Bệnh hắc lào và bệnh tổ đỉa là 2 bệnh da liễu rất phổ biến gây ngứa ngáy, có nhiều điểm giống nhau khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng, khiến nhiều người lầm tưởng hai bệnh này. Vậy làm thế nào để phân biệt tổ đỉa và hắc lào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ về hai bệnh này nhé.
Tại sao nên phân biệt hắc lào và tổ đỉa

Tổ đỉa và hắc lào đều là 2 bệnh ngoài da, tuy có một số triệu chứng giống nhau khiến cho nhiều người lầm tưởng giữa 2 bệnh này. Tuy nhiên yếu tố gây bệnh của 2 bệnh này hoàn toàn khác nhau chính vì vậy cần phân biệt rõ 2 bệnh này để có cách điều trị đúng, tránh làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Để phân biệt hắc lào và tổ đỉa chúng ta cần phên biệt rõ vị trí mắc bệnh, nguyên nhân và các triệu chứng điển hình khác nhau.
Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa và hắc lào
Nguyên nhân gây bệnh hắc lào
Hắc lào hay còn được gọi là bệnh nấm da, lác đồng tiền là tình trạng da bị các loại vi nấm xâm nhập, phát triển quá mức gây nên các tổn thương trên da. Tùy vào các vị trí gây bệnh trên da hắc lào có những tên gọi như: Nấm da toàn thân, nấm da đùi, nấm da chân, nấm móng tay, nấm da đầu, … đặc biệt là hay xuất hiện ở các vùng kín như bẹn, mông, cổ, nách…

Nguyên nhân hắc lào là do các vi nấm thuốc nhóm Dermatophytes tấn công da. Đây là các vi nấm có kích thước rất nhỏ không thể nhìn bằng mắt thường, phát triển mạnh mẽ trong môi trường nóng, ẩm. Chính vì vậy có nhiều yếu tố khiến bạn bị hắc lào như:
• Môi trường: Thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi, nguồn nước bẩn,… Khiến bệnh hắc lào khởi phát.
• Khí hậu: Khí hậu nóng ẩm như Việt Nam là điều kiện thuận lợi để các vi nấm phát triển
• Da nhiều mồ hôi: Những người có cơ địa da nhiều mồ hôi cũng là điều kiện lí tưởng để bệnh hắc lào khởi phát.
• Vệ sinh kém: Những người vệ sinh cá nhân kém, thường xuyên không tắm sẽ rất dễ mắc các bệnh da liễu trong đó có bệnh hắc lào.
• Sức đề kháng kém: Những người bị suy giảm hệ miễn dịch, sức để kháng cơ thể kém rất dễ bị các loại vi khuẩn và vi nấm tấn công gây các bệnh ngoài da.
• Lây nhiễm từ người bệnh: Khi tiếp xúc trực tiếp với các tổn thương của người bệnh hắc sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh hắc lào sẽ có nguy cơ lây nhiễm rất cao.
• Lây nhiễm từ vật nuôi: các loại vật nuôi trong gia đình như chó, mèo rất dễ mắc các loại vi nấm chính vì thế sau khi tiếp xúc với các vật nuôi bạn cũng có nguy cơ bị hắc lào.
• Nguyên nhân khác: Một số nguyê nhân khác cũng có thể gây bệnh hắc lào như: rối loạn nội tiết tố, sử dụng kháng sinh lâu ngày, rối loạn cấu tạo lớp sừng trên da, hay bị các bệnh ngoài da khác…
Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa
Bệnh tổ đỉa còn có tên gọi khác là chàm tổ đỉa là bệnh thuộc nhóm chàm Eczema, với các xuất hiện đặc trưng của các mụn nước ở lòng bàn tay, bàn chân, ngón tay, ngón chân và không vượt quá vị trí cổ tay, cổ chân. Gây ngứa ngáy, khó chịu.

Trên thực tế vẫn chưa xác định rõ được nguyê nhân gây bệnh tổ đỉa, theo đó một số nghiên cứu cho rằng bệnh tổ đỉa là do một số nguyên nhân sau:
• Di truyền: Nếu trong gia đình bạn có người thân bị tổ đỉa thì những người thân cũng có nguy cơ cao bị tổ đỉa.
• Cơ địa da: Những người có cơ địa da dị ứng, nhạy cảm, sức đề kháng yếu, tiết nhiều mồ hôi thì sẽ có nguy cơ mắc tổ đỉa cao hơn so với những người khác.
• Thời tiết: Thời tiết hanh khô hoặc nắng nóng nhất là trong các giai đoạn chuyển mùa khiến da khô, dễ bong tróc, nứt nẻ là điều kiện thích hợp để bệnh tổ đỉa khởi phát.
• Tiếp xúc với hóa chất: Những người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, chất tẩy rửa khiến da bị tổn thương cũng là nguyên nhân có thể gây bệnh hắc lào.
• Môi trường: Sống hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm, khói bụi có thể da mắc các bệnh ngoài da và cũng là nguyê nhân có thể gây bệnh tổ đỉa.
• Căng thẳng: Theo các nghiên cứu bệnh tổ đỉa có thể do stress trong thời gian dài, sức đề kháng suy giảm, tuyến bã nhờn hoạt động manh hơn cũng là nguyên nhân khởi phát tổ đỉa trên da.
• Tác dụng phụ của các loại thuốc: Khi sử dụng quá nhiều các loại thuốc hoặc mỹ phẩm có tính bào mòn cao sẽ khiến da bị tổn thương, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh tổ đỉa phát triển.
Vị trí xuất hiện bệnh
Vị trí xuất hiện của hắc lào và tổ đỉa rất khác biệt nên bạn có thể dễ dàng nhận biết.
– Tổ đỉa: Các triệu chứng của tổ đỉa chỉ xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân, ngón và kẽ tay, chân.
– Hắc lào: Hắc lào có thể xuất hiện ở mọi vị trí trên da đặc biệt là tại các vùng kín, nếp gấp lớn của cơ thể.
Triệu chứng của bệnh hắc lào và tổ đỉa
Nếu để ý bạn sẽ thấy triệu chứng của hắc lào và tổ đỉa có nhiều điểm khác nhau.
Triệu chứng tổ đỉa

• Xuất hiện các mụn nước: Đây là triệu chứng điển hiện của mụn nước, sẽ xuất hiện các mụn nước ở lòng bàn tay. Bàn chân với các kích thước khác nhau, mọc rải rác dưới da, sau đó các mụn nước nhiều hơn và liên kết thành đám, gây ngứa.
• Xuất hiện bóng nước: Những mụn nước nhỏ sẽ liên kết với nhau tạo thành bóng nước có kích thước lớn hơn, ngay ngứa nhiều, mất thẩm mỹ.
• Da ngứa ngáy, bong vảy: Các mụn nước dưới da rất ít khi vỡ, sau nhiều ngày sẽ khô lại, Xuất hiện trên da những mảng màu trắng sau đó bong để lại vết.
• Nóng rát, phồng rộp: Vùng da bị tổ đỉa thường gây ngứa ngáy nhiều càng gãi càng gây ngứa, khi gãi nhiều da sẽ bị tổn thương gây nóng rát, phồng rộp và rất dễ bị nhiễm trùng.
Triệu chứng bệnh hắc lào
Ban đầu các tổn thương của hắc lào là các đốm nhỏ xuất hiện như hình đồng xu, có viền rõ và bên trong có các mụn nước li ti. Sau đó các tổn thương này lan rộng hơn là liên kết với nhau thành từng đám, có nhiều vòng cung.

