Tại sao nổi mề đay khi ăn hải sản? Cách phòng tránh

Những món hải sản như tôm, cua, sò, ốc,… giàu chất dinh dưỡng, rất có lợi cho sức khỏe, nhưng lại là món ăn gây buồn nôn, chóng mặt, khó thở, nổi mẩn đỏ, mề đay đối với những người bị dị ứng. Vậy tại sao con người lại nổi mề đay khi ăn hải sản? Cùng tìm kiếm câu trả lời qua bài viết dưới đây.

Tại sao da bị nổi mề đay khi ăn hải sản?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong các món hải sản chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe như đạm, canxi, kẽm, chất béo, magie, sắt,… Vì vậy, ăn nhiều hải sản sẽ giúp cơ thể được nạp thêm năng lượng, hệ xương khớp chắc khỏe. Hơn thế nữa, loại nguyên liệu này còn giúp tăng cường chức năng sinh lý cho nam và nữ giới.

Hiện nay cứ 10 người ăn hải sản thì sẽ có khoảng 2 – 3 người sẽ gặp vấn đề khi ăn tôm, cua, nghêu, cá biển, ốc,… Sau khi ăn, da của những người này sẽ nổi mề đay mẩn ngứa. Vùng da này bị nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, khó chịu. Tùy theo cơ địa của từng người, có thể xuất hiện kèm theo nhiều một số triệu chứng khác.

Hải sản gây nổi mề đay
Hải sản gây nổi mề đay

Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ hệ miễn dịch của người bệnh. Hệ miễn dịch của người bị nổi mề đay khi ăn hải sản sẽ dị ứng, không hấp thụ hải sản mà bị hệ miễn dịch “bài xích”. Hệ miễn dịch tự động tạo ra kháng nguyên IgE trong huyết tương nhằm chống lại các chất dinh dưỡng có trong hải sản. Nếu nồng độ IgE tăng cao sẽ tạo nên dây chuyền phản ứng với tế bào mast của da. Khi đó, histamine, gây tổn thương cho da, viêm niêm mạc hô hấp thậm chí là tiêu hóa. Dần dần da xảy ra hiện tượng nổi mề đay kèm theo một số triệu chứng khác. Người ta gọi chung tình trạng này là dị ứng hải sản.

Bị nổi mề đay khi ăn hải sản có nguy hiểm không?

Nổi mề đay do dị ứng hải sản
Nổi mề đay do dị ứng hải sản

Tùy vào cơ địa của từng người sẽ xuất hiện dấu hiệu nổi mề đay khi ăn hải sản khác nhau. Sau khi ăn, một số trường hợp xảy ra hiện tượng bị dị ứng mề đay trong ít phút, nhưng có một số người phải hơn 30 phút, 1 giờ mới bị nổi mề đay. Từ các kết quả khám chữa bệnh thực tế cho thấy, người bị nổi mề đay khi ăn hải sản được chia theo ba mức độ từ nhẹ, nặng, sốc phản vệ. Ứng với từng mức độ sẽ có những cách xử lý tình huống phù hợp nhất. Sau đây là một vài dấu hiệu nhận biết các cấp độ bị nổi mề đay khi ăn hải sản:

– Trường hợp dị ứng hải sản dạng nhẹ: Người bệnh sẽ bị nổi mề đay khi ăn hải sản ở một hoặc một số vùng da nhất định. Có một số ít người bị các vết đỏ lan ra khắp người. Người bệnh sẽ có cảm giác ngứa ngoài da. Tuy nhiên, các triệu chứng dạng này không gây hại quá nhiều và sẽ tự động khỏi sau ít giờ thậm chí là ít ngày.

– Trường hợp dị ứng nặng: Mỗi khi ăn bất cứ món ăn nào được làm từ hải sản, người bệnh sẽ xuất hiện các nốt đỏ trên da và bị sưng phù ở mặt, tay chân, cổ. Không những thế, người bệnh còn xuất hiện các hiện tượng khó thở, nôn quặng bụng, khó chịu, tiêu chảy, nôn mửa,… kèm theo. Trong lúc này, bản thân người bị dị ứng gần như không còn chút sức lực nào cả.

– Trường hợp sốc phản vệ: Đây được xem là tình trạng nặng nhất trong dị ứng hải sản. Người bệnh không những bị nổi mề đay dạng vết đỏ, ngứa ngáy đồng thời sưng phù ở tay chân, mạt,… mà còn bị các rối loạn về huyết áp, mạch máu,… Nếu rơi vào tình trạng này, người bệnh gần như không còn ý thức, lăn ra bất tỉnh.

Với những ai bị nổi mề đay dạng nhẹ, có thể tự khỏi nên người bệnh có thể áp dụng các phương pháp chữa mề đay bằng mẹo trong dân gian. Thế nhưng, đối với người bị dị ứng ở mức độ nặng và sốc phản vệ thì không nên áp dụng liệu pháp điều trị tại nhà, mà cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được kê đơn thuốc uống theo đúng toa và liều lượng nhất định để tránh các trường hợp có thể xảy ra.

Bị nổi mề đay khi ăn hải sản phải làm sao?

Nổi mề đay khi ăn hải sản là triệu chứng được giới y học nhận định là trường hợp nhẹ nhất trong ba mức độ dị ứng. Tuy nhiên, nó vẫn là nguyên nhân gây cản trở nhiều trong sinh hoạt thường nhật của người bệnh. Nếu bị dị ứng hải sản thì bạn có thể xử lí vấn đề bằng cách thực hiện như sau:

– Uống nhiều nước: Nổi mề đay khi ăn hải sản là do hệ miễn dịch trong cơ thể kháng cự lại với chất dinh dưỡng của trong loại thức ăn này. Lúc này, người bệnh cần uống nhiều nước để giảm đi cơn ngứa ngáy khó chịu. Vì tại thời điểm này, nước giữ vai trò như một người giải quyết tình trạng xung đột này.

–  Chữa trị mề đay bằng lá khế, nước cam, chanh: Để cải thiện tình trạng nổi mề đay, ngứa ngáy bên ngoài da, người ta thường truyền tai nhau kinh nghiệm về cách dùng các loại thảo dược dân gian như cam, chanh, lá khế, trà gừng. Bên cạnh việc cung cấp vitamin vào có thể, những thức uống này có thể giúp người bệnh tạm thời quên đi cảm giác khó chịu.

– Dùng thuốc chống dị ứng: Các thành phần bên trong thuốc chống dị ứng có khả năng chống lại histamine được hình thành khi ăn phải hải sản. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người bị nổi mề đay khi ăn tôm, cua, cá biển, ốc,… đều có thể dùng loại thuốc này. Vậy nên, để tránh những phản ứng không mong muốn, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ truớc khi sử dụng.

Loại thuốc nào thường dùng để điều trị chứng nổi mề đay khi ăn hải sản?

Điều trị nổi mề đay bằng thuốc
Điều trị nổi mề đay bằng thuốc

Thông thường, bệnh nhân bị nổi mề đay do dùng món ăn chứa hải sản có thể tùy mức độ nặng nhẹ rồi tiến hành điều trị bệnh tại nhà. Một số loại thuốc xuất hiện trong các toa thuốc chủ yếu là:

– Thuốc Epinephrine: Nếu người bệnh bị nổi mề đay khi ăn hải sản nhưng lại có tiền sử hen suyễn thì cần dùng thuốc Epinephrine, nhằm chống lại tình trạng co thắt phế quản, giảm viêm và các ảnh hưởng có liên quan đến hô hấp. Vì thế, đối tượng nên dùng loại thuốc này phải là nguoif bị dị ứng dạng nặng.

– Thuốc kháng histamine H1: Khi cơ thể buộc phải tiếp nhận hải sản nhưng hệ miễn dịch lại có tiết ra chất histamine để chống lại. Vì thế sinh ra hiện tượng nổi mề đay trên da và cảm giác ngứa. Khi đó, mỗi khi bị tái phát bệnh, bệnh nhân cần dùng thuốc kháng histamine H1. Khi đó, các triệu chứng cặp theo của bệnh như sổ mũi, hắt hơi,… sẽ nhanh chóng cải thiện.

– Kem chống ngứa da: Để làm dịu vết tổn thương trên da, đa số bệnh nhân sẽ tìm đến một số loại thuốc bôi có thành phần menthol, sulfat kẽm,…

Nếu người bệnh bị nổi mề đay do hải sản, ở mức độ nghiêm trọng không chỉ gây nguy hại cho sức khỏe mà còn đe dọa đến tính mạng. Vì thế, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để được điều trị và dùng thuốc theo toa phù hợp.

