Bị nổi mề đay uống thuốc không khỏi, nguyên nhân và cách khắc phục

Mề đay là hiện tượng phản ứng khi da bị viêm hay kích ứng. Bệnh mề đay sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe, công việc và cuộc sống của con người. Thực tế, có rất nhiều nổi mề đay uống thuốc không khỏi, theo thời gian lâu ngày sẽ trở thành mãn tính. Vậy nguyên nhân từ đâu mà thuốc lại không có tác dụng trong việc điều trị, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tại sao nổi mề đay uống thuốc không khỏi?

Nguyên nhân gây ra bệnh mề đay rất đa dạng, dễ xảy ra trong quá trình sinh hoạt hằng ngày. Khi chớm bệnh, nhiều người thường tự ý điều trị dẫn đến tình trạng bệnh kéo dài dai dẳng, thậm chí dẫn tới mề đay mãn tính. Những lý do khiến nổi mề đay uống thuốc mãi không khỏi vì:

Sử dụng thuốc sai cách sẽ làm tình trạng bệnh mề đay thêm trầm trọng
Sử dụng thuốc sai cách sẽ làm tình trạng bệnh mề đay thêm trầm trọng
  • Dị ứng với một số thành phần thuốc chữa bệnh mề đay. Những thành phần này làm tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Hiện tượng nổi mẩn và kích ứng xảy ra thường xuyên. Đây là tác nhân khiến cho việc sử dụng thuốc trở nên không hiệu quả trong việc điều trị bệnh.
  • Khi bị bệnh, người bệnh thường chủ quan không đi khám bác sĩ chuyên khoa. Tự ý điều trị bằng các phương pháp khác nhau, trong đó có việc sử dụng kháng sinh. Việc tự ý sử dụng kháng sinh mà không theo chỉ dẫn của bác sĩ sẽ khiến người bệnh rơi vào tình trạng kháng thuốc, nhờn thuốc. Dẫn đến việc thuốc không còn tác dụng trong quá trình điều trị bệnh.
  • Lạm dụng thuốc chống dị ứng cũng là một trong nguyên nhân khiến cho việc nổi mề đay uống thuốc không khỏi. Sử dụng quá nhiều thuốc sẽ khiến vi khuẩn biến thành một dạng khác làm thuốc mất tác dụng.

Trên đây chỉ là một vài nguyên nhân cơ bản của việc uống thuốc không có tác dụng đối với bệnh nổi mề đay. Để đưa ra hướng điều trị đúng với tình trạng bệnh, bạn nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa da liễu để nhận được sự tư vấn cụ thể. Giúp cải thiện tình trạng sức khỏe và tránh được nguy cơ mắc bệnh mề đay mãn tính.

Nổi mề đay uống thuốc không khỏi, cách khắc phục như thế nào?

Để có thể khắc phục tình trạng nổi mề đay uống thuốc không khỏi, ngoài việc khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ thì có thể tham khảo một vài biện pháp dưới đây để có thể hạn chế tình trạng này:

Một số biện pháp khắc phục tình trạng bệnh nổi mề đay
Một số biện pháp khắc phục tình trạng bệnh nổi mề đay
  • Khi mới phát hiện bệnh, cần lưu ý nguyên nhân gây ra bệnh. Từ đó, thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống sao cho phù hợp nhằm cải thiện tình trạng bệnh.
  • Tránh ăn những loại đồ ăn nhiều dầu mỡ hay cay nóng. Đây là những thức ăn có thể khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
  • Không tự ý sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh mề đay một cách bừa bãi. Nên tuân thủ sự chỉ định của bác sĩ trong việc dùng thuốc để điều trị bệnh.
  • Không lạm dụng các loại thuốc kháng sinh hoặc các loại thuốc đặc trị bệnh khi bệnh đang ở mức độ nhẹ. Việc lạm dụng này sẽ gây ra tình trạng nổi mề đay uống thuốc không khỏi.
  • Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như: lông thú nuôi, phấn hoa, khói, bụi,…
  • Bổ sung các chất dinh dưỡng, cung cấp đầy đủ nước nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Người bị bệnh nổi mề đay cần chú ý đến việc mặc quần áo. Nên lựa chọn những bộ trang phục rộng rãi, thoải mái được là từ những chất liệu có khả năng thấm hút tốt. Tuyệt đối không mặc những bộ quần áo bó sát, cọ xát vào da gây ra những kích ứng và tổn thương.
  • Giữ cơ thể ấm khi thời tiết chuyển lạnh vào mùa đông và luôn tạo cảm giác mát mẻ cho cơ thể vào mùa hè.
  • Hạn chế những hành động như gãi, chà xát hay tiếp xúc mạnh lên các vùng da bị mề đay. Những hành động này vô tình sẽ khiến da bị kích thích, tạo điều kiện để hiện tượng mẩn ngứa lan rộng sang những khu vực khác.

Tìm hiểu nguyên nhân để phòng tránh nổi mề đay

Theo các bác sĩ gia liễu, bệnh nổi mề đay thường xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Căn nguyên nổi mề đay rất phức tạp, trên cùng một người bệnh có thể xuất hiện do một hoặc nhiều lý do khác nhau. Những nguyên nhân phổ biến gây nổi mề đay thường gặp gồm:

Bệnh mề đay có thể xuất hiện các triệu chứng mẩn ngứa ở khắp cơ thể
Bệnh mề đay có thể xuất hiện các triệu chứng mẩn ngứa ở khắp cơ thể
  • Dị ứng thức ăn: Bệnh này thường xuất hiện ở những người có cơ địa dị ứng với một số thành phần của các loại thực phẩm như: tôm, cua, cá, hải sản,…
  • Dị ứng thuốc: Theo các bác sĩ da liễu, đa số các loại thuốc khi đưa vào cơ thể đều có khả năng gây ra tác dụng phụ liên quan đến dị ứng về da. Trong đó, nhóm thuốc nhóm thuốc beta-lactam, cyclin, chloramphenicol, macrolid, thuốc chống viêm không steroid, vacxin,… là các nhóm thuốc dễ gây ra nổi mề đay, mẩn ngứa nhất.
  • Côn trùng cắn: nguyên nhân nổi mề đay thường do nọc độc của côn trùng như kiến ba khoang, ong, nhện, rệp,… gây nên. Đây là tác nhân mà ít người biết sẽ gây nên các triệu chứng nổi mẩn, ngứa ngáy.
  • Dị ứng hóa mỹ phẩm: Sử dụng các loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, tiếp xúc trực tiếp với các loại hóa chất gây hại cho da. Điều này khiến làm tăng nguy cơ nổi mề đay trên da.
  • Nguyên nhân nổi mề đay do yếu tố di truyền: Có khoảng 50-60% người mắc bệnh là do di truyền. Trong đó, nếu chỉ có bố hoặc mẹ mắc bệnh nổi mề đay thì con sinh ra có khoảng 25% nguy cơ bị bệnh. Nếu cả bố và mẹ đều bị bệnh thì khả năng sinh con ra mắc bệnh là 50%.
  • Do bệnh lý: Các loại bệnh có khả năng dễ gây gây ra nổi mề đay như: Lupus ban đỏ, bệnh tuyến giáp tự miễn, cryoglobulinemia,… Những căn bệnh này gây ra sự rối loạn nội tiết, làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.
  • Dị nguyên trong môi trường: Phấn hoa, khói thuốc, bụi các loại,lông động vật, men mốc, len… là những nguyên nhân dễ gây ra tình trạng nổi mề đay uống thuốc không khỏi, tái đi tái lại nhiều lần.
  • Không tìm ra nguyên nhân: Có đến khoảng 50% các trường hợp nổi mề đay không tìm ra nguyên nhân và thường được xếp vào dạng mề đay tự phát hay còn được gọi là mề đay vô căn.

Cách chữa mề đay bằng mẹo dân gian

Bên cạnh sử dụng thuốc để triều trị bệnh mề đay. Thì các bài thuốc dân gian cũng là một cách chữa trị bệnh khá hiệu quả, an toàn cho người bệnh. Cha ông ta lưu truyền rất nhiều bài thuốc hay, dưới đây là một trong những cách chữa điển hình mà bạn có thể tham khảo:

Trị mề đay bằng mẹo
Trị mề đay bằng mẹo

Trị mề đay bằng lá khế

Theo Đông Y, lá khế có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và chống viêm hiệu quả. Bên cạnh đó, còn có khả năng làm dịu các vết sưng đỏ nhanh chóng giúp người cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn.

Cách thực hiện:

  • Lấy 100g lá khế tươi, đem rửa sạch và đun sôi cùng với khoảng 2 lít nước. Sau khi nước sôi, để nguội. Sử dụng nước để ngâm hoặc rửa lên các vùng da nổi mẩn, ngứa ngáy.
  • Dùng cách này cách 2 ngày một lần sẽ thấy cải thiện tình trạng bệnh tình rõ rệt.

Ngoài ra, bạn có thể xay nhuyễn lá khế và đắp lên các vùng da bị nổi mề đay. Hoặc cách khác cũng mang lại hiệu quả tốt đó là ép lá khế để lấy nước uống.

Trị mề đay bằng lá kinh giới

Lá kinh giới có vị cay nồng tính ấm có công dụng trong việc cầm máu, chống co giật,… Đặc biệt còn tác dụng tốt trong việc làm giảm các triệu chứng của bệnh nổi mề đay hay viêm da cơ địa.

Cách thực hiện:

  • Lấy 100g lá kinh giới đem rửa sạch, đem sao nóng cùng một thìa cafe muối hạt. Sao cho đến khi lá kinh giới chuyển sang màu vàng.
  • Cho phần lá kinh giới vừa sao vào một chiếc khăn mỏng, rồi chườm lên những vùng da nổi mề đay cho tới khi lá nguội.
  • Thực hiện mỗi ngày để đạt hiệu quả trong việc điều trị bệnh.

Trị mề đay bằng lá tía tô

Lá tía tô có tính ấm vị ngọt có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn tốt. Do đó, loại lá này có thể sử dụng để điều trị bệnh nổi mề đay. Các lọai vitamin có trong lá tía tô sẽ góp phần phục hồi phần da bị hư tổn do bệnh gây ra. Uống nước cốt lá tía tô là một trong những cách tận dụng được tối đa các tinh chất có trong loại lá này.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một nắm lá tía tô rửa sạch, sau đó đem đi xay nhuyễn
  • Đem hỗn hợp đun sôi cùng 200ml nước.
  • Chắt phần nước cốt đẻ uống, phần bã đắp lên vùng da bị mẩn ngứa. Sau khoảng 15 phút thì rửa sạch da lại bằng nước ấm. Thực hiện thường xuyên, đều đặn sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh mề đay.

Trên đây là nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng nổi mề đay uống thuốc không khỏi. Hy vọng, với những thông tin trên sẽ giúp bạn có thể hiểu thêm về loại bệnh này. Sinh hoạt lành mạnh, an toàn và đến gặp bác sĩ chuyên khoa khi mắc bệnh sẽ là cách điều trị bệnh tốt nhất.