Nổi mề đay ở tay là bệnh viêm da phổ biến, đặc biệt thường xuất hiện vào lúc giao mùa. Mỗi khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như thức ăn, bị côn trùng cắn, thời tiết,… vùng da trên tay dễ bị nổi các nốt sần đỏ, ngứa ngáy.
Mề đay xuất hiện ở vị trí nào trên vùng da tay?
Nổi mề đay là tình trạng da bị tổn thương khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. Khi đó, trên da xuất hiện các nốt sần màu đỏ hoặc hồng, nhiều kích thước và gây ngứa ngáy khó chịu. Thông thường, bệnh sẽ tự khỏi và không lây từ người sang người.
Mề đay có thể xuất hiện ở mọi vùng da trên cơ thể như bụng, cổ, lưng, ngực,… Trong đó, nổi mề đay ở tay khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu và bất tiện nhất. Bởi, hầu hết mọi sinh hoạt của con người đều dùng tay để thực hiện. Và, các vị trí nổi mề đay trên tay cụ thể như sau:

– Nổi mề đay ở lòng bàn tay: Mỗi ngày, bàn tay phải tiếp xúc với nhiều vật dụng, hóa chất, bụi bẩn,… Vì thế, khi các nốt sần đỏ, gây ngứa xuất hiện ở lòng bàn tay không những khó điều trị dứt điểm mà còn tăng nguy cơ tái phát
– Nổi mề đay ở cánh tay: Do thói quen hàng ngày, cánh tay cũng là bộ phận dễ tiếp xúc với các vật dụng không sạch sẽ như bàn, ghế, tủ,… nên dễ bị dị ứng.
– Nổi mề đay ở khủy tay: Trên tay, khủy tay rất ít khi tiếp xúc nhưng cũng thường xuất hiện các nốt đỏ sần gây ngứa.
Đi tìm nguyên nhân gây ra chứng nổi mề đay ở tay
Đến nay, các bác sĩ vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây bệnh chứng mề đay ở tay. Vì thế, để tránh chứng bệnh viêm da này, người bệnh cần biết các tác nhân gây bệnh sau đây:
Nổi mề đay ở do dị ứng
Trong nhiều trường hợp nổi mề đay ở tay, dị ứng là tác nhân được nhắc đến nhiều nhất. Đây là một dạng phản ứng xuất hiện khi da bị kích thích. Khi đó, trên bề mặt da nổi lên các nốt đỏ, thậm chí là mụn nước, mụn mủ, sưng,… gây ngứa. Khi bị dị ứng nghiêm trọng, người bệnh có thể bị sưng mắt, sưng cổ họng, nghẹt mũi,… Tác nhân gây dị ứng cụ thể như sau:
- Thức ăn: Ở người có tiền sử bị nổi mề đay, hệ miễn dịch khó có thể tiếp nhận tất cả các chất dinh dưỡng được nạp vào cơ thể. Vì thế, tay dễ xuất hiện các triệu chứng của bệnh. Các loại thực phẩm dễ gây dị ứng gồm hải sản, trứng, sữa, đậu phộng….
- Thuốc: Hiện tượng lòng bàn tay, cánh tay hoặc khủy tay bị nổi mề đay. Do cơ thể không chấp nhận các thành phần của thuốc được dùng trong lúc điều trị bệnh.
- Côn trùng cắn: Tùy vào lượng chất độc tiềm ẩn trong các loại côn trùng như ong, nhện, muỗi,… nên mỗi khi bị cán, người ta thường bị nổi các vết sần đỏ gây ngứa ngáy.
- Nổi mề đay do dị ứng thời tiết: Vào thời điểm giao mùa, tình hình thời tiết có hiện tượng nóng hoặc lạnh đột ngột. Trong khi đó, cơ thể chưa thích nghi kịp dẫn đến tình trạng nổi mề đay ở tay hoặc cả người.
- Hóa mỹ phẩm: Vì muốn trông ngày càng đẹp hơn, không ít người tìm đến các loại mỹ phẩm. Tuy nhiên, việc mua mỹ phẩm không rõ nguồn xuất xứ và thành phần là nguyên nhân dẫn đến dị ứng. Bên cạnh đó, hóa chất cũng là nguyên nhân gây ra loại bệnh da liễu này.
- Thức uống có cồn: Mỗi khi sử dụng thức uống có cồn,nhiều người dễ bị nổi mề đay ở lòng bàn tay, cánh tay.
