Khi mắc tổ đỉa, sử dụng thuốc bôi sẽ giúp giảm nhanh chóng các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu do bệnh gây ra. Hiện nay có rất nhiều loại thuốc bôi trị tổ đỉa khác nhau với những lời quảng cáo chào mời vô cùng ấn tượng. Vậy bị tổ đỉa, thuốc bôi nào mới thực sự hiệu quả và an toàn? Loại thuốc nào được các bác sĩ khuyên dùng? Bài viết này sẽ tổng hợp 5 loại thuốc bôi điều trị bệnh tổ đỉa tốt nhất.
Bị tổ đỉa nên dùng thuốc bôi loại nào hiệu quả và an toàn nhất?

Bệnh tổ đỉa có những biểu hiện lâm sàng theo từng giai đoạn của bệnh. Cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, tần suất của những mụn nước cũng khác nhau nên các loại thuốc được áp dụng tại từng thời điểm cũng sẽ không giống nhau. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Sử dụng thuốc bôi trong điều trị tổ đỉa là một liệu pháp cho kết quả nhanh chóng giúp giảm và kiểm soát những triệu chứng khó chịu trên da. Đồng thời trong thành phần của thuốc giúp ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm và giúp bệnh tình được thuyên giảm một cách nhanh chóng. Dưới đây là những loại thuốc bôi tổ đỉa vô cùng an toàn và hiệu quả mà quý vị có thể tham khảo:
1. Sử dụng kết hợp dung dịch Jarish và Xanh methylen 1%
Mô tả: Dung dịch Jarish bao gồm các thành phần Axit boric và Glycerin có tác dụng chống viêm nhẹ, làm chậm, kiểm soát và loại bỏ nhân lên của vi khuẩn và các loại nấm trên da. Trong khi đó dung dịch Xanh methylen 1% thuộc nhóm hoạt chất cấp cứu và thường dùng giải độc. Dung dịch này có liên kết không hồi phục với các axit nucleic của virus do đó có thể phá vỡ phân tử virus khi tiếp xúc với ánh sáng. Loại dung dịch này có hiệu quả trong việc sát khuẩn, hỗ trợ điều trị bệnh ngoài da. Ưu điểm là Xanh methylen 1% khá lành tính và không gây nguy hiểm cả trong trường hợp lỡ uống phải.
Công dụng: Chống viêm, kiểm soát và ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Nhanh chóng làm dịu bề mặt vùng da bị tổn thương, tiêu mụn nước và giảm tình trạng ngứa ngáy.
Đối tượng sử dụng: Chỉ áp dụng cho những trường hợp bệnh nhân mắc tổ đỉa ở giai đoạn cấp tính hoặc mới chớm xuất hiện những triệu chứng của bệnh như mọc mụn nước hay có dấu hiệu rỉ nước,…
Cách dùng: Làm sạch bề mặt vùng da bị tổn thương, bôi dung dịch Jarish lên các mụn nước hoặc toàn bộ vùng da bị tổ đỉa cho đến khi các mụn nước chảy hết nước ra. Sau đó chấm dung dịch Xanh methylen 1% lên những vùng da đã chảy mụn nước để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng hay bội nhiễm. Dùng từ 1-3 lần/ngày theo hướng dẫn của bác sĩ.
2. Thuốc bôi Flucinar

Thành phần: Thành phần chính trong loại thuốc bôi này là Fluocinolone (là một loại corticosteroid tổng hợp nên có nguyên tử fluor được gắn trực tiếp vào nhân steroid)
Công dụng: Người bệnh mắc tổ đỉa, loại thuốc bôi này có tác dụng ức chế histamin và giải phóng kinin từ chất nền. Nhờ đó giảm sự tăng sinh của các tế bào da và giảm tình trạng hình thành sẹo. Đồng thời Flucinar có tác dụng ổn định màng lysosom bạch cầu, giúp giảm viêm nhiễm và kiểm soát tình trạng của bệnh. Loại thuốc này vô cùng hiệu quả trong việc giảm nhanh chóng tình trạng ngứa ngáy, bứt rứt tại vùng da bị tổn thương.