Các vùng da bị hắc lào sẽ có màu đỏ hoặc nâu, bong vảy xung quanh, gây ngứa mạnh.
Hắc lào có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác như như:
– Hắc lào toàn thân
– Hắc lào ở mặt
– Hắc lào ở đùi
– Hắc lào ở chân
– Hắc lào da đầu
– Hắc lào ở háng
– Hắc lào đa sắc
Khả năng lây nhiễm bệnh hắc lào và tổ đỉa
Trên thực tế, khả năng lây nhiễm của bệnh chàm tổ đỉa và hắc lào cũng hoàn toàn khác nhau. Cụ thể:
Tổ đỉa: Bệnh chàm tổ đỉa đã được chứng minh hoàn toàn không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, các tổn thương da do chàm tổ đỉa sẽ có xu hướng lan rộng sang vùng da xung quanh, gây khó khăn cho quá trình chữa trị.
Hắc lào: Không chỉ có khả năng lây lan sang nhiều vùng da khác trên cơ thể, hắc lào còn có khả năng lây nhiễm từ người sang người qua các con đường như: tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị hắc lào của bệnh nhân, dùng chung đồ dùng cá nhân (khăn mặt, khăn tắm, quần áo, lược chải đầu, dao cạo râu,…),.
Cải thiện chàm tổ đỉa, hắc lào bằng phương pháp nào?
Bệnh chàm tổ đỉa, hắc lào có thể được cải thiện bằng những phương pháp sau:
Sử dụng thuốc
- Dung dịch sát khuẩn nhẹ: Có khả năng làm sạch da, ngăn cản tình trạng bội nhiễm. Một số dung dịch được sử dụng phổ biến bao gồm: Cồn BSI, xanh methylen, milian,…
- Thuốc mỡ corticoid: Đây là nhóm thuốc có khả năng chống viêm, giảm ngứa ngáy khó chịu, ngăn chặn tổn thương do chàm tổ đỉa lan rộng. Một số thuốc thường sử dụng như: Dermovate, Flucinar, Eumovate,…
- Thuốc kháng histamine: Giúp làm giảm cảm giác ngứa ngáy ở người bệnh. Các thuốc được đơn kê thường chứa các hoạt chất Chlorpheniramine và Loratadine.
- Thuốc kháng sinh: Nhóm thuốc này được dùng trong các trường hợp xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng trên da.
- Thuốc trị hắc lào: Khi trên vùng da bị bệnh có hiện tượng nhiễm nấm thì các loại thuốc như Griseofulvin, Ketoconazole và Itraconazole sẽ được chỉ định trong chữa trị.
- thuốc bôi kháng nấm: Thông thường, bệnh hắc lào sẽ được chữa trị bằng các loại thuốc xoa kháng nấm có chứa các thành phần Imidazoles, Allylamines, Naphthionates.
- Thuốc uống chống nấm toàn thân: Trong trường hợp tổn thương lan rộng khắp cơ thể, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng các thuốc kháng nấm toàn thân có chứa các thành phần Griseofulvin, Itraconazole, Fluconazole, Terbinafine.
Bên cạnh đó, người bệnh hắc lào cũng cần khử nấm vật dụng cá nhân để tránh nguy cơ mắc bệnh trở lại bằng cách: luộc quần áo, khăn tắm, chăn màn,… sau đó giặt sạch lại, và phơi dưới nắng (cần lộn trái quần áo trước khi phơi).
Thay đổi lối sống thói quen sinh hoạt
- Để điều trị bệnh tổ đỉa, hắc lào một cách nhanh chóng, bạn nên tạo cho mình thói quen sinh hoạt lành mạnh, cụ thể:
- Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt cần giữ cho vùng da bị bệnh luôn khô thoáng.
- Ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya, duy trì thói quen tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe.
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là các loại vitamin và khoáng chất để tăng cường hệ miễn dịch.
- Uống đủ nước để cung cấp độ ẩm cho da.
- Tránh tiếp xúc với xà phòng, hóa chất, chất tẩy rửa, vật nuôi, nguồn nước ô nhiễm,…
Bên cạnh các biện pháp trên, việc sử dụng các loại kem bôi thảo dược có công dụng giảm ngứa ngáy và tái tạo tổn thương da đang trở thành sự chọn lựa của nhiều người.