chất có trong lá khế giảm ngứa, giảm mẩn đỏ nhanh chóng sau vài ngày.

Bài thuốc Đông y từ cam thảo

Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm cam thảo, sài hồ, hoàng cầm, bạch thược mỗi thứ lấy 12g. Cùng với đó, lấy thêm các thảo dược như tang ký sinh, quả ké mỗi loại 16g. Cuối cùng là tang diệp, kim ngân hoa, cỏ mần trầu, rau má mỗi vị 20g.

Sắc các nguyên liệu đó cùng 4 bát nước đến khi chỉ còn 2 bát. Uống thuốc trong ngày, chia làm hai lần. Mỗi ngày áp dụng một thanh tương tự cho đến khi triệu chứng của bệnh  mất hẳn.

Tắm bằng cây sài đất

Lấy một  nắm cây sài đất lớn, rửa sạch rồi vò nhỏ. Sau đó, hòa phần cây sài đất đó vào nước ấm để tắm. Dược tính có trong loại thảo dược này giúp cho các nốt mề đay dần nhỏ đi và biến mất. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi người bệnh phải kiên trì, áp dụng đều đặn mỗi ngày. Kể cả khi triệu chứng đã thuyên giảm cũng không được ngừng lại. Chúng ta phải điều trị cho tới khi khỏi dứt điểm.

Lưu ý quan trọng khi chữa trị mề đay cấp tính

Để hiệu quả điều trị mề đay cấp đạt mức cao nhất, người bệnh cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:

Khi bị mề đay cấp tính không nên dùng tay để gãi ngứa
Khi bị mề đay cấp tính không nên dùng tay để gãi ngứa
  • Không được tắm bằng nước lạnh hoặc tắm quá lâu. Nên dùng nước ấm để tắm, có thể thêm vài hạt muối để làm sạch da hiệu quả.
  • Không dùng tay gãi, cào vào khu vực mề đay để ngăn chặn lây lan cũng như tránh nhiễm trùng.
  • Nên bổ sung các loại thực phẩm giàu Vitamin và chất xơ như rau, củ, quả tươi. Tránh xa các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, bia rượu.
  • Cung cấp độ ẩm cho da bằng cách sử dụng kem dưỡng ẩm tương thích.
  • Uống nhiều nước hơn mỗi ngày. Nước lọc có chức năng đào thải độc tố, tăng cường bài tiết nên hoàn toàn hữu ích đối với sức khỏe.
  • Tập luyện cho mình một thói quen sinh hoạt lành mạnh, tránh xa khói bụi. Đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc cũng là một cách nâng cao hiệu quả điều trị mề đay cấp tính.

Bệnh mề đay cấp tính có tái phát không?

Như đã nói, mề đay cấp là một dạng dị ứng da. Vì thế nếu như lặp lại nguyên nhân gây bệnh ban đầu thì hoàn toàn có khả năng tái phát. Các nguyên nhân chính gây ra bệnh mề đay cấp là:

  • Nguyên nhân rất phổ biến là do nhiễm trùng cấp, viêm đường hô hấp.
  • Dị ứng với một số loại thực phẩm chẳng hạn như cá, tôm, cua, hàu, mực,…
  • Thời tiết có sự chuyển biến đột ngột, đặc biệt là sự chênh lệch của nhiệt độ.
  • Một số bệnh nhân bị mề đay cấp do dị ứng với phấn hoa, các loại động vật, khói thuốc,…
  • Nguyên nhân do dị ứng với thuốc kháng sinh.
  • Người bị rối loạn nội tiết tố, căng thẳng lâu ngày cũng có thể bị mề đay cấp.

Để ngăn chặn mề đay cấp tái phát thường xuyên thì chúng ta cần đảm bảo sức khỏe cho mình. Đặc biệt, tránh xa những tác nhân gây phát bệnh. Bổ sung vào thực đơn hàng ngày những đồ ăn lành mạnh, nhiều Vitamin để loại bỏ độc tố.

Bệnh mề đay cấp nếu không chữa trị đúng cách, kịp thời sẽ biến chứng thành mề đay mãn tính. Lúc đó việc điều trị trở nên khó khăn cũng như hậu quả để lại lớn hơn nhiều.

Mặc dù mề đay cấp tính khởi phát đột ngột, khiến cho người bệnh cảm thấy lo lắng. Thế nhưng, chỉ cần điều trị đúng cách thì trình trạng bệnh sẽ biến mất chỉ dưới 6 tuần. Trong trường hợp bệnh nặng, cần dùng thuốc Tây y thì nhất định phải tuân thủ nghiêm túc hướng dẫn của bác sĩ.