Cách sử dụng: Tùy theo tình trạng bệnh lý có thể sử dụng từ 2-4 lần/ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Chống chỉ định
- Flucinar chống chỉ định với những người mẫn cảm với thành phần Fluocinolone acetonide có trong thuốc
- Không dùng thuốc cho trẻ sơ sinh đang trong quá trình bú mẹ
- Không dùng cho bệnh nhân bị ung thư da
- Không dùng thuốc cho các bệnh nhân bị nhiễm khuẩn da do nấm, virus hay vi khuẩn như: trứng cá, thủy đậu, lao da,…
- Thận trọng khi sử dụng cho trẻ nhỏ và phụ nữ có thai
3. Thuốc bôi Dermovate® Cream
Thành phần: Trong thuốc Dermovate® Cream có chứa các hoạt chất Clobetasol propionate. Hoạt chất này có tác dụng điều trị tại chỗ và ức chế các trung gian gây viêm nhiễm ngoài da.
Công dụng: Thuốc bôi Dermovate® Cream có tác dụng làm giảm ngứa ngáy, sưng đỏ, phù nề,… Kiểm soát tốt tình trạng bệnh diễn biến trên da.
Cách sử dụng như sau
Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổn thương do tổ đỉa, dùng khăn mềm lau khô
- Lấy một lượng Dermovate® Cream vừa đủ và thoa đều lên khắp bề mặt vùng da bị tổn thương
- Đợi thuốc ngấm hoàn toàn trong vài phút
- Sử dụng 3-4 lần/ngày, mỗi tuần không quá 50g
- Dùng thuốc không quá 2 tuần. Nếu sau khoảng thời gian này những dấu hiệu của bệnh không thuyên giảm bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn một cách tốt nhất
Chống chỉ định
- Dermovate® Cream không phù hợp với những bệnh nhân mẫn cảm hay dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc
- Không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ em dưới 12 tuổi
- Không dùng cho những trường hợp da bị nhiễm khuẩn do virus, vi khuẩn, nấm
4. Thuốc ức chế miễn dịch Tacrolimus

Thành phần: Thành phần chính của thuốc ức chế miễn dịch chính là Tacrolimus là một loại macrolid không có hoạt tính kháng sinh được tạo ra do vi khuẩn Streptomyces Tsukuba Ensis. Đây là một loại thuốc mỡ bôi tại chỗ có hàm hai hàm lượng là 0.03% và 0.1%.
Công dụng: Với bệnh nhân bị tổ đỉa, thuốc bôi Tacrolimus có tác dụng ức chế tế bào lympho T thông qua sự sản sinh Interleukin-2. Sự tăng sinh quá mức của lympho T là một trong số những nguyên nhân gây nên bệnh tổ đỉa. Từ đó, Tacrolimus hạn chế tối đa phản ứng viêm và những dị ứng gây ra.
Cách sử dụng
- Làm sạch vùng da bị tổn thương do tổ đỉa
- Thoa một lớp mỏng lên vùng da bị tổ đỉa và để vài phút để thuốc ngấm đều vào da
- Dùng 2 lần/ngày để thuốc phát huy tối đa tác dụng
Chống chỉ định
- Những bệnh nhân có tiền sử dị ứng với Tacrolimus có trong thuốc
- Phụ nữ có thai và trẻ em dưới 2 tuổi
5. Thuốc bôi trị tổ đỉa Eumovate® cream
Thành phần: Clobetasone butyrate 0.05%. Đây là một loại corticosteroid tổng hợp có tác dụng trị viêm nhiễm tại chỗ.
Công dụng: Loại thuốc bôi này hoạt động theo cơ chế ức chế và tiêu diệt một số loại vi khuẩn có hại bên ngoài da. Đồng thời ngăn chặn quá trình vi khuẩn phát triển. Eumovate® cream là nhóm thuốc chống viêm mạnh có tác dụng chống phù nề, sưng tấy, giảm cảm giác ngứa ngáy,… một cách rõ rệt.
Cách sử dụng
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổn thương do tổ đỉa
- Thoa một lớp thuốc mỏng lên vùng da cần điều trị sau đó để một thời gian cho thuốc ngấm vào da
- Sử dụng từ 2-3 lần/ngày theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu bệnh không cải thiện sau 4 tuần sử dụng, các bệnh nhân nên liên hệ bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn kỹ càng.
Thận trọng
- Những trường hợp mẫn cảm tại chỗ với corticosteroid hay bất kỳ thành phần nào có trong thuốc
- Khi dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi do khả năng hấp thụ corticosteroid khác với người lớn, dễ khiến trẻ bị kích ứng
- Đối với phụ nữ có thai hoặc những bệnh nhân cường thượng thận
Những lưu ý dành cho bệnh nhân mắc tổ đỉa khi sử dụng thuốc bôi
Tổ đỉa là một loại bệnh da liễu mãn tính và vô cùng dai dẳng. Mặc dù chỉ gây những triệu chứng lâm sàng biểu hiện trực tiếp ra bên ngoài nhưng nếu không chữa trị kịp thời thì bệnh sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy khi thấy dấu hiệu bất thường nghi ngờ mắc tổ đỉa, quý vị hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám kịp thời. Tránh tình trạng bệnh tái đi tái lại ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống đồng thời gia tăng nguy cơ bội nhiễm và liken hóa.

Sử dụng thuốc bôi trong điều trị tổ đỉa là một lựa chọn vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên nếu dùng thuốc không đúng cách sẽ khiến bệnh tình ngày càng nghiêm trọng và phát sinh nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Bởi vậy, người bệnh cần lưu ý một số điều sau đây khi sử dụng thuốc bôi:
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổn thương bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý. Sau đó lau khô bằng khăn mềm trước khi thoa thuốc.
- Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi lấy thuốc thoa lên bề mặt da.
- Không sử dụng kết hợp các loại thuốc bôi khác nhau để điều trị tổ đỉa khi không có sự chỉ định của bác sĩ.
- Tuân thủ đúng thời gian và liều lượng dùng thuốc. Tuyệt đối không tự ý đổi thuốc, ngừng sử dụng hay kéo dài thời gian dùng thuốc mà không có sự tham vấn của bác sĩ có chuyên môn.
- Các loại thuốc bôi có chứa corticoid và thuốc ức chế miễn dịch được khuyến cáo không nên sử dụng lên những vùng da bị bội nhiễm. Loại thuốc bôi này có thể khiến bệnh thêm phức tạp và ngày một nghiêm trọng.
- Trong quá trình sử dụng thuốc bôi tổ đỉa khi đi ra ngoài cần có các biện pháp bảo vệ da như mặc thêm quần áo, đội mũ nón để tránh cho da tiếp xúc trực tiếp dưới ánh mặt trời.
- Tuyệt đối không dùng tay cào, gãi hay bóc vảy trên vùng da mắc tổ đỉa.
- Hạn chế tiếp xúc với những tác nhân gây bệnh như chất tẩy rửa hóa học, xà phòng,,…
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và có chế độ sinh hoạt lành mạnh.
- Đặc biệt lưu ý đối với những trường hợp bị tổ đỉa khi mang thai, phụ nữ đang cho con bú hay trẻ em dưới 12 tuổi.
Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp quý vị có câu trả lời cho câu hỏi:”Bị tổ đỉa thuốc bôi nào là an toàn và hiệu quả nhất”? Tuy nhiên trong quá trình sử dụng bạn cần tuân thủ đúng theo đúng liều lượng và chỉ dẫn. Tốt nhất hãy đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Xem thêm: