Chế độ dinh dưỡng dành cho người bị bệnh tổ đỉa rất quan trọng. Hiểu rõ bệnh tổ đỉa kiêng ăn gì sẽ giúp bệnh nhân mau chóng hồi phục, có lại sức khỏe tốt. Đồng thời, bổ sung những thực phẩm lành mạnh để tránh làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn. Dưới đây là những thực phẩm người bệnh cần kiêng, việc làm cần hạn chế khi bị tổ đỉa.
Thực phẩm cần kiêng khi bị chàm tổ đỉa
Chàm tổ đỉa xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, có nguyên nhân do cơ thể bị dị ứng với thuốc hoặc thực phẩm. Quá trình điều trị tổ đỉa diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều vào việc ngăn chặn các nguyên nhân đó. Đồng thời, xây dựng cho bản thân người bệnh một chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Muốn bệnh chàm tổ đỉa không phát tác, bùng phát cần kiêng các loại thực phẩm sau:
1. Kiêng các loại chất kích thích khi bị chàm tổ đỉa
Với một người khỏe mạnh, chất kích thích có thể làm cho hệ thần kinh bị suy giảm. Dĩ nhiên, khi bị chàm tổ đỉa thì càng phải tránh xa nhóm thực phẩm có chứa chất kích thích. Đặc biệt không được hút thuốc, uống bia rượu hoặc sử dụng ma túy. Những thành phần có trong đó làm ảnh hưởng nhiều tới hệ thần kinh. Khiến cho người bệnh luôn cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, suy nhược.

Những loại chất kích thích còn là lý do khiến cho nội tiết cơ thể thay đổi. Điều đó, dẫn tới sự mất cân bằng trong hóc môn và làm dấu hiệu của bệnh càng gia tăng. Dung nạp bia rượu vào cơ thể kích thích sản sinh nhiệt lượng dẫn tới nóng trong người. Khi đó, hiện tượng ngứa ngáy, đau rát càng trầm trọng thêm.
2. Bị chàm tổ đỉa không nên ăn nhộng tằm
Nhộng tằm có vị hơi béo ngậy, ăn rất ngon nên nhiều người yêu thích. Thế nhưng, đây lại là thực phẩm cần phải kiêng nếu như đang bị bệnh tổ đỉa. Hàm lượng dưỡng chất trong nhộng tằm cao, đa số là đạm và một chút chất béo. Lượng đạm của nhộng tằm quá nhiều sẽ kích thích cho hệ tiêu hóa. Đồng thời, nhộng tằm còn là loài côn trùng có khả năng gây kích ứng da mạnh mẽ.
Nhiều người khỏe mạnh, sau khi ăn nhộng tằm gặp hiện tượng nổi mẩn đỏ, ngứa trong máu hoặc trên da. Có những người sức khỏe kém, dị ứng nặng còn gây khó thở. Do đó, nếu đang bị tổ đỉa thì không nên sử dụng loại thực phẩm này, tránh làm cho da càng bị dị ứng mạnh hơn, ngứa dữ dội.
3. Không nên ăn đậu nành chế phẩm từ đậu nành
Trong số các thực phẩm chứa lượng đạm lớn không thể bỏ qua đậu nành. Người ta sử dụng thực phẩm này làm bữa ăn giảm cân, bổ sung dinh dưỡng cho người ốm. Tuy nhiên, trong danh sách bị chàm tổ đỉa cần kiêng gì thì cũng xuất hiện nhóm thực phẩm này. Thành phần có trong đậu nành làm cho dị ứng ngoài da bùng phát.
4. Chàm tổ đỉa kiêng ăn thịt chó
Không thể phủ nhận được sức hấp dẫn của món thịt chó đối với người Việt Nam. Đây là một món ăn vẫn còn gây nhiều tranh cãi nhưng thực tế chứa dưỡng chất phong phú, mùi vị đặc biệt. Cũng chính vì thịt chó có quá nhiều đạm nên không phải thực phẩm người bị bệnh tổ đỉa ở tay, ở chân nên quan tâm. Hãy loại bỏ món ăn này ra khỏi thực đơn của mình.

Thịt chó rất nóng, đặc biệt là khi chế biến cần kết hợp với riềng, sả, ớt. Nếu như ăn quá nhiều, cơ thể bị nóng trong, khó kiểm soát thân nhiệt. Điều này là lý do chính khiến cho người bệnh cảm thấy dấu hiệu ngứa, đau rát ở vùng da bị tổ đỉa của mình không hề thuyên giảm. Thậm chí, một số loại thuốc uống, thuốc bôi sẽ mất tác dụng khi kết hợp cùng thịt chó.
5. Thịt gà và da gà là những thực phẩm nên kiêng
Nếu chưa biết người bị chàm tổ đỉa kiêng ăn gì thì hãy chú ý đến món thịt gà, nhất là da gà. Theo như kinh nghiệm dân gian để lại, người đang có vết thương hở, vết thương ngoài da thì không nên ăn da gà cũng như thịt gà. Chúng khiến cho vết thương bị ngứa, bị mưng mủ. Tổ đỉa cũng là một dạng tổn thương da, mụn nước xuất hiện và bị vỡ mở ra vết xước trên bề mặt làn da. Ăn thịt gà sẽ khiến người bệnh càng cảm thấy khó chịu.
Tốt nhất, người bệnh nên đợi đến khi điều trị xong tổ đỉa mới ăn thịt gà. Lúc này, thịt gà lại là thành phần dưỡng chất quan trọng để cơ thể hồi phục. Tuy nhiên, để giảm khả năng gây kích ứng thì nên ăn thịt gà đã được nấu chín kỹ.
6. Hạn chế tối đa thực phẩm có mùi tanh
Thông thường, hải sản như tôm, cá, cua, hàu rất tốt đối với sức khỏe con người. Đây là nhóm thực phẩm lành mạnh, ít gây béo lại tốt cho cơ và hệ tuần hoàn. Tuy nhiên, hải sản nói riêng, thực phẩm có mùi tanh nói chung lại là thứ cần kiêng nếu bị bệnh chàm tổ đỉa. Theo như khuyến cáo từ chuyên gia dinh dưỡng, nhóm thực phẩm này có hoạt chất Trimelylamin và lượng đạm lớn. Đây là những thành phần có khả năng gây dị ứng rất lớn.

Nếu vẫn muốn ăn thực phẩm có mùi tanh thì cần chế biến thật kỹ. Tuyệt đối không ăn sống, ăn chín tái để bảo vệ sức khỏe. Hạn chế tới mức tối thiểu, tức là ăn càng ít đồ tanh càng tốt. Trừ trường hợp bất khả kháng, người bệnh có thể sử dụng một chút nhưng cần nấu chín.
7. Bị tổ đỉa nên kiêng đồ ăn cay nóng
Nóng bên trong cơ thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Điển hình là tình trạng gây dị ứng, nổi mề đay, chàm da hoặc bệnh tổ đỉa. Cách đơn giản nhất để phòng chống nóng trong là uống nước đầy đủ, có chế độ ăn uống lành mạnh. Hạn chế tối đa thực phẩm cay nóng, chứa nhiều tiêu, tỏi ớt. Thay vào đó, sử dụng rau xanh, trái cây nhiều hơn.
Người đang bị tổ đỉa mà ăn đồ cay nóng đêm về không thể ngủ được. Bởi vì nhiệt độ tăng khiến các vết mụn nước ngứa dữ dội, đi kèm đau rát. Một số gia vị có thể gây nóng đó là: Tiêu, tỏi, ớt, gừng, riềng,… Gia vị này làm cho hương vị món ăn ngon hơn nhưng lại không tốt đối với người đang bị chàm tổ đỉa.
Bị chàm tổ đỉa kiêng làm gì?
Ngoài việc tìm hiểu bệnh tổ đỉa kiêng ăn gì thì người bệnh cũng nên quan tâm tới thói quen sinh hoạt của mình. Một số hoạt động cần tránh dưới đây sẽ giúp người bệnh rút ngắn thời gian hồi phục.
1. Không nên gãi vào khu vực bị chàm tổ đỉa
Người bệnh chàm tổ đỉa sẽ có những tổn thương trên da, cụ thể là mụn nước xuất hiện. Mụn nước này gây ngứa dữ dội, thói quen của mọi người là dùng tay gãi. Thế nhưng, việc này cần hạn chế bởi chúng gây tổn thương nặng hơn cho vùng da bị bệnh.

Dùng tay để gãi làm phần mụn nước vỡ ra, tạo vết xước. Trong khi đó, móng tay là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn, chúng sẽ từ móng tay đi qua vết thương hở, tấn công vào sâu trong da. Đó là lý do mà người bệnh tổ đỉa có nguy cơ bị bội nhiễm.
2. Không tùy ý dùng hóa chất vệ sinh vùng bị tổ đỉa
Ai cũng hiểu rõ, bị chàm tổ đỉa thì phải vệ sinh thật sạch sẽ, