Bị nổi mề đay thường xuyên, có nguy hiểm không? Cách điều trị?

Nổi mề đay thường xuyên là dấu hiệu cho biết căn bệnh của bạn đang tiến triển xấu đi. Tình trạng bệnh kéo dài và lâu khỏi, chưa kể sẽ tái phát lại nhiều lần. Khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng lớn. Để trả lời cho câu hỏi: Bị nổi mề đay thường xuyên, có nguy hiểm không, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau!

Triệu chứng khi bị nổi mề đay thường xuyên

Nổi mề đay thường xuyên là tình trạng da bị nổi phát ban khiến cơ thể bị phù nề. Nó cũng có thể xuất hiện với nhiều kích thước và hình dạng khác. Không chỉ tập trung tại một vị trí, căn bệnh này có thể lan rộng tạo thành từng mảng to, nhỏ trên bề mặt da hay thanh quản, niêm mạc và đường tiêu hóa.

Triệu chứng của căn bệnh này ít nhiều cũng khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu. Tùy vào từng trường hợp bệnh mà sẽ xuất hiện với những biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, thường thì ở những vị trí bị tổn thường do mề đay gây ra. Vùng da đó sẽ bị sưng tấy và kèm theo triệu chứng ngứa ngáy hoặc đau rát.

Mề đay có thể xuất hiện dưới nhiều hình dạng và kích thước khác nhau
Mề đay có thể xuất hiện dưới nhiều hình dạng và kích thước khác nhau

Hầu như, ai cũng có thể mắc phải căn bệnh này và nguyên nhân gây ra còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: dị ứng thời tiết, do tiếp xúc với một môi trường mới, bị bệnh về đường hô hấp, phản ứng với thuốc hoặc bị nhiễm trùng,…

Phân loại các dạng mề đay

Để biết được nổi mề đay có nguy hiểm không, ta cần biết rõ biểu hiện và triệu chứng của từng trường hợp bệnh. Dựa vào những thông tin đó, người bệnh có thể biết được tình trạng bệnh hiện tại của mình đang ở mức nào. Dưới đây là những dạng bệnh về mề đay đã được phân loại cụ thể. Bạn đọc sẽ dễ dàng nhận biết được mình thuộc trường hợp nào để có hướng điều trị phù hợp.

Mề đay thông thường mà chúng ta hay gặp là mề đay cấp tính vã mãn tính. Trong đó, mề đay mãn tính là căn bệnh khó xác định được nguyên nhân.

Mề đay cấp tính

  • Bệnh thường chỉ kéo dài < 6 tuần.
  • Nguyên nhân gây nên do nhiều yếu tố vừa có thể là khách quan hoặc chủ quan: do môi trường, thời tiết tác độc, phản ứng phụ của thuốc, sử dụng thực phẩm gây dị ứng, nội tiết tố bị ảnh hưởng,…

Mề đay mãn tính

  • Bệnh được xác định khi xuất hiện dày đặc trên 6 tuần.
  • Nguyên nhân thường khó xác định, chỉ có thể tìm được nguyên nhân trong khoảng 5 đến 20% trên tổng số các trường hợp mắc bệnh.
Mề đay mạn tính là trường hợp khó xác định được nguyên nhân gây bệnh
Mề đay mạn tính là trường hợp khó xác định được nguyên nhân gây bệnh

Ngoài mề đay thông thường thì còn có có một vài dạng mề đay khác, bạn đọc có thể tham khảo để biết thêm thông tin về những trường hợp này:

Mề đay vật lý

  • Đối với dạng này thì nó chỉ gây tổn thương da ở mức độ nhẹ.
  • Chỉ gây phù nề tại một ví trí và ít có trường hợp làm lây lan toàn thân.
  • Nguyên nhân chủ yếu do thay đổi nhiệt độ đột ngột. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có yếu tố xấu ảnh hưởng tới da. Hoặc do các kích thích cơ học khiến bệnh nhân nổi mề đay thường xuyên.

Phù mạch (Phù Quincke)

  • Trường hợp này có những biểu hiện giống như mề đay. Nhưng vết thương nó gây ra thường sâu hơn, dễ lây lan trên cơ thể.
  • Những vùng da tổn thương sẽ trở nên rất nhạy cảm. Các vết sần sẽ sưng tấy gây cảm giác đau và bỏng rát.
  • Vị trí xuất hiện sẽ nhiều hơn đối với mề đay thông thường. Nó có thể lan rộng khắp lòng bàn tay, bàn chân, quanh mí mắt, môi. Thậm chí ảnh hưởng đến hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, bộ phận sinh dục.
  • Triệu chứng kèm theo khiến bệnh nhân dễ bị sốc, đau nhức cơ thể, đau đầu, rối loạn tiêu hóa,… Chưa kể trường hợp nặng nhất có thể dẫn đến là sốc phản vệ rất nguy hiểm.
Hình ảnh biểu hiển bệnh phù mạch
Hình ảnh biểu hiển bệnh phù mạch

Các dạng mề đay khác

  • Mề đay tiếp xúc: ở dạng này trường hợp bệnh chỉ xuất hiện khi bệnh nhân tiếp xúc với các loại hóa chất lạ. Chúng có những nguyên tố dễ khiến da bị kích ứng, dẫn đến viêm da như: Thuốc nhuộm tóc, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, các chất hóa học cần có bảo hộ khi sử dụng,…
  • Viêm mạch mề đay: Dạng này đơn thuần chỉ là viêm da dị ứng dạng nhẹ. Mề đay chỉ xuất hiện trong khoảng 24h, triệu chứng cũng giống như mề đay thông thường. Cảm giác ngứa ngáy sẽ nhanh chóng tan biến, tổn thương trên bề mặt da không nặng và mau lành.

Tuy nhiên, việc bị nổi mề đay thường xuyên có thể do bạn đã từng bị, nhưng điều trị sai cách khiến bệnh tái phát lại nhiều lần. Nếu để căn bệnh kéo dài liên tục sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn và khó chữa. Do đó, người bệnh cần đi thăm khám để được điều trị nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Vậy bị nổi mề đay thường xuyên có nguy hiểm không

Sau khi tìm hiểu về các dạng bệnh của mề đay, biết được bản thân mình đang thuộc trường hợp nào. Thì có lẽ bạn đọc đã tìm được câu trả lời cho mình. Nếu người bệnh trước đây chưa từng mắc phải căn bệnh này, mà gần đây hay bị nổi mề đay thường xuyên. Đây là trường hợp viêm da tiếp xúc, có thể bệnh nhân đã tiếp xúc trực tiếp với các chất độc hại nào đó.

Tác động do mề đay gây ra

Đối với người bị tái phát lại nhiều lần, việc liên tục bị nổi mề đay sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng. Đầu tiên là về vấn đề thẩm mỹ, nếu bệnh nhân gãi làm xước da sẽ để lại sẹo thâm, lồi rất xấu trên bề mặt da. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng không nên chủ quan. Khi căn bệnh tiến triển nặng nó có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Ngoài những vết sẹo lưu lại trên da, nó còn để lại bớt chàm mãn tính khó điều trị. Chưa kể, đối với chị em phụ nữ, họ luôn coi trọng cái đẹp chắc chắn sẽ khiến tâm lý cũng bị ảnh hưởng theo. Từ đó, tác động lớn đến sức khỏe và giảm sút chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Tổn thương do mề đay có thể gây mất thẩm mỹ
Tổn thương do mề đay có thể gây mất thẩm mỹ

Các biến chứng nguy hiểm khi bị nổi mề đay thường xuyên

Mề đay nếu xuất hiện trong các cơ quan của hệ hô hấp sẽ khiến người bệnh bị nghẹt thở. Nó khiến các mạch khí quản và họng bị tổn thương và sưng tấy. Dẫn đến cảm giác khó thở nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng người bệnh.

Trường hợp mề đay lan tỏa đến hệ tiêu hóa, sẽ gây ra những cơn đau bụng liên tiếp. Khiến bệnh nhân bị đau thắt, nôn mửa và bị tiêu chảy. Nếu căn bệnh này được phát hiện khi đang phát triển ở não bộ sẽ càng nguy hiểm hơn. Vì đây là bộ phận quan trọng và rất khó chữa trị, mề đay có thể gây phù nề não cực kỳ nguy hiểm.

Phù nề não do mề đay gây ra rất nguy hiểm
Phù nề não do mề đay gây ra rất nguy hiểm

Căn bệnh này tuy bản chất không mang tính lây lan từ người sang người. Nhưng vớ giai đoạn bệnh kéo dài mang đến không ít những hệ lụy mà không ai mong muốn. Chưa kể, một số biến chứng nguy hiểm khác mà nó đêm đến như: Sốc phản vệ, tụt huyết áp dẫn đến choáng váng, giãn mạch,… tất cả những triệu chứng trên đều có thể dẫn đến tử vong, nếu người bệnh chủ quan khi bị nổi mề đay thường xuyên mà không điều trị kịp thời.

Các cách điều trị khi bị nổi mề đay thường xuyên

Một số người không cần sử dụng đến bất kỳ sự hỗ trợ nào hay điều trị nào. Các vết mẩn ngứa, phù nề do mề đay gây ra cũng sẽ tự động biến mất trong một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, khi người bệnh bị căn bệnh làm phiền trong một khoảng thời gian dài và liên tục nên đi khám để có hướng chữa trị tốt nhất.

Dưới đây là một số phương pháp điều trị cho bệnh nhân bị nổi mề đay thường xuyên. Người bệnh có thể áp dụng để điều trị tại nhà, sao cho hợp lý và mang lại hiệu quả nhất cho mình.

Điều trị nổi mề đay tại nhà

  • Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vì nó dễ gây tổn thương cho vùng da bị nổi mề đay.
  • Tránh hoạt động mạnh vừa ảnh hưởng sức khỏe và dễ gây lây lan mề đay trên cơ thể.
  • Không dùng nước nóng để vệ sinh những vùng bị nổi mẩn. Sử dụng khăn sạch cùng nước lạnh hoặc ấm.
  • Bệnh nhân tuyệt đối không gãi khi cảm thấy ngứa ngáy, tình trạng bệnh có thể nặng hơn.
  • Uống nhiều nước, tập một vài động tác thể dục nhẹ nhàng tránh căng thẳng. Bổ sung rau xanh giúp thanh lọc cơ thể và tăng sức đề kháng, chính là cách chữa trị bệnh hiệu quả nhất.
Tập thể dục nhẹ nhàng giúp giảm căng thẳng sẽ rất hiệu quả khi điều trị bệnh
Tập thể dục nhẹ nhàng giúp giảm căng thẳng sẽ rất hiệu quả khi điều trị bệnh

Điều trị nổi mề đay thường xuyên bằng thuốc

Nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm, người bệnh nên lập tức đến các cơ sở y tế uy tín. Để được các bác sĩ chuẩn đoán bệnh, cũng như kê thuốc đúng tình trạng hiện tại. Tránh trường hợp bị sốc phản vệ khi dùng sai liều lượng. Một số tên thuốc sau thường được dùng để điều trị cho căn bệnh này bạn đọc có thể tham khảo thêm:

  • Thuốc kháng histamin: Tác dụng phụ của nó có thể gây buồn ngủ, tuy nhiên cũng giúp bệnh nhân đỡ được cảm giác ngứa ngáy, khó chịu do mề đay gây ra.
  • Thuốc corticoid toàn thân: Thuốc chuyên đặc trị cho các trường hợp bệnh nặng, phù nề hệ hô hấp. Hoặc các trường hợp mề đay mãn tính mà sử dụng histamin không được đáp ứng. Liều lượng dùng cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.
  • Các loại thuốc khác: Epinephrine, colchicine, doxepin, leukotriene, dapson,…
  • Đối vớ những trường hợp nặng, không thể dùng những loại trên. Sẽ theo chỉ định của bác sĩ dùng ức chế miễn dịch như: Immunoglobuline truyền tĩnh mạch hoặc thay huyết tương,..
Việc sử dụng thuốc chữa trị mề đay cần có sự hướng dẫn của bác sĩ
Việc sử dụng thuốc chữa trị mề đay cần có sự hướng dẫn của bác sĩ

Căn bệnh sẽ không trở nên nguy hiểm, nếu bạn đọc có đủ sự hiểu bết về căn bệnh này. Cũng như có một tâm lý vững vàng, nếu để tâm lý ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc. Sẽ khiến tình trạng bệnh rẽ theo chiều hướng xấu. Do đó người bệnh nên tạo cho mình một lối sống sinh hoạt thật lành mạnh.

Với những thông tin của bài viết đã cập nhật đầy đủ về triệu chứng cũng như nguy cơ của từng loại bệnh. Chắc chắn bạn đọc đã biết thêm về tình trạng bị nổi mề đay thường xuyên của mình do đâu. Hy vọng, chủ đề này sẽ giúp ích cho mọi người trong việc tìm hướng phòng ngừa cũng như điều trị bệnh hợp lý.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *