Bệnh Lang Ben: Triệu Chứng & Thuốc Điều Trị Tại Nhà

Bệnh lang ben / lang beng là bệnh da do nấm thường gặp. Biểu hiện lâm sàng đặc trưng của bệnh là xuất hiện những mảng tròn hoặc dát hình oval kèm theo vảy da mỏng ở vùng da tiết bã nhờn như mặt, lưng, bụng…. Các tổn thương này có thể lan rộng ra khắp các vùng xung quanh.

Bệnh lang ben không gây đau, ít ngứa và không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tuy nhiên gây mất thẩm mỹ, tự ti cho người bệnh. Bệnh có thể lây lan từ người này sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp qua vật dụng dùng chung. Việc điều trị bệnh không quá phức tạp tuy nhiên nếu không biết cách trị lang ben tận gốc sẽ có nguy cơ cao tái phát bệnh. Vậy để biết thêm về lang beng và cách điều trị, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu kỹ thông tin về căn bệnh da liễu này ngay sau đây.

Bệnh lang ben là gì?

Hình ảnh bệnh lang ben
Hình ảnh bệnh lang ben

Bệnh lang ben/lang beng (tên tiếng Anh là Tinea versicolor hay Pityriasis versicolor) là chứng bệnh do vi nấm thuộc nhóm Malassezia gây nên. Vi nấm tấn công làm thay đổi sắc tố da, tạo ra những mảng nhỏ màu tối hoặc sáng hơn so với màu da.

Bệnh xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới, chủ yếu tập trung tại các vùng nhiệt đới. Đặc biệt là các khu vực có khí hậu ấm và ẩm là điều kiện lý tưởng cho loài vi nấm gây bệnh hoạt động và phát triển mạnh. Lang beng thường gặp ở tuổi thiếu niên và vị thành niên, ít gặp ở trẻ em và người già.

Nguyên nhân gây lang ben

Nguyên nhân gây ra bệnh lang ben là do nấm Malassezia. Chủng nấm này thường ký sinh tại các vùng da tiết nhiều chất bã nhờn như da đầu, thân, các vùng gấp trên cơ thể. Khi gặp điều kiện thuận lợi, nấm chuyển hóa từ dạng men sang dạng sợi và gây bệnh.

Nấm Malassezia là tác nhân chính gây bệnh
Nấm Malassezia là tác nhân chính gây bệnh

Sự phát triển của nấm trên cơ thể phụ thuộc vào yếu tố nội sinh và ngoại sinh, đây cũng chính là nguyên nhân chính gây bệnh lang beng:

  • Yếu tố nội sinh:
  • Cơ thể bị suy dinh dưỡng
  • Hoạt động quá sức làm tăng tiết mồ hôi
  • Sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch hoặc suy giảm hệ miễn dịch, thuốc tránh thai
  • Yếu tố ngoại sinh:
  • Khí hậu nóng,ẩm
  • Vệ sinh cá nhân kém

Triệu chứng lâm sàng của bệnh lang ben

Bệnh lang ben thường không có triệu chứng cơ năng cụ thể nào như đau, lo âu, mệt mỏi… Các tổn thương do bệnh biểu hiện ở ngoài da và rất dễ nhận biết, cụ thể:

  • Tư tự bệnh hắc lào bề mặt da có những mảng hình tròn hoặc dát hình oval kèm vảy. Màu sắc tổn thương là hậu quả của việc tấn công của chủng vi nấm Malassezia hoặc tình trạng của bệnh. Hay gặp nhất là màu nâu khi tăng sắc tố da, màu nâu vàng khi giảm sắc tố da, có khi màu hồng khi có hiện tượng viêm nhẹ.
  • Tổn thương thương gặp ở các vùng da tiết bã nhờn như thân, vai, lưng và cổ. Mức độ tổn thương ban đầu nhỏ, phân bố rải rác nhưng sau này có thể lan rộng khắp các khu vực xung quanh tạo thành mảng lớn.
  • Bệnh không gây đau cũng như các thương tổn về da, móng, tóc và niêm mạc.
  • Các vảy da thường mỏng, có thể cạo nhẹ trên bề mặt.
Biểu hiện khi mắc bệnh lang ben
Biểu hiện khi mắc bệnh lang ben

Tùy theo màu sắc vùng da hoặc khu vực nhiễm bệnh, có thể phân lang ben thành một số dạng bệnh như sau:

  • Lang beng ở mặt: Lang ben ở mặt là việc vùng da mặt bị nhiễm nấm, thường gặp ở quanh tai và cằm, gây ảnh hưởng tiêu cực đến thẩm mỹ.
  • Lang ben đỏ: Là dạng lang ben có biểu hiện đặc trưng là màu vùng da nhiễm bệnh có màu hồng nhạt. Bệnh này xuất hiện khi có hiện tượng viêm nhẹ.
  • Lang beng nâu hay lang ben đen: Là dạng lang ben với vùng da nhiễm bệnh có màu nâu, đó là hệ quả của việc tấn công của vi nấm Malassezia làm tăng sắc tố da.
  • Lang ben đen: Bệnh lang beng dạng tăng sắc tố da àm phát sinh các mảng da có màu sậm hơn màu da xung quanh, thậm chí là màu đen.
  • Lang beng ở cổ: Lang ben ở cổ cũng là dạng bệnh phổ biển. Cổ cũng là bộ phận cơ thể dễ mắc lang ben bởi đây là vị trí khuất, khó nhìn thấy nếu không để ý nên gây khó khăn cho việc phát hiện và điều trị bệnh.

Ngoài ra có thể gặp một số dạng bệnh khác như: lang ben ở lưng, lang ben ở mông…

Đặc điểm Lang ben Hắc lào
Nguyên nhân Nấm Pityrosporum ovale Nấm Epidermophyton, Microsporum
Triệu chứng
  • Dát da màu sắc khác nhau (trắng,hồng hoặc nâu)
  • Bề mặt có vảy mịn, cạo như  vảy phấn
  • Vị trí: cổ, ngực, lưng, cánh tay
  • Bình thường có thể không ngứa, hoặc ít ngứa, tăng lên khi ra nắng, đổ mồ hôi
  • Đốm da màu đỏ, mụn nước ở rìa
  • Thương tổn hình đồng xu (còn gọi là lác đồng tiền)
  • Vị trí: mông, bẹn, nách
  • Ngứa cả khi bình thường, tăng lên đặc biệt khi đổ mồ hôi

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh hắc lào

Bệnh lang ben thường gặp ở thiếu niên và vị thành niên, bởi ở độ tuổi này tuyến bã nhờn hoạt động mạnh nhất. Và đây cũng là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển của chủng vi nấm. Ít gặp bệnh lang ben ở trẻ sơ sinh và người già.

Cách trị lang beng hiệu quả

Bệnh lang ben tuy không khó chữa nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ rất dễ lây lan sang nhiều vùng da trên cơ thể và bệnh có thể kéo dài, dai dẳng, khó điều trị dứt điểm.

Nguyên tắc khi điều trị

  • Tuân thủ đúng hướng dẫn, phác đồ điều trị bệnh. Nếu có hiện tượng phản ứng, kích ứng thuốc hoặc các biểu hiện tác dụng phụ của thuốc cần báo ngay cho bác sĩ để được hướng dẫn, tuyệt đối không tự ý sử dụng cũng như xử lý khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Không dùng chung đồ vật cũng như tiếp xúc trực tiếp với người khác để tránh lây bệnh.
  • Hạn chế làm việc nặng hoặc trong môi trường nóng bức để giảm thiểu việc ra mồ hôi cơ thể.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời
  • Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý nhằm tăng cường hệ miễn dịch, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể để giúp việc điều trị hiệu quả hơn.

Điều trị tại chỗ

Trong giai đoạn đầu của bệnh, biểu hiện chưa rõ ràng và mức độ nhẹ có thể sử dụng thuốc chống nấm hoặc các loại kem trị lang ben, dầu gội, hoặc các loại thuốc khác dạng kem hoặc dung dịch.

Thuốc chống nấm tại chỗ:

Điều trị các tổn thương từ cổ xuống đầu gối, một số loại thuốc thường dùng trong điều trị tại chỗ như sau:

  • Kem bôi ketoconazole 1-2%, Selenium Sulfide 2.5%
Kem bôi ketoconazole 1-2%
Kem bôi ketoconazole 1-2%

Sử dụng Ketoconazole 1-2% hoặc Selenium Sulfide 2.5% có thể kiểm soát hiệu quả tình trạng viêm da tiết bã của da đầu. Đây là phương pháp chữa bệnh lang ben ở da đầu hiệu quả và phổ biến hiện nay.

Cách sử dụng: Dùng thuốc cho những khu vực da đầu nhiễm nấm, xoa thuốc để tạo bọt rồi thoa đều lên vùng da bệnh. Sau khoảng 10-15 phút rửa bằng nước sạch, điều trị 2 lần/ tuần trong khoảng 2-4 tuần tùy theo tình trạng bệnh.

  •  Kem bôi Nizoral Cream

Các loại thuốc thuộc nhóm azole như Nizoral thường được dùng để điều trị tại chỗ bệnh lang ben. Các hoạt chất có trong Nizoral có tác dụng kháng nấm mạnh, giúp chống lại hoạt động của vi nấm. Đây là loại thuốc bôi ngoài da và ít gây dị ứng khi sử dụng. 

Kem bôi Nizoral Cream
Kem bôi Nizoral Cream

Cách sử dụng: Thoa thuốc 1 lần /1 ngày trong 2-3 tuần.

Chống chỉ định với những người mẫn cảm với thành phần của thuốc

  • Allylamine dạng kem hoặc dung dịch

Allylamine có khả năng can thiệt vào quá trình tổng hợp ergosterol ở giai đoạn sớm, ức chế sự hình thành squalene epoxide. Terbinafine có trong loại thuốc này có tác dụng kháng nấm.

Và một số loại thuốc khác có tác dụng kháng nấm hiệu quả như: glycol propylene, nystatin, acid salicylic, Terbinafine 1%, Ciclopirox 1%, Kẽm pyrithioine, mỡ Whitfield, benzoyl peroxide…

Điều trị toàn thân bằng kháng sinh

Đối với những trường hợp bệnh ở mức độ nặng, các tổn thương lan rộng có thể điều trị toàn thân bằng các loại thuốc kháng sinh. Các loại thuốc này có khả năng kháng nấm trên phổ rộng.

  • Ketoconazol 200mg chia uống đều trong 5 ngày
  • Itraconazol 100-200mg/ngày, uống trong 5 ngày
  • Fluconazol 300mg/tuần, uống trong 2 tuần
Thuốc trị lang ben Ketoconazol 200mg
Thuốc trị lang ben Ketoconazol 200mg

Lưu ý khi sử dụng:

Việc điều trị cần được chỉ định từ bác sĩ, bởi thuốc có khả năng gây tác dụng phụ nguy hiểm như suy giảm chức năng gan. Tuyệt đối không sử dụng kháng sinh điều trị toàn thân cho trẻ em.

Phòng ngừa bệnh tái phát

  • Tuân thủ đúng nguyên tắc điều trị
  • Sử dụng dầu gội ketoconazol 1 lần /tuần
  • Sử dụng các loại thuốc: Ketoconazol 400mg 1 lần/tháng; Fluconazol 300mg 1 lần/tháng; Itraconazol 400mg 1 lần/tháng

Bệnh lang beng có tự khỏi không

Trên thực tế, một số ít trường hợp bệnh lang ben có thể tự thuyên giảm. Tuy nhiên đa số bệnh không khỏi nếu không được điều trị và có thể kéo dài dai dẳng.

Trên đây là những chia sẻ của incontinet.com về bệnh lang ben. Hy vọng qua bài viết này bạn đọc sẽ có thêm nhiều kiến thức quý báu để chăm sóc bản thân tốt hơn. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến bệnh lang ben có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp một cách chi tiết.