Ai sẽ là người dễ bị nổi mề đay khi ăn hải sản?

Hiện nay, số lượng người bị nổi mề đay khi ăn hải sản không hề hiếm gặp. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy những đối tượng bị chứng dị ứng này là:

Mề đay mẩn ngứa ở trẻ em: Như chúng ta vẫn biết, trẻ em là phải từng ngày hoàn thiện hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch. Mỗi khi nạp các món có tôm, cua, ốc,… vào cơ thể trẻ, chúng không thể chuyển hóa 100%. Vì thế, hệ miễn dịch sẽ tự động phản ứng lại với lượng protein đã cung cấp. Chính về thế, trẻ là đối tượng dễ dàng bị nổi mề đay mẩn ngứa khi ăn món này.

– Là người cao tuổi: Người cao tuổi là những người đang dần suy giảm các chức năng bên trong cơ thể như tin, gan, thận,… Tất nhiên, hệ miễn dịch cũng không còn giống như ngày còn trẻ. Vì  thế, có rất nhiều trường hợp là người cao tuổi bị nổi mề đay khi ăn hải sản.

– Là người mắc các bệnh cơ địa: Vốn dĩ người có tiền sử mắc các chứng bệnh như chàm, hen suyễn, viêm cơ địa,… có hệ miễn dịch khá nhạy cảm. Vậy nên, cơ thể không thể tiếp nhận lượng protein này. Điều tất nhiên là hiện tượng phản ứng sinh học được diễn ra. Và, kết quả là mề đay nổi trên bề mặt da.

Người dễ bị nổi mề đay khi ăn hải sản cần làm gì?

Tình trạng nổi mề đay, ngứa ngáy do ăn phải các món ăn chứa hải sản là điều không hiếm. Tuy cách điều trị dứt điểm để người bệnh có thể thưởng thức được nhiều món ngon. Vì thế, để phòng tránh tái phát bệnh, bệnh nhân cần lưu ý một số điều sau:

Người bị nổi mề đay không nên gãi ngứa
Người bị nổi mề đay không nên gãi ngứa

– Người bệnh chú ý vệ sinh cơ thể và  tắm bằng nước mát. Tuyệt đối nên tránh xa nước nóng. Vì khi trên bề mặt da bị nổi mề đay, nếu bệnh nhân tiếp xúc với nhiệt độ cao sẽ làm cho vùng da bị tổn thương nghiêm trọng hơn, vết mề đay sẽ lan rộng ra. Thêm vào đó, tình trạng ngứa ngáy không thể cải thiện mà còn ngứa thêm nữa.

– Người bệnh nhất thiết cần tránh xa rượu bia và các thức uống có cồn. Điều này rất dễ dàng làm bệnh nhân ngứa nặng thêm, mề đay nổi dày thêm. Kèm theo đó là nhiều rối loạn khác.

– Nguyên nhân khiến người bị nổi mề đay là do ăn phải tôm, cua, ốc, bạch tuột,… Lẽ tất nhiên, bệnh nhân không nên dùng các món này

– Khi bị nổi mề đay, bệnh nhân tất nhiên sẽ có cảm giác ngứa ngáy. Dù không muốn người bệnh khó có thể không dùng tay gãi. Tuy nhiên, mỗi ngày, mọi người phải dùng bàn tay để làm rất nhiều việc. Vì thế, trên bàn tay, ít nhiều gì cũng có vi khuẩn bám vào. Do đó, việc gãi bằng tay sẽ khiến cho tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng thêm, da bị nhiễm trùng.

– Người bệnh không nên sử dụng các loại thực phẩm giàu đạm, nêm gia vị đậm và nhiều dầu mỡ để tránh áp lực lên hệ tiêu hóa.

– Cách tốt nhất để làm giảm tình trạng này là bệnh nhân mắc chứng dị ứng hải sản cần phải thiết lập chế độ an uống nghỉ ngơi hợp lý và thường xuyên luyện tập thể dục.

Tùy vào cơ địa của từng người, nên tình trạng nổi mề đay khi ăn hải sản của mỗi người là không giống nhau về mức độ nặng nhẹ. Dù vậy, mỗi khi bị phát mề đay, bệnh nhân lẫn người thân đều không khỏi hoang mang lo lắng. Tất nhiên, điều cần thiết lúc này đó là hết sức bình tĩnh để xử lý bệnh tình.