- Tác nhân gây dị ứng khác: Bụi, phấn hóa, lông thú cưng, chất liệu quần áo, khói thuốc lá,…
Nổi mề đay ở tay do căng thẳng thần kinh

Áp lực trong cuộc sống, công việc là tác nhân khiến hệ thần kinh làm việc quá tải. Từ đó dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng hệ miễn dịch. Đây là tác nhân gây hàng loạt các chứng bệnh về da như mề đay, vảy nến, chàm,… Nếu căng thẳng kéo dài rất dễ khiến các nốt sần đỏ ở tay lan sang vùng da khác. Vì vậy, người bệnh phải luôn giữ đầu óc thư giãn và nghỉ ngơi hợp lý để bệnh thuyên giảm.
Nổi mề đay ở tay do ký sinh trùng
Một số trường hợp, người bệnh bị nổi mề đay ở tay do ký sinh trùng. Do tay là bộ phận thường xuyên tiếp xúc với vật nuôi, người xung quanh. Nên, con ghẻ, con de chó,…có thể tấn công vào da. Tại đây, chúng sẽ đào hang để cư ngụ rồi sinh sản trên da.
Nổi mề đay ở tay do một số bệnh nhiễm trùng
Đôi lúc, chứng nổi mề đay là biểu hiện của một số bệnh nhiễm trùng như bệnh sởi, sốt phát ban, viêm họng cấp,… Để giải quyết các nốt sần đỏ trên cánh tay, hay toàn thân, bệnh nhân cần có phương án điều trị bệnh nhiễm trùng hợp lý.
Nổi mề đay ở tay do tác nhân khác
Tình trạng nổi mề đay ở tay cũng có thể đến từ các bệnh như Celiac, tiểu đường type 1, tuyến giáp, lupus ban đỏ, hội chứng Sjogren,…
Cách điều trị chứng nổi mề đay ở tay
Thông thường, mề đay có thể tự khỏi sau vài giờ hoặc vài ngày. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp, mọi triệu chứng bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm sau nhiều tuần. Vì thế, ngay từ ngày đầu bị bệnh, mọi người cần chủ động điều trị.
Điều trị mề đay ở tay mức độ nhẹ
Điều trị mề đay dạng nhẹ dùng cho trường hợp nốt sần ngứa xuất hiện ở phạm vi hẹp. Biện pháp điều trị như sau:

- Dùng thuốc kháng histamine: Các loại thuốc kháng histamine được khuyến khích sử dụng gồm Loratadine, Desloratadine, Fexofenadine, Cetirizine,…. Chúng có tác dụng kiềm hãm quá trình giải phóng histamine và cải thiện tình trạng viêm da. Mặc dù thuốc khá hiệu quả nhưng hoạt động thường ngày sẽ bị ảnh hưởng. Vì thuốc có kèm theo tác dụng phụ như buồn ngủ, giảm tập trung, chóng mặt,…
- Tắm nước mát: Nước mát có tác dụng làm giảm tình trạng ngứa ngáy ở tay. Vì độ lạnh trong nước làm cho mô da trở nên co lại.
- Chườm lạnh: Việc dùng khăn lạnh để chườm lên da giúp làm giảm mề đay ở lòng bàn tay, cánh tay, khủy tay. Bên cạnh đó, liệu pháp này còn giúp làm giảm tình trạng viêm sưng.
- Dùng kem dưỡng ẩm: Kem dưỡng da cung cấp độ ẩm làm dịu và nuôi dưỡng làn da. Vì thế, mỗi khi bị nổi mề đay, nhiều người đều nghĩ đến biện pháp này. Mỗi ngày 2 lần sẽ giúp cải thiện vết sần đỏ và cảm giác ngứa ngáy.
- Bổ sung vitamin C: Thiếu vitamin C làm cho hệ miễn dịch suy giảm chức năng. Đây là lý do người ta dễ dàng mác bệnh. Vì thế, khi nổi mề đay, người bệnh cần nhanh chóng bổ sung lượng vitamin C vào cơ thể. Lúc này, vitamin C có nhiệm vụ ngăn cản quá trình giải phóng histamine khiến cho nổi mề đay thuyên giảm.
- Bổ sung nước: Uống nhiều nước giúp độc tố trong cơ thể được thải ra ngoài. Khi đó, quá trình trao đổi chất được diễn ra tốt đẹp. Tất nhiên, đô ẩm của da được cung cấp sẽ giảm đi tình trạng ngứa ngáy. Đồng thời làm quá trình hình thành histamine.
Điều trị mề đay ở tay mức độ nặng
Trong trường hợp mề đay ở lòng bàn tay lan rộng ra toàn thân gây ra cảm giác ngứa ngáy dữ dội hơn. Việc điều trị tại nhà không hiệu quả. bệnh nhân cần nhanh chóng đến bệnh viện da liễu để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

Các loại thuốc điều trị mề đay dạng nặng chủ yếu là:
- Thuốc chống viêm chứa corticoid: Người bị nổi mề đay kèm theo phù mạch sẽ được dùng loại thuốc chống viêm chứa corticoid dạng viên uống hoặc dạng tiêm. Mọi người không nên tự ý dùng loại thuốc này nếu không tham khảo ý kiến bác sĩ. Vì người bệnh sẽ khó có thể lường trước mức độ nghiêm trọng do tác dụng phụ của các loại thuốc này mang lại.
- Thuốc chống trầm cảm: Trầm cảm là tác nhân tác động khiến hệ thần kinh căng thẳng. Vì thế, chứng mề đay xuất hiện ở tay hay toàn cơ thể. Nếu rơi vào tình trạng này, người bệnh sẽ được dùng các loại thuốc dạng này. Tất nhiên, trong thời gian điều trị, nhiều sinh hoạt sẽ bị rối loạn tạm thời do tác dụng phụ của thuốc.
- Thuốc ức chế miễn dịch: Để ngăn chặn tình trạng mề đay phát triển và lan rộng, bác sĩ ghi vào toa loại thuốc ức chế miễn dịch cho bệnh nhân.
Việc điều trị mề đay bằng phương pháp Tây y giúp khắc phục bệnh một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, lâu dài, cơ thể sẽ xuất hiện những dấu hiệu kháng thuốc. Vì thế, hiệu quả chữa trị sẽ giảm dần theo thời gian. Bên cạnh đó, biện pháp này không thể điều trị dứt điểm chứng nổi mề đay ở trên tay hay vùng da khác. Do đó, bệnh có khả năng tái phát.
Ngoài ra, theo khuyến cáo của các tổ chức y tế, gần như mọi loại thuốc tây đều có thể để tại tac dụng phụ cho người dùng. Nếu dùng trong một thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng gan, thận. Theo đó, các chất độc trong người không thể đào thải gây ra hiện tượng nóng trong sinh huyết nhiệt. Vì thế, tình trạng mề đay sẽ nặng hơn. Thêm vào đó, các loại thuốc dạng bôi lên da không hoàn toàn hiệu quả. Chúng sẽ gây nên tình trạng rạn da, teo da,…
Trẻ em, phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ và đang cho con bú là những đối tượng dễ bị nổi mề đay. Do hệ miễn dịch quá yếu ớt. Vì thế, các chuyên gia y tế khuyến cáo, các đối tượng này không được dùng thuốc.
Chế độ sinh hoạt được khuyến khích
- Chọn lựa trang phục sáng màu, rộng rãi, thoáng mát. Vì loại quần áo này sẽ giúp giảm sự cọ xát với vùng da bị tổn thương. Đồng thời giảm tiết mồ hôi nên sẽ làm vơi đi cảm giác ngứa ngáy.
- Không dùng tay chà xát lên vết mề đay ở lòng bàn tay, mô bàn tay, cánh tay hay khủy tay. Vì hành động này sẽ khiến mề đay lan nhanh qua các vùng da khác.
- Tuyệt đối không dùng thức ăn, thức uống gây dị ứng như trứng, đậu phộng, hải sản,…
- Cố gắng phối hợp với bác sĩ để quá trình điều trị đạt kết quả tốt nhất
Hiện nay, có nhiều tác nhân gây ra chứng nổi mề đay ở tay như dị ứng, bệnh nhiễm trùng, ký sinh trùng,… Vì vậy, để giải quyết tình trạng bệnh, mọi người cần tìm ra tác nhân chính gây ra chứng mề đay mẩn ngứa. Từ đó, chủ động tìm kiếm phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Với các trường hợp bệnh nặng, người bệnh cần tuân thủ mọi chỉ dẫn của chuyên gia y tế.