Sữa mẹ bị nóng phải làm sao? Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Sữa mẹ bị nóng phải làm sao? Đây là vấn đề đáng lo lắng của các mẹ sau sinh trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ. Khi mẹ gặp phải tình trạng sữa nóng sẽ khiến trẻ chậm tăng cân, dễ gặp một số vấn đề về đường tiêu hóa hoặc thậm chí còi cọc hẳn so với các bạn đồng trang lứa.

Vậy nguyên nhân do đâu mà sữa mẹ lại nóng và khi sữa mẹ nóng thì phải làm sao để khắc phục. Để giải đáp được những thắc mắc này, các mẹ hãy tham khảo bài viết sau đây.

Tại sao sữa mẹ lại bị nóng

Sữa mẹ bị nóng thì phải làm sao?
Sữa mẹ bị nóng thì phải làm sao?

Nhiều mẹ vẫn còn thắc mắc về vấn đề sữa mẹ bị nóng, con bú chậm phát triển nhưng nguyên nhân vì sao sữa mẹ lại bị nóng thì không phải mẹ nào cũng biết. Sau đây là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sữa mẹ bị nóng như:

Do chế độ ăn uống không hợp lý. Trong thời gian cho con bú nếu các mẹ ăn nhiều các loại thực phẩm cay nóng, đồ ăn sẵn, đóng hộp, đồ nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị cay (tỏi, ớt, hạt tiêu…), ăn ít rau xanh, uống không đủ lượng nước, sử dụng rượu, bia, cafein,..… Tất cả những thực phẩm này đều ảnh hưởng lớn đến chất lượng sữa, khiến sữa mẹ bị nóng.

Sử dụng nhiều thuốc Tân dược. Trong hầu hết các loại thuốc tân dược đều chứa nhiều kháng sinh có tác dụng giúp cơ thể tăng sức đề kháng, chữa bệnh. Tuy nhiên, nếu các mẹ lạm dụng hoặc sử dụng không theo chỉ định của bác sĩ  trong thời gian đang cho con bú thì nó sẽ gây một số ảnh hưởng  trực tiếp đến nguồn sữa mẹ. Có thể khiến mẹ bị nóng sữa, trường hợp nặng hơn có thể gây mất sữa hoàn toàn.

Sữa mẹ bị nóng do sức khỏe không tốt. Nhiều mẹ  sau sinh thường xuyên phải thức đêm trông con dẫn đến tình trạng thiếu ngủ, khiến cơ thể mệt mỏi, kiệt sức. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến sức khỏe mẹ suy yếu, sữa mẹ từ đó cũng bị nóng theo, lượng sữa ít đi và kém chất lượng.

Các ảnh hưởng đến bé khi sữa mẹ bị nóng

Ảnh hưởng hệ tiêu hóa

Sữa mẹ bị nóng dễ ảnh hưởng đến tiêu hóa của trẻ
Sữa mẹ bị nóng dễ ảnh hưởng đến tiêu hóa của trẻ

Hệ tiêu hóa của trẻ còn rất non nớt nên khi sữa mẹ bị nóng sẽ đôi phần ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ. Các mẹ sữa bị nóng con thường có các hiện tượng như rối loạn tiêu hóa, đi ngoài nhiều lần, bụng sôi, phân nhiều nước…

Bé không chịu bú, bỏ sữa

Khi sữa mẹ bị nóng, con thường có các biểu hiện ít bú, không chịu bú, bỏ cữ bú. Vì trong sữa mẹ lúc này ít chất dinh dưỡng, không thơm ngon. Dù mẹ cố nhét đầu ti vào miện trẻ cũng không chịu bú.

Sức đề kháng của trẻ giảm sút

Sữa mẹ mà nguồn dinh dưỡng chủ yếu để giúp bé phát triển và tăng sức đề kháng. Khi sữa mẹ bị nóng, trẻ thường bỏ bú, bú ít, chính điều này ảnh hưởng đến sự phát triển của bé, sức đề kháng yếu, dễ ốm yếu. Ngoài ra chất lượng sữa không tốt nếu kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, có thể ảnh hưởng chiều cao, cân năng, nguy hiểm hơn là trí tuệ

Nổi mụn ngoài da

Đặc điểm này dễ nhận ra sữa mẹ nóng khi da bé thường nổi mụn nhọt, rôm sảy. Điều này khiên bé khó chịu, thường xuyên quấy khóc

Sữa mẹ bị nóng phải làm sao

Sữa mẹ bị nóng thì phải làm sao?
Sữa mẹ bị nóng thì phải làm sao?

Sữa mẹ bị nóng không phải là tình trạng nguy hiểm. Tuy nhiên, đây lại là tình trạng đáng lo ngại vì khi sữa mẹ nóng sẽ khiến con nhỏ  phát triển không tốt về mặt thể chất. Sau đây là một số lưu ý để giúp các mẹ có thể khắc phục được tình trạng này.

Cần có một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Sau sinh điều quan trọng mà các mẹ cần lưu ý nhất đó là cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý và cân bằng giữa các nhóm thực phẩm. Nếu sữa nóng thì các mẹ nên thường xuyên bổ sung những thực phẩm giàu đạm, tinh bột, vitamin, chất khoáng và các yếu tố vi lượng.

Những thực phẩm gợi ý như: Các loại rau ( rau đay, rau mồng tơi, rau ngót, rau lang ), các loại hạt ( đậu đỏ, đậu đen, đậu xanh, đậu nành ), một số loại trái cây ( cam, quýt, bưởi, thanh long, hồng xiêm, vú sữa, na ). Cho trẻ bú đúng cách: Bên cạnh một chế độ dinh dưỡng hợp lý để cải thiện nguồn sữa nóng thì mẹ cần lưu ý đến vấn đề cho con bú đúng cách cũng rất quan trọng. Mẹ nên cho trẻ bú từ sớm và bú đúng cữ, bú trong một khoảng thời gian nhất định để tạo thói quen cho trẻ. Khi cho trẻ bú mẹ nên tạo cho cả 2 mẹ con một  tư thế thoải mái nhất, có thể nằm hoặc ngồi, áp sát đầu ti vào miệng bé sẽ giúp nguồn sữa được tổng hợp dinh dưỡng tốt hơn.

Mẹ đang trong thời kỳ cho con bú không được dùng bất cứ loại thuốc nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Nếu các mẹ dùng thuốc trong thời gian đang cho con bú, các tác dụng của thuốc sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng sữa, làm sữa nóng và mùi vị sữa cũng rất khó chịu. Vì vậy, nếu mẹ muốn sữa mình không bị nóng và chất lượng sữa tốt nhất thì nên hạn chế tối đa sử dụng các loại thuốc.

Qua bài viết trên chắc các mẹ cũng đã hiểu được vì sao sữa mẹ lại nóng và khi sữa mẹ nóng phải làm sao rồi phải không? Chúc các mẹ có đủ lượng sữa và chất lượng sữa thật tốt để con yêu phát triển một cách toàn diện nhất.

One thought on “Sữa mẹ bị nóng phải làm sao? Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

  1. Khánh An says:

    tháng đầu tiên con e lên đc có 6 lạng. ng ra ng vô kêu sữa mẹ nóng , loãng nên con k lên cân. e tìm đủ mọi cách uống đủ thử. sau đó có ng giới thiệu e trà lợi sữa mế Mụi. trv đến t3 con e tăng hẳn gần 2 kg. chứ 2 tháng đầu e stress thật sự. nhìn con khỏe mạnh tăng cân mừng lắm các mom ạ. https://www.facebook.com/TangThiMui.MeMui

Comments are closed.