[ Thắc mắc] Nổi mề đay có được tắm không?

Nổi mề đay là một trong những dạng bệnh dị ứng, thường gây ngứa toàn thân và có nguy cơ lây lan nhanh nếu người bệnh thường xuyên gãi, hoặc bị nhiễm lạnh. Bởi vậy, vấn đề kiêng gì khi bị nổi mề đay, hay những thắc mắc về việc nổi mề đay có được tắm không, được rất nhiều bệnh nhân quan tâm.

Hãy cùng tìm kiếm câu trả lời cho những thắc mắc trên qua bài chia sẻ dưới đây.

Nổi mề đay có được tắm không?

Theo quan niệm xưa, ông cha ta cho rằng: nổi mề đay có tính hàn, vì vậy bệnh nhân cần phải kiêng gió, kiêng nước. Tuy nhiên, suy nghĩ trên không hoàn toàn chính xác 100%. Cần hiểu rõ rằng: mề đay là bệnh da liễu, vì vậy, làn da của người bệnh rất yếu ớt và dễ bị tổn thương khi gặp phải gió, vi khuẩn. Nhưng, việc kiêng tắm thì hoàn toàn là sai lầm.

Bệnh nổi mề đay mẩn ngứa
Bệnh nổi mề đay mẩn ngứa

Đối với cơ thể người, da như lớp áo giáp bao bọc cơ thể, việc tắm rửa hàng ngày giúp giảm đi lượng độc tố được bài tiết qua da. Chính vì vậy, tất cả chúng ta đều phải tắm rửa, vệ sinh cơ thể hằng ngày. Điều này giúp giảm lượng độc tố tích tụ trên da, và giảm việc hình thành các tế bào chết.

Nếu không được tắm rửa thường xuyên, các lỗ chân lông sẽ bị bít tắc, độc tố sẽ tích tụ nhiều trên da và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Thậm chí có thể dẫn đến nhiễm trùng da, khiến bệnh nổi mề đay càng trở nên nghiêm trọng và lâu khỏi hơn.

Nổi mề đay có được tắm không?
Nổi mề đay có được tắm không?

Vì vậy, bệnh nhân nổi mề đay nên tắm rửa, vệ sinh cơ thể sạch sẽ thường xuyên. Đặc biệt, khi bị nổi mề đay vào mùa hè thì càng cần lưu ý giữ vệ sinh cơ thể. Bởi lượng mồ hôi và chất bẩn tiết ra qua da sẽ nhiều hơn bình thường.

Tuy nhiên, ngược lại với việc tắm rửa thường xuyên, bệnh nhân bị nổi mề đay nên kiêng gió. Các bác sĩ da liễu đưa  ra lời khuyên: người bệnh nên hạn chế ra gió để khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng.

Nổi mề đay tắm như thế nào là đúng cách?

Bệnh nổi mề đay không cần kiêng tắm, tuy nhiên người bệnh cần chú ý tắm đúng cách để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng nổi mề đay của cơ thể. Người bệnh nên biết làm sạch cơ thể đúng cách để giúp bệnh tình nhanh chóng thuyên giảm. Bệnh nhân bị nổi mề đay khi tắm cần lưu ý:

Sử dụng nước tắm có nhiệt độ phù hợp

Nhiệt độ phù hợp sẽ giúp da bị giảm kích ứng, bởi lúc này da của bệnh nhân rất nhạy cảm. Nếu nước quá nóng có thể khiến da bị khô, gây mất nước và khiến tình trạng ngứa ngáy nghiêm trọng hơn. Ngược lại, nếu nước quá lạnh có thể khiến cơ thể bị sốc nhiệt, ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân.

Nên chọn nước tắm có nhiệt độ thích hợp khi bị nổi mề đay
Nên chọn nước tắm có nhiệt độ thích hợp khi bị nổi mề đay

Vì vậy, khi tắm bệnh nhân bị nổi mề đay hãy chú ý pha nước ở nhiệt độ ấm thích hợp, không quá nóng, không quá lạnh.

Không chà xát quá mạnh trên da

Không chỉ bệnh mề đay, mà bất cứ bệnh da liễu nào cũng cần phải chú ý điều này. Khi tắm rửa, người bệnh không được chà xát mạnh khiến da bị tổn thương. Điều này sẽ tạo môi trường thích hợp cho vi khuẩn xâm nhập cơ thể.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể sử dụng những loại kem dưỡng ẩm có chứa vitamin E, B5 giúp làm mềm da, và hạn chế kích ứng da.

Lưu ý khi sử dụng các sản phẩm làm sạch và chăm sóc da

Đối với bất kỳ bệnh lý nào liên quan đến da đều cầu chú trọng đến các sản phẩm chăm sóc da như: sữa tắm, xà phòng, hay gel tẩy da chết… Người bệnh nên sử dụng những sản phẩm có thành phần, tự nhiên, độ pH trung bình, không gây kích ứng da.

Đặc biệt, nếu bệnh nhân là người có làn da nhạy cảm, cần lưu ý nhiều hơn đến vấn đề này, bởi nếu sử dụng sản phẩm không phù hợp có thể khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn.

Không nên sử dụng xà phòng có chứa thành phần hóa học
Không nên sử dụng xà phòng có chứa thành phần hóa học

Chỉ tắm trong khoảng 15 phút

Bệnh nhân bị nổi mề đay chỉ nên tắm trong khoảng từ 5 – 15 phút để loại bỏ bụi bẩn trên da. Lưu ý, không lưu mình quá lâu sẽ khiến da bị khô, mất đi độ ẩm tự nhiên.

Cách trị nổi mề đay bằng phương pháp tắm lá

Việc tắm rửa của bệnh nhân bị nổi mề đay cần tuân theo khá nhiều các quy tắc. Ngoài việc sử dụng nước ấm và các sản phẩm làm sạch da có thành phần từ tự nhiên, người bệnh có thể dùng lá thảo dược để tắm.

Phương pháp tắm lá tự nhiên giúp giảm kích ứng, an toàn cho da, đặc biệt là trẻ em có làm da nhạy cảm. Các chuyên gia cũng khuyến khích các bệnh nhân bị nổi mề đay nên chọn phương pháp tắm lá tự nhiên.

Một số loại lá giúp kháng viêm, giảm nổi mề đay như: lá khế, lá chè xanh, lá kinh giới, lá tía tô, lá sài đất… Đây đều là các loại lá có khả năng tiêu viêm, kháng khuẩn, giúp giảm sưng ngứa, mẩn đỏ và an toàn cho da. Cụ thể:

  • Lá khế: loại lá có tính hàn, có tác dụng giải độc tố và được dùng phổ biến để trị bệnh nổi mề đay, mẩn ngứa.
  • Lá chè xanh: trong lá chè xanh có các chất chống oxy hóa, giúp sát trùng và kháng khuẩn hiệu quả.
  • Lá tía tô: đây là loại lá có đặc tính tương tự với lá chè xanh. Các thành phần trong lá tía tô giúp kháng sinh và làm sạch sâu trên da hiệu quả.
  • Lá sài đất: loại lá có tác dụng chính là kháng khuẩn. Bệnh nhân bị nổi mề đay tắm lá sài đất sẽ giúp cải thiện cơn ngứa
  • Lá kinh giới: đây là loại lá thường dùng để điều trị bệnh vảy nến và dị ứng hiệu quả. Ngoài ra, lá kinh giới còn giúp kháng khuẩn, kháng viêm và giảm ngứa do nổi mề đay.
Một số loại lá dùng để tắm giúp trị bệnh nổi mề đay
Một số loại lá dùng để tắm giúp trị bệnh nổi mề đay

Những chú ý trong sinh hoạt hằng ngày giúp nhanh hết nổi mề đay

Ngoài vấn đề vệ sinh cơ thể hằng ngày, bệnh nhân bị nổi mề đay cũng nên quan tâm đến sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Cụ thể:

  • Trong sinh hoạt hằng ngày: người bệnh cần tránh tiếp xúc với gió, không khí ô nhiễm. Đặc biệt, người có cơ địa mẫn cảm cần tránh tiếp xúc với các vật dễ gây dị ứng như: phấn hoa, lông thú cưng…
  • Chế độ ăn hằng ngày: người bệnh nên bổ sung nhiều vitamin E, B5 cho cơ thể. Chú ý ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, uống đủ nước (1, 5 – 2 lít). Hạn chế những thức ăn cay, nóng, đồ có chứa chất kích thích như: hải sản, thức ăn chứa nhiều protein, bia rượu, cafe, thuốc lá,…

Hy vọng rằng, những chia sẻ về vấn đề nổi mề đay có được tắm không, sẽ giúp ích cho quý độc giả. Chú ý đến những thói quen sinh hoạt hằng ngày sẽ giúp bệnh nổi mề đay sớm khỏi hơn.

Chúc các bệnh nhân bị nổi mề đay sớm bình phục cùng với những thông tin được chia sẻ ở trên.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *