Bị nổi mề đay sau sinh bao lâu thì hết, có tự khỏi không?

Hiện tượng nổi mề đay sau sinh thường gây ra những cảm giác khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, chất lượng sống của nhiều chị em phụ nữ. Đây là chứng bệnh thường gặp ở phụ nữ sau sinh do sự thay đổi của nội tiết tố, và một số nguyên nhân liên quan đến thói quen sinh hoạt hằng ngày.

Vậy, bị nổi mề đay sau sinh bao lâu thì hết? Bệnh có tự khỏi không? Nên uống thuốc và kiêng gì để bệnh mau khỏi? Hãy cùng tham khảo những chia sẻ dưới đây, những phương pháp giúp điều trị mề đay sau sinh hiệu quả nhất.

Bị nổi mề đay sau sinh bao lâu thì hết, có tự khỏi không?

Việc mang thai và sinh con là niềm hạnh phúc thiêng liêng của tất cả chị em phụ nữ. Tuy nhiên, những biểu hiện và thay đổi của cơ thể trong quá trình mang thai, cũng như sau sinh luôn khiến cho các bà mẹ phải lo lắng. Đặc biệt, tình trạng nổi mề đay sau sinh là hiện tượng khá phổ biến ở nhiều bà mẹ bỉm sữa. Bệnh này có thể gây ra những khó chịu, ngứa ngáy khắp cơ thể, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hằng ngày.

Nổi mề đay sau sinh gây ngứa ngáy ngó chịu
Nổi mề đay sau sinh gây ngứa ngáy ngó chịu

Đối với tình trạng nổi mề đay sau sinh, thời gian bình phục thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Thông thường, muốn biết tình trạng bệnh kéo dài bao lâu, cần căn cứ vào các yếu tố như:

  • Cơ địa của sản phụ: Mỗi người đều có cấu trúc da khác nhau, vì vậy thời gian hồi phục cũng khác nhau. Có những người triệu chứng nổi mề đay sau sinh sẽ tự động hết trong vòng 2 – 3 ngày. Tuy nhiên, cũng có những người tình trạng bệnh lý có thể kéo dài trong vòng vài tuần
  • Tình trạng sức khỏe hiện tại, chế độ ăn uống: Một số sản phụ có sức khỏe tốt và chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ nhanh khỏi hơn so với những người có thói quen, chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học.
  • Nguyên nhân gây và mức độ nặng nhẹ của nổi mề đay sau sinh: Thông thường, nổi mề đay cấp tính sẽ có thời gian phục hồi nhanh hơn nổi mề đay mãn tính.
  • Các bệnh lý khác kèm theo: Nếu sản phụ có nhiều bệnh nền thường sẽ ảnh hưởng đến thời gian bình phục của các nốt mề đay sau sinh.

Theo ý kiến của các chuyên gia da liễu, thông thường, bệnh nổi mề đay sau sinh có quá trình điều trị khoảng 1-2 tháng. Đối với những trường hợp bị nặng hơn có thể kéo dài từ 4-6 tháng.

Mề đay sau sinh uống thuốc gì mau khỏi?

Thông thường, khi bị nổi mề đay sau sinh, chị em có thể lựa chọn sử dụng các loại thuốc Tây để giảm nhanh các biểu hiện ngứa ngáy, mẩn đỏ. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào, cần đi khám và có chuẩn đoán cũng như kê toa của bác sĩ. Mỗi một người sẽ có đơn thuốc sao cho phù hợp với thể trạng, cơ địa và tình trạng bệnh của bản thân.

Đặc biệt, phụ nữ sau sinh và đang cho con bú khi bị nổi mề đay cần tuân thủ chặt chẽ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Bởi sử dụng thuốc Tây không chỉ liên quan đến cơ thể của mẹ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Các mẹ cần chắc chắn rằng, sản phẩm sử dụng không ảnh hưởng đến chất lượng sữa cung cấp cho bé.

Sử dụng thuốc Tây điều trị bệnh nổi mề đay sau sinh
Sử dụng thuốc Tây điều trị bệnh nổi mề đay sau sinh

Các mẹ có thể tham khảo một số bệnh viện chuyên khám chữa nổi mề đay sau sinh uy tín dưới đây:

  • Bệnh viện da liễu Hà Nội,
  • Bệnh viện da liễu Trung ương,
  • Bệnh viện da liễu thành phố Hồ Chí Minh,
  • Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh …

Lưu ý rằng, nếu các mẹ chỉ bị nổi mề đay nhẹ, có thể nhờ bác sĩ kê các sản phẩm như: Vitamin E dạng hồ nước, kem dưỡng có chứa Vitamin B5, hoặc các loại thực phẩm chức năng có công dụng bổ gan. Đồng thời, giúp làm dịu cơn ngứa ngáy, mẩn đỏ trên da.

Mề đay sau sinh kiêng ăn gì?

Để giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh nổi mề đay, ngoài việc sử dụng các loại thuốc đặc trị, xây dựng một chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học giúp hỗ trợ quá trình điều trị; bệnh nhân cần phải kiêng ăn một số những loại thực phẩm có thể làm bệnh trở nên trầm trọng hơn. Dưới đây là một số loại thực phẩm, sản phụ bị nổi mề đay sau sinh không nên sử dụng:

  • Thực phẩm giàu đạm, dễ gây dị ứng, như: tôm, cua, cá biển, hải sản… Đây đều là những loại thực phẩm có chứa Protein. Đối với người bị nổi mề đay sau sinh, protein là chất cơ thể khó có thể dung nạp được. Đặc biệt là khi cơ thể đang bị dị ứng, nổi mề đay
  • Sản phụ cũng không nên ăn lại các thực phẩm, đồ ăn đã gây nên mề đay ở những lần sử dụng trước đó.
  • Thức ăn cay nóng, rượu bia, ớt, tương ớt… Đây là những loại thực phẩm sẽ làm chức năng thải độc của gan phải làm việc nhiều hơn. Đồng thời, những loại thức ăn này cũng sẽ khiến cơ thể bị nóng trong, gây ra tình trạng mụn nhọt, khó chữa, và làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh nổi mề đay.
  • Đồ ăn mặn, chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ: những loại thực phẩm này có chứa nhiều chất bảo quản, và dầu mỡ khiến cơ thể không tiêu hóa được. Đồng thời, các loại thực phẩm này cũng ảnh hưởng đến sức khỏe sản phụ.
  • Không sử dụng rượu bia, chất kích thích như: cà phê, thuốc lá, đồ uống có cồn,… Những thành phần có trong các loại thực phẩm trên sẽ khiến cơ thể không tiêu hóa được, dẫn đến bệnh mề đay kéo dài và nặng hơn.
Mề đay sau sinh kiêng ăn gì?
Mề đay sau sinh kiêng ăn gì?

Bằng cách chăm chỉ tập thể dục cùng với việc xây dựng một chế độ ăn uống, và thói quen sinh hoạt hợp lý sẽ giúp điều trị nổi mề đay hiệu quả đối với các sản phụ. Các chị em có thể dựa vào tình trạng thực tế của cơ thể để lựa chọn thực đơn ăn kiêng phù hợp với bản thân.

Một số bài thuốc dân gian giúp chữa mề đay sau sinh tại nhà

Nhiều sản phụ thường lo lắng các loại thuốc Tây sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé. Vậy, nếu tình trạng bệnh lý không quá nặng, có thể tham khảo một số mẹo giúp điều trị bệnh nổi mề đay sau sinh tại gia dưới đây.

  • Sử dụng trà thảo mộc như: trà atiso, chè vằng, chè hoa cúc,…  giúp thải độc gan, thanh lọc cơ thể, và có tác dụng điều trị mẩn ngứa hiệu quả. Các thành phần có trong các loại trà thảo mộc còn hỗ trợ quá trình chuyển hóa chất béo. Đồng thời giúp giảm tình trạng mỡ thừa tích lũy sau khi sinh.
  • Sử dụng cây kinh giới: đây là loại thảo dược có tính hàn, giúp giảm tình trạng mẩn ngứa, nổi mề đay hiệu quả. Các chị em có thể sao nóng lá và thân cây kinh giới cùng một vài hạt muối. Cho lá kinh giới sao khô cùng muối vào một miếng khăn và chườm lên vùng da bị nổi mề đay. Thực hiện hằng ngày giúp giảm ngứa hiệu quả. Ngoài ra, có thể kết hợp đun nước lá kinh giới và xông hơi để giúp giảm bớt mẩn ngứa.
  • Dùng quả mướp đắng: Chỉ cần rửa sạch và thái nhỏ mướp đắng, đun cùng nước và vài hạt muối trong 10 phút. Sau đó, dùng nước mướp đắng để tắm và lấy bã để đắp lên vùng da nổi mề đay. Kiên trì thực hiện 2 lần/ngày sẽ giúp giảm mề đay hiệu quả.
  • Sử dụng lá khế: Chỉ cần lấy một nắm lá khế tươi sau đó sử sạch và cho vào nồi đun để lấy nước tắm. Thực hiện phương pháp này trong vòng vài ngày, có thể giúp điều trị tốt bệnh nổi mề đay, mẩn ngứa sau sinh.
Sử dụng lá khé tắm giúp chữa mề đay mẩn ngứa sau sinh
Sử dụng lá khé tắm giúp chữa mề đay mẩn ngứa sau sinh

Trên đây là câu trả lời cho thắc mắc bệnh nổi mề đay sau sinh bao lâu thì hết cũng như cách chữa trị an toàn, hiệu quả đến từ thiên nhiên. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho các bà mẹ bỉm sữa. Một lời khuyên cho bạn, để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé, sản phụ nên đi khám bác sĩ chuyên khóa sớm nhất có thể.