Mẹo chữa mề đay bằng lá tía tô: Chi tiết bài thuốc dân gian

Có thể nói trong kho tàng các bài thuốc dân gian của nước ta vô cùng đa dạng và đặc biệt hiệu nghiệm trong điều trị mọi loại bệnh tật. Và sẽ là thiếu sót vô cùng nếu chúng ta bỏ lỡ chữa mề đay bằng mẹo từ lá tía tô. Theo cách làm này, có thể giúp người bệnh giảm đi các triệu chứng khó chịu như ngứa ngáy, sưng đỏ nhưng vẫn cần kết hợp với liệu pháp chuyên sâu để bệnh được chữa tận gốc.

Vài lời về chứng nổi mề đay và công dụng của lá tía tô

Mề đay được biết đến là căn bệnh ngoài da phổ biến mà hầu như trong đời mỗi người đều phải trải qua một lần mắc phải. Chứng nổi mề đay xuất hiện do dị ứng thời tiết, dị ứng thực phẩm hoặc bị côn trùng cắn. Đó chính là những vết mẩn đỏ sưng phù xuất hiện trên vùng da bị nhiễm bệnh khiến người bệnh có cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Chính điều này đã gây ra ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của họ. May mắn thay, thiên nhiên đã ban tặng cho nước ta nhiều loại thảo dược chữa căn bệnh này, trong đó phải kể đến lá tía tô.

Cây tía tô là một loại cây thân thẳng cao khoảng 50cm – 100cm. Xung quanh thân có nhiều lông mềm. Lá tía tô có bản to vừa phải có hình quả trứng, đầu lá nhọn và mép lá có hình răng cưa. Các lá mọc đối chiếu nhau. Bên dưới kẽ lá hoặc bên trên đầu cành thường có những bông hoa nhỏ màu trắng hoặc tím nhạt mọc thành chùm. Mỗi khi hoa tàn sẽ để lộ ra quả tía tô màu nâu hơi đậm, hình cầu, có hạt gạo tấm.

Lá tía tô
Lá tía tô

Vẫn tưởng lá tía tô chỉ được dùng để nấu canh, nấu cháo hay ăn kèm với các món chế biến từ thịt, cá làm tăng thêm vị ngon cho bữa cơm gia đình, nhưng không, lá này còn được dùng như một bài thuốc chữa các chứng bệnh cảm cúm, mề đay,… vô cùng hiệu quả. Vậy nên, loại rau thơm này rất được nhiều chị em nội trợ tin tưởng và thường có mặt trong gian bếp của nhiều gia đình.

Theo y học đông phương, lá tía tô còn có tên gọi là xích tô, xích tía, tử tô, é tía,… vốn có tính ấm, vị cay nồng nên chủ yếu được dùng để chữa các chứng bệnh cảm lạnh, phong hàn, buồn nôn. Tùy từng giống cây mà lá tía tô sẽ có màu tím, màu lục hoặc màu đỏ. Nhìn chung, vị của chúng không có quá nhiều sự khác biệt, nhưng, theo kinh nghiệm của nhiều thầy thuốc đông y, lá tía tô màu đỏ có dược tính nổi bật hơn cả. Thêm vào đó, không chỉ phần lá mà cành và hạt tía tô cũng có công dụng điều trị một vài loại bệnh khác, nên người dân thường dùng tươi hoặc phơi khô để dành dùng dần.

Trong thế giới của Y học phương Tây, người ta gọi cây tía tô bằng cái tên khoa học là Perilla frutescens Lamiaceae. Sau nhiều nghiên cứu xoay quanh loại “thần dược dân gian” này, các chuyên gia phát hiện tía tô là loại thực vật có kháng viêm, chống oxy hóa, đồng thời ngăn chặn phản ứng dị ứng bên trong cơ thể. Công dụng tuyệt vời ấy đến từ tinh dầu và các hợp chất như hydrocarbon, aldehyde, xeton, furan vốn là thành phần hóa học của tía tô.

Ngoài ra, mỗi ngày, chúng ta chỉ cần ăn 100g lá tía tô, điều này đồng nghĩa với việc cung cấp 43% lượng Vitamin C vào cơ thể. Vì thế, nếu một ai đó bị thương hay người bệnh có sức đề kháng yếu, chỉ cần ăn lá tía tô mỗi ngày sẽ nhanh chóng bình phục.

Thêm vào đó, người ta lo ngại về việc dùng nhiều các liều thuốc tây y có khả năng phát sinh nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người dùng. Vậy nên, mỗi khi có người thân trong gia đình bị chứng nổi mề đay, người ta liền nghĩ ngay đến lá tía tô.

Hướng dẫn cách chữa mề đay bằng lá tía tô

Dân gian có nhiều cách chữa mề đay bằng lá tía tô như sắc lấy nước uống, giã nhỏ đắp ngoài da, nấu nước tắm,… Đây là phương pháp dễ dàng thực hiện tại nhà nên dù là người bận rộn không có nhiều thời gian vẫn có thể thực hiện một cách nhanh chóng.

Mẹo chữa mề đay bằng cách tắm nước lá tía tô

Chữa mề đay bằng lá tía tô
Chữa mề đay bằng lá tía tô

Liệu pháp điều trị này được áp dụng cho trường hợp người bệnh bị nổi mề cấp tính và mãn tính ở vùng ngực, lưng, cổ và tay chân, tức là mề đay thuộc diện rộng. Có thể cảm giác ngứa ngáy khó chịu khá nhiều, nên khó tránh khỏi việc người bệnh dùng tay gãi để khống chế các triệu chứng khó chịu nhất thời. Điều này vô tình để lại sẹo hay nhiễm trùng dạng nhẹ trên da. Vì thế, nhiều người đã khéo léo kết hợp lá tía tô với nhiều loại thảo dược khác như gừng, lá húng quế, lá khế, sả, chanh tươi,…

Việc tắm bằng lá tía tô giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn, đồng thời làm dịu các vết mẩn ngứa sưng đỏ. Tuy nhiên, nếu người bệnh bị nổi mề đay trên diện rộng, rất có khả năng sẽ có những vùng da bị đỏ ngứa nặng hơn các vùng còn lại. Để việc điều trị nhanh chóng đạt kết quả tốt, người bệnh cần áp dụng cùng lúc hai phương pháp là tắm và giã đắp lá tía tô .

Để thực hiện mẹo chữa mề đay bằng cách tắm lá tía tô, bạn cần chuẩn bị 1 nắm lá tía tô tươi, một ít muối và một ít  thảo dược khác như gừng, lá húng quế, lá khế, sả, chanh tươi,… Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Đem lá tía tô và dược liệu khác đã chuẩn bị đi rửa sạch. Sau đó, bạn ngâm lá tía tô trong nước muối khoảng 20 phút. Hành động này được xem là cách loại bỏ vi khuẩn hiệu quả. Vì chúng ta đều biết những nguyên liệu mà chúng ta mua từ chợ về hầu như đều đã qua xử lý hóa học.
  • Bước 2: Cho tất cả thảo dược vào chung nồi cùng với 3 lít nước nấu trong thời gian 20 phút.
  • Bước 3: Cho 2 thìa muối vào nồi rồi cho nước vào thau.
  • Bước 4: Pha thêm một lượng nước lạnh vào thau sao cho đủ ấm rồi tắm.
  • Bước 5: Lấy xác lá tía tô lúc nãy cho vào nước tắm rồi chà nhẹ lên vùng da bị ngứa đỏ. Việc này giúp làm giảm ngứa.

Mẹo chữa mề đay bằng cách giã đắp lá tía tô

Mẹo chữa mề đay bằng phương pháp giã đắp lá tía tô rất đơn giản. Mẹo này được áp dụng khi mề đay nổi trên một vùng da bất kỳ nhưng với diện tích nhỏ. Biện pháp điều trị này giúp làm giảm đi cơn ngứa ngáy đồng thời góp phần làm dịu đi vết sưng đỏ trên vùng da bị tổn thương. Qua đó, làm hạn chế tình trạng lây lan ra các vùng da khác.

Với mẹo giã đắp lá tía tô, bạn cần chuẩn bị nguyên liệu gồm một lượng vừa đủ lá tía tô tươi, khoảng một nắm và một nhúm muối. Các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: Đem lá tía tô đi rửa sạch.
  • Bước 2: Giã nát lá tía tô với muối.
  • Bước 3: Làm sạch vùng da bị nổi mề đay thật cẩn thận.
  • Bước 4: Đắp hỗn họp lá tía tô và muối lên da trong thời gian 20 phút. Sau đó, rửa lại bằng nước ấm.

Đây được xem như một liệu pháp điều trị đơn giản dễ thực hiện nhưng mang lại hiệu quả bất ngờ. Và, tất nhiên, người bệnh cần kiên trì đắp lá tía tô 2 lần một ngày. Khi tình trạng bệnh chắc chắn sẽ nhanh chóng khởi sắc. Tuy nhiên, trong trường hợp vùng da nổi mề đay bị tụ mủ hoặc vết sưng đỏ ngày càng nghiêm trọng, người bệnh cần đến ngay co sở y tế để được khám chữa bệnh kịp thời.

Mẹo chữa mề đay bằng trà lá tía tô

Mẹo chữa mề đay bằng trà lá tía tô
Mẹo chữa mề đay bằng trà lá tía tô

Phương pháp điều trị này được áp dụng với bệnh nhân bị nổi mề đay trên 6 tuần (người bị mề đay mãn tính). Có thể, nguyên nhân gây nên mề đay vẫn chưa được tìm thấy hay do yếu tố bên trong cơ thể như cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng, nhiễm độc, bệnh lý tiềm ẩn,…Vì thế, nếu chỉ áp dụng một trong hai hoặc cả hai phương pháp điều trị trên vẫn chưa đủ, mà cần kết hợp cả uống trà lá tía tô nhằm cải thiện tình trạng bên trong cơ thể.

Để thực hiện phương pháp này, bạn cần chuẩn bị một nắm lá tía tô tươi và gừng tươi cắt lát. Cách làm như sau:

  • Bước 1: Đem lá tía tô đi rửa sạch rồi để nước.
  • Bước 2: Vò nhẹ lá tía tô cho hơi dập lá một chút.
  • Bước 3: Cho lá tía tô vào bình với gừng tươi.
  • Bước 4: Cho 300ml nước sôi vào bình và hãm lại trong 15 phút.

Vói liệu pháp điều trị này, người bệnh cần uống nóng để trà phát huy tác dụng điều trị bệnh tốt nhất có thể.

Mẹo chữa mề đay bằng cách kết hợp lá tía tô với các món ăn

Trong dân gian, nhiều người đã dựa vào dược tính của lá tía tô để tiêu trừ độc tố, kích thích tiêu hóa đồng thời điều trị chứng nổi mề đay vô cùng hiệu quả. Vì thế, các chuyên gia khuyên người bệnh nên ăn kèm lá tía tô trong các bữa ăn hàng ngày, nhất là người bị nổi mề đay từ 6 tuần trở lên. Tất nhiên, khi chế biến món ăn với lá tía tô, bạn cần chú ý tránh xa những các loại thực phẩm dễ gây dị ứng, nổi mề đay như gà, tôm, hải sản,…

Mẹo chữa mề đay bằng cách chườm nóng lá tía tô

Vẫn là liệu pháp giúp giảm đi cảm giác ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ nhưng cách chườm nóng lá tía tô có tác dụng làm cho máu lưu thông dễ dàng hơn. Khi thực hiện phương pháp này, người bệnh cần xem xét độ nóng của lá tía tô để tránh làm bỏng da. Bởi vùng da bị dị ứng sẽ mỏng hơn bình thường nên cần đặc biệt lưu ý. Các cách làm như sau:

  • Bước 1: Rửa sạch một nắm lá tía tô rồi chờ ráo nước.
  • Bước 2: Đem lá tía tô đi sao vàng trên chảo nóng cho đến khi lá có mùi thơm và khô vàng.
  • Bước 3: Cho phần lá này vào một túi vải mỏng rồi chườm lên vùng da nổi mề đay.

Để đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần áp dụng một lần mỗi ngày.

Một vài lời khuyên

Để việc áp dụng mẹo chữa mề đay bằng lá tía tô phát huy hiệu quả tối đa, người bệnh cần lưu ý một vài vấn đề sau:

  • Tránh xa các chất kích thích như bia, rượu và các loại thực phẩm dễ gây dị ứng, nổi mề đay như gà, tôm, hải sản,…
  • Nạp thêm năng lượng bằng các món ăn giàu rau của quả để tang dưỡng chất, vitamin, khoáng chất cần thiết cho thể.
  • Cần phơi quần áo dưới trời nắng mặt trời và mặc trang phục thoáng mát, rộng rãi và mềm mại.

Bằng việc tìm hiểu những mẹo chữa mề đay bằng lá tía tô, chúng tôi hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong việc điều trị các triệu chứng của căn bệnh này. Tuy nhiên, điều trị với lá tía tô chỉ giúp ích trong trường hợp tình trạng bệnh nhẹ, khi bệnh mề đay nghiêm trọng hơn, bạn nên đến các cơ sở Y tế để được thăm khám và tư vấn kịp thời.