Viêm Họng Là Gì, Viêm Họng Có Lây Không, Các Loại Viêm Họng, Thuốc Chữa Trị

Viêm họng (VH) là chứng bệnh phổ biến, có thể bắt gặp ở mọi lứa tuổi và gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người bệnh. Vậy, viêm họng là gì, bệnh có lây không, có những dạng nào, khi nào cần đi khám bác sĩ… hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Viêm họng là gì

Hình ảnh viêm họng
Hình ảnh viêm họng

Viêm họng: là hiện tượng niêm mạc họng bị viêm nhiễm cấp hoặc mạn tính gây đau rát họng, nhất là khi nuốt. Các nghiên cứu cho thấy nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do virus (chiếm từ 60 – 80% các ca mắc bệnh) còn lại là do vi khuẩn, nấm và các tác nhân khác.

Đau họng: là triệu chứng điển hình của bệnh viêm họng, triệu chứng này cho thấy vùng họng đang bị viêm nhiễm. Khi bị đau họng, người bệnh sẽ cảm thấy đau nóng khó chịu nhất là khi ăn.

Dựa vào nguyên nhân gây bệnh và các biểu hiện cụ thể có thể chia bệnh thành các dạng chính như sau:

Các loại viêm họng

Viêm họng do virus

Viêm họng mủ do virus là dạng thường gặp nhất, đặc biệt là ở trẻ em. Khi bị VH do virus hầu hết đều có thể tự khỏi sau 3 – 5 ngày điều trị mà không xảy ra bội nhiễm.

Ở dạng bệnh này việc sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị là không cần thiết. Thay vào đó người bệnh cần giữ ấm cơ thể, vệ sinh răng miệng tốt, ăn những thực phẩm chứa nhiều vitamin C.

Viêm họng đỏ

Hình ảnh viêm họng đỏ
Hình ảnh viêm họng đỏ

Biểu hiện đặc trưng của bệnh viêm họng đỏ là niêm mạc họng, hầu có màu đỏ máu, amidan sưng to. Bên cạnh đó còn có một số dấu hiệu khác như:

  • Sốt cao 39 – 40 độ c, người mệt mỏi chán ăn.
  • Cổ họng đau rát nhất là khi ăn, nuốt nước bọt.
  • Vùng viêm có đờm nhầy, đờm màu trắng hoặc vàng và có mùi hôi khó chịu.

Khi bị VH đỏ, người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi. Ăn những thức ăn dạng lỏng, uống nhiều nước, súc miệng thường xuyên bằng nước muối… Sau 1 – 2 ngày bệnh sẽ thuyên giảm.

Viêm họng trắng

Viêm họng trắng còn có tên gọi khác là VH mụn nước, VH hecpet. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là niêm mạc họng xuất hiện một lớp phủ màu trắng, lớp phủ này có thể bóc tách ra. Bệnh thường kèm theo sốt cao, sổ mũi, cảm cúm…

Để điều trị chứng bệnh này hiệu quả người bệnh cần kết hợp nghỉ ngơi, giữ ấm cơ thể, ăn uống điều độ và sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
Trường hợp nếu thấy màng giả chuyển sang màu xám, thì cần nhập viện thăm khám thận trọng. Vì đây rất có thể là biểu hiện của một bệnh lý nghiêm trọng hơn.

Viêm họng giả mạc

Ảnh nội soi vh giả mạc
Ảnh nội soi vh giả mạc

Viêm họng giả mạc là một dạng bệnh rất ít gặp, Tuy nhiên, bệnh lại rất nguy hiểm. Các biểu hiện thường gặp của VH giả mạc là:

  • Sốt cao trên 38 độ C
  • Niêm mạc họng phủ 1 lớp giả mạc màu trắng xám dày và dính
  • Cổ họng đau rát, người mệt mỏi chán ăn

Khi có các biểu hiện của bệnh người bệnh cần nhập viên để thăm khám và điều trị. Vi nếu để lâu bệnh có thể gây biến chứng, rất nguy hiểm.

Viêm họng hạt

Hình ảnh thực tế viêm họng hạt
Hình ảnh thực tế viêm họng hạt

Viêm họng hạt là hiện tượng các lympho ở thành họng trương to lên thành các hạt có màu trắng. Đây là hệ quả của việc bệnh tái phát nhiều lần khiến các hạt lympho phải hoạt động liên tục. Triệu chứng viêm họng hạt là: trong vòm họng sẽ thấy xuất hiện các hạt nhỏ như hạt đỗ có thể có mủ hoặc không. Bệnh thường kèm theo các triệu chứng như:

  • Ho khan, đôi khi có sốt
  • Cổ họng ngứa, khó chịu

Để điều trị viêm họng hạt hiệu quả trước hết người bệnh cần thăm khám và điều trị triệt để các chứng bệnh liên quan như: trào ngược dạ dày, viêm xoang, viêm mũi, bệnh răng miệng… Tiếp đến với điều trị tại họng. Hiện nay, phương pháp đốt hạt được rất nhiều người bệnh lựa chọn. Tuy nhiên, không phải lúc nào phương pháp này cũng tỏ ra hiệu quả. Thực tế, nhiều người bệnh sau khi sử dụng phương pháp này, bệnh vẫn tái phát.

Viêm họng do liên cầu

Liên cầu khuẩn Streptococcus là tác nhân chính gây bệnh, đây là một dạng viêm họng do vi khuẩn, Bệnh thường có các triệu chứng nặng hơn so với VH thông thường. Các biểu hiện đặc trưng là:

  • Đau cổ họng, khó nuốt
  • Amidan sưng to, có màu đỏ, đôi khi xuất hiện các vệt màu trắng hoặc mủ
  • Vùng cổ xuất hiện các tuyết bạch huyết (hạc)
  • Người sốt cao, phát ban
  • Cơ thể mệt mỏi nhức đầu, đôi khi có nôn mữa.

Nhìn chung, khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng bệnh trên, thì không nên tiến hành điều trị tại nhà, nên đến các cơ sở ý tế, bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời. Bên cạnh các loại bệnh VH đã kể trên, thì dựa vào thời gian phát bệnh người ta chia VH thành 2 dạng khác đó là: viêm họng cấp và viêm họng mãn tính.

Viêm họng cấp

Viêm họng cấp là tính trạng niệm mạc hầu, họng bị viêm nhiễm cấp tính. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do virus cúm, sởi, Adenovirus… Vi khuẩn (phế cầu, tụ cầu, liên cầu, Hemophillus influenzae…). Các triệu chứng điển hỉnh của bệnh là:

Triệu chứng viêm họng cấp

Các triệu chứng của bệnh đau họng cấp
Các triệu chứng của bệnh đau họng cấp
  • Sốt viêm họng đột ngột 39 – 40 độ c.
  • Người ớn lạnh, đau nhức toàn thân, nhức đầu, mệt mỏi.
  • Người bệnh ban đầu cảm thấy cổ họng nóng rát, khát nước sau dần chuyển sang đau.
  • Một số trường hợp có nổi hạch ở cổ.

Việc điều trị cần dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Trong trường hợp viêm họng cấp do virus thì không nên sử dụng thuốc kháng sinh, vì thuốc kháng sinh không thể phát huy tác dụng diệt virus.

Ngược lại trong trường hợp viêm họng cấp do vi khuẩn (có sốt cao, cổ nổi hạch), thì việc sử dụng thuốc kháng sinh là cần thiết. Các thuốc thường được kê đơn điều trị là:

Viêm họng cấp uống thuốc gì

Các loại thuốc trị viêm họng thường dùng là:

  • Thuốc kháng sinh: cephalexin, amoxicillin, erythromycin…
  • Thuốc chống viêm: alpha-thymotrypsin, mucosoval, mucomyst….
  • Thuốc hạ sốt viêm họng ở người lớn: aspersic, paracetamol, efferalgan… được dùng khi sốt cao > 38 độ
  • Thuốc trị ho: siro ho, thuốc ho bổ phế… dùng khi bị ho kéo dài
  • Thuốc ổn định độ PH: oropivalon, locatiotal, rhinathiol haylysopain….

Cần lưu ý, việc sử dụng thuốc phải tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, người bệnh không nên tự ý mua thuốc điều trị tại nhà.

Bên cạnh đó người bệnh cần bù nước, chất điện giải. Tốt nhất là uống dung dịch ORS cam loại 5.63g/ 1 gói. Liều dùng như sau:

  • Trẻ < 2 tuổi: dùng 50ml/ 1 lần, 2 – 3 lần/ 1 ngày
  • Trẻ từ 2 – 6 tuổi: dùng 100ml/ 1 lần, 2 – 3 lần/ 1 ngày
  • Trẻ > 12 tuổi: 150ml/ 1 lần, 2 – 3 lần/ 1 ngày
  • Người lớn: dùng theo nhu cầu.

Trong thời gian bị bệnh, người bệnh nên ăn những thức ăn lỏng, mềm, dễ nuốt. Cần ăn thêm rau xanh, trái cây, đặc biệt là những loại trái cây chứa nhiều vitamin C. Cần thiết phải giữ ấm cơ thể, nhất là các bộ phận nhạy cảm như: cổ, ngực, gam bàn chân… nên tắm bằng nước ấm, trong phòng kín gió.

Viêm họng mãn tính

Viêm họng mãn tính là tình trạng niêm mạc hầu, họng bị viêm nhiễm mãn tính, bệnh hay tái phát thành các đợt cấp khi thời tiết thay đổi, người bệnh hít phải phấn hoa, lông thú nuôi, hoặc khói bụi.

Những người mắc bệnh VH mạn tính thường có các biểu hiện như: cổ họng luôn có cảm giác ngứa, vướng họng, khan họng… hay bị tái phát thành những đợt cấp.

Nguyên nhân viêm họng mạn tính

  • Người bệnh mắc các bệnh mãn tính liên quan, gián tiếp gây viêm họng như: viêm xoang, viêm mũi, trào ngược dạ dày thực quản, các bệnh lý về răng miệng
  • Người bệnh có thói quen sinh hoạt không tốt như: hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều, ăn nhiều đồ lạnh, đồ cay nóng…
  • Do sống trong môi trường bị ô nhiễm không khí và ô nhiễm nguồn nước.

Các loại viêm họng mãn tính

Các dạng vh mãn tính
Các dạng vh mãn tính

Viêm họng xung huyết: biểu hiện, niêm mạc họng có màu đỏ, khi quan sát thấy nhiều tia mao mạch máu.

Viêm họng xuất tiết: biểu hiện, niêm mạc họng có màu đỏ, khi quan sát thấy nhiều tia mao mạch máu. Thành sau họng có tăng tiết chất nhầy, chất này có màu trong, hơi dính vào niêm mạc.

Viêm họng quá phát: Đây là hiện tượng niêm mạc họng đỏ và dày lên. Các tổ chức bạch huyết ở thành sau họng phát triển mạnh, quá phát thành từng đám, có khi tập trung thành từng dải ở phía sau thành họng.

Viêm họng teo: Đây là hiện tượng niêm mạc họng teo dần, khiến cho niêm mạc họng chuyển từ màu đỏ hồng tự nhiên nhợt nhạt dần, cuối cùng là khô, đọng thành từng đám vảy mỏng.

Điều trị viêm họng mãn tính

Bệnh VH mạn tính nếu không điều trị tích cực, và kiên trì trong thời gian dài sẽ rất khó khỏi triệt để.

Để kết quả điều trị đạt kết quả cao, người bệnh cần điều trị dứt điểm các chứng bệnh liên quan như: viêm xoang, viêm mũi, bệnh răng miêng và dạ dày. Bên cạnh đó cần thực hiện một lối sống lành mạnh, hạn chế sử dụng thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích.

Việc sử dụng thuốc tây y trong điều trị viêm họng mãn tính là không khả quan. Bởi việc sử dụng thuốc tây y trong một thời gian dài, để lại những tác dụng phụ không tốt đến sức khỏe.

Thay vào đó, người bệnh nên sử dụng các bài thuốc đông y, vừa có tác dụng chữa bệnh, vừa giúp nâng cao sức đề kháng, phòng tránh bệnh tái phát hiệu quả.

Nguyên nhân viêm họng

4 nguyên nhân chính gây bệnh đau rát họng
4 nguyên nhân chính gây bệnh đau rát họng

Như đã nói ở trên nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là virus adeno, rhino, virus hợp bào, cúm, sởi và các loại vi khuẩn như hinfluenzae, liên cầu, tụ cầu…

Trong đó thường gặp nhất là virus rhino. Loại virus này có tỉ lệ lây nhiễm tương đối cao và là nguyên nhân gây chứng cảm lạnh, viêm tai, viêm xoang, viêm phổi…

Bên cạnh đó bệnh có thể do các nguyên nhân sau:

  • Do các bệnh lý tai mũi họng: Tai – Mũi – Họng là những bộ phận có liên quan mật thiết với nhau. Do đó, khi tai hoặc mũi mắc bệnh thì virus, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập sang vùng họng và gây bệnh.
  • Do bệnh lý răng miệng: Những người mắc các bệnh lý liên quan đến răng miệng như: sâu răng, viêm tẩy răng, viêm lợi… Thường có nguy cơ bi bệnh rất cao do virus, vi khuẩn dễ lây lan xuống vùng họng gây bệnh.
  • Do thói quen sinh hoạt: Những thói quen sinh hoạt không tốt như: ăn uống những thực phẩm quá nóng, quá lạnh, hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều… khiến cho niêm mạc họng bị tổn thương, tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn tất công và gây bệnh.
  • Do môi trường sống: Ô nhiễm nguồn nước, không khí nhiều khói bụi, thời tiết thay đổi, ngồi lâu trong phòng máy lạnh, dị ứng với phấn hoa, lông thú nuôi… cũng là những nguyên nhân gây bệnh thường gặp.

Viêm họng có lây không

Viêm họng không phải là một chứng bệnh lây nhiễm. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân gây bệnh là do virus thì bệnh có thể lây từ người này qua người khác thông qua tiếp xúc.

Thực tế cho thây, khi người khỏe mạnh bình thường tiếp xúc hoặc sống chung với người mắc bệnh trong một không gian hẹp, cũng dễ bị nhiễm virus và mắc bệnh.

Do vậy các bạn nên chú ý:

  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bệnh
  • Rữa tay thường xuyên bằng xà phòng
  • Không dùng chung vật dụng cá nhân với người bị bệnh
  • Người bệnh nên đeo khẩu trang và nghỉ ngơi tại nơi thoáng khí.

Viêm họng có nguy hiểm không

Viêm đau họng cấp không điều trị triệt để có thể dẫn mạn tính, tái phát nhiều lần gây phiền toái đến sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh. Bên cạnh đó, bệnh có thể gây ra các biến chứng như:

  • Biến chứng tại chỗ: Nếu tình viêm không được khống chế triệt để có thể hình thành Áp xe, viêm tấy xung quanh amidan, áp xe bên họng, thành họng và gây hoại tử vùng cổ..
  • Biến chứng lân cận: Tình trạng viêm nhiễm kéo dài khiến dịch mủ lan sang những cơ quan khác gây viêm khí phế quản, viêm thanh quản, viêm lợi, viêm tai…
  • Biến chứng xa: Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất do liên cầu tan huyết gây nên. Độc tính của chủng vi khuẩn này không chỉ khu trú tại chỗ mà còn xâm nhập vào trong đường máu, gây viêm thận, viêm khớp, viêm tim…

Có thể thấy bệnh VH không quá nghiêm trọng, nhưng nếu bạn chủ quan không tiến hành điều trị sẽ gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Chính vì vậy, ngay khi nhận thấy mình có những dấu hiệu của bệnh nên đi thăm khám và chữa trị kịp thời.

Cách chữa viêm họng dân gian

Như đã nói ở trên, không phải lúc nào mắc bệnh VH cũng phải đi khám bác sĩ hoặc sử dụng thuốc. Nếu bệnh ở mức độ nhẹ bạn có thể áp dụng các cách chữa viêm họng tại nhà sau đây:

Dùng mật ong chữa viêm họng

Cách dùng mật ong & chanh trị đau họng
Cách dùng mật ong & chanh trị đau họng

Một bài báo đăng trên tạp chí “lâm sàng và bệnh truyền nhiễm châu âu” đã kết luận rằng: Những hợp chất đặc biệt có trong mật ong như methylglyoxal, có thể vô hiệu hóa hệ thống phòng vệ của vi khuẩn, tiêu diệt chúng, trước khi vi khuẩn kịp thích nghi và đề kháng.

Do đó, việc sử dụng mật ong chữa viêm họng là hoàn toàn có cơ sở khoa học và thực tế có rất nhiều người bệnh đã áp dụng thành công. Tất cả những gì bạn cần làm là:

Dùng nước cốt chanh pha cùng mật ong theo tỉ lệ ½ (1 thìa nước cốt chanh/ 2 thìa mật ong). Sử dụng dụng dịch này để uống hàng ngày, khi uống có thể pha thêm nước ấm.

Uống 2-3 lần/ 1 ngày, sau 2 – 3 ngày các triệu chứng đau rát họng, sẽ thuyên giảm rõ rệt.

Xem thêm: Thuốc xịt họng giảm ho có hiệu quả không

Trị viêm họng bằng nước muối

Súc miệng với nước muối hằng ngày giúp giảm nhanh các triệu chứng đau họng
Súc miệng với nước muối hằng ngày giúp giảm nhanh các triệu chứng đau họng

Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Y tế dự phòng Mỹ cho biết, 40% những người bị viêm vòm họng, viêm amidan. Sau khi súc miệng bằng nước muối 3 lần/ngày thì tình trạng viêm đau rát họng đã được cải thiện đáng kể.

Muối hạt không chỉ rẻ tiền mà lại dễ kiếm nên đây là cách dân gian trị đau họng đơn giản và hiệu quả nhất.

Bạn chỉ cần lấy 1 muỗng café muối sạch hòa với khoảng 200ml nước ấm và súc miệng trong 30 giây. Thực hiện 3 lần / ngày vào các buổi sáng, trưa, tối.

Tỏi chữa viêm họng

Cách dân gian chữa viêm họng bằng tỏi
Cách dân gian chữa viêm họng bằng tỏi

Hoạt chất allicin có trong tỏi là một loại kháng sinh cực mạnh, giúp tiêu diệt virut và vi khuẩn. Vì thế từ xa xưa tỏi đã được xem là cách trị đau họng, kháng viêm phổ biến và hiệu quả.

Cách thực hiện như sau: Khi thấy cổ họng có cảm giác ngứa, bạn có thể ngậm một tép tỏi sống trong khoảng 5-10 để ngăn ngừa nhiễm trùng. Hoặc nếu không chịu được mùi tỏi sống thì bạn có thể nướng 3-4 nhánh tỏi để ăn cũng rất hiện quả.

Viêm họng uống gì

Theo lời khuyên của các chuyên gia, thì người bị bệnh nên uống những loại nước sau:

  • Nước lọc: Uống đủ nước mỗi ngày từ 1.5 – 2 lít sẽ giúp cổ họng được làm ẩm, dịu nhẹ, đờm nhầy loãng hơn nên việc loại bỏ ra ngoài dễ dàng và nhanh hơn.
  • Nước ép cà rốt: Loại nước này có tác dụng làm dịu nhẹ cổ họng, giảm kích ứng niêm mạc họng, chữa đau họng hiệu quả.
  • Nước chanh mật ong: Mật ong vừa giàu chất dinh dưỡng vừa có hoạt chất chống viêm, nước chanh có chứa nhiều acid tự nhiên, vitamin C nên sẽ có tác dụng làm giảm viêm nhiễm.
  • Trà quế: Trà quế giúp làm sạch họng, giảm sưng viêm ở niêm mạc họng.
  • Nước gừng: Đây là loại nước có tác dụng chống viêm, giảm đau họng nhanh chóng, hiệu quả.

Viêm họng nên ăn gì

Những thực phẩm mà người mắc bệnh nên và không nên ăn
Những thực phẩm mà người mắc bệnh nên và không nên ăn

Bị viêm họng nên ăn gì là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra. Bởi một chế độ ăn uống cũng góp phần quan trọng trong việc làm giảm các triệu chứng của bệnh. Do vậy, người bị bệnh này nên ăn những thực phẩm sau:

  • Thực phẩm chứa nhiều vitamin C: khi bị viêm đau họng, người bệnh cần bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin C. Bởi vì chúng vừa tăng sức đề kháng, vừa có tác dụng làm mát gan, giảm bớt sự nóng rát ở cổ.
  • Thực phẩm giàu chất kẽm: Những thực phẩm giàu chất kẽm sẽ giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp người bệnh phòng và tránh được các loại vi khuẩn.
  • Ăn súp, cháo, canh: Đây cũng là một trong những loại thực phẩm mà người mắc bệnh nên ăn. Bởi đây là thức ăn mềm, dễ nuốt, không cần phải nhai, khi ăn không gây ra sự co sát với thành họng, khi đi vào cổ họng.
  • Trứng: Trong trừng có chứa nhiều protein nên sẽ giúp cho người bệnh hấp thu chất nhanh hơn, dễ tiêu hóa đồng thời bảo vệ hệ miễn dịch.

Viêm họng kiêng gì

Đối với những người đang bị bệnh nên tránh ăn các thực phẩm sau đây.

  • Món ăn khô cứng: Những món ăn này sẽ khiến cho bạn gặp khó khăn khi nhai nuốt, khiến cho cổ họng bị tổn thương. Những thực phẩm khô cứng bạn nên tránh như óc chó, hạnh nhân, hướng dương hoặc một món đồ xiên nướng khác.
  • Đồ ăn cay: Đây là nhóm thực phẩm mà người bị bệnh nên tránh xa vì chúng không tốt cho sức khỏe mà còn khiến cho cổ họng bị sưng đỏ nhiều hơn.
  • Đồ uống có cồn: Cồn hay được sử dụng để sát khuẩn đồng thời làm sạch vết thương, tuy nhiên đối với những người đang bị viêm đau họng thì tuyệt đối không nên sử dụng. Tính khử trong cồn quá mạnh khi tiếp xúc với cổ họng sẽ gây ra sự ăn mòn và cổ họng bị sưng lên.
  • Đồ ngọt: Đồ ngọt cũng là những thực phẩm mà người bị bệnh không nên ăn. Bởi chúng chứa arginine hỗ trợ siêu vi khuẩn phát triển, khiến cho dịch nhờn ở cổ tiết ra nhiều từ đó khiến cho triệu chứng ho trở nên dai dẳng hơn.
  • Đồ uống lạnh: Uống nước nhiều là tốt nhưng bạn không nên uống đồ lạnh. Chỉ nên uống nước ấm hay nước khoáng bình thường. Bởi nước lạnh sẽ khiến cho cổ họng trở nên đau và sưng hơn.

Viêm họng nên làm gì

Một người bình thường khỏe mạnh cũng có thể bị bệnh một vài lần trong đời. Do đó, người bệnh không cần quá lo lắng, cũng không thể vì thế mà chủ quan xem thường các triệu chứng của bệnh, vì nếu để lâu sẽ khó chữa trị dứt điểm.

Việc đầu tiên bạn cần làm là đi khám bác sĩ và xác định chính xác tình hình bệnh. Từ đó có hướng giải quyết theo các dạng bệnh mà chúng tôi đã nếu bên trên.

Lưu ý việc sử dụng thuốc cần tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Người bệnh không nên tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà. Bên cạnh đó bạn nên thực hiện một số lưu ý sau đây:

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, dùng nước muối ấm để súc miệng sáng và tối.
  • Không hút thuốc, không nên lại gần môi trường có khói thuốc.
  • Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm hoặc đeo khẩu trang khi bắt buộc phải tiếp xúc.
  • Giữ ấm cơ thể, giữ ấm cổ vào mùa lạnh.
  • Có chế độ ăn uống hợp lí như ăn nhiều rau xanh, thường xuyên tập thể dục.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về bệnh viêm họng. hy vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm những thông tin bổ ích giúp phòng ngừa và điều trị viêm đau hiệu quả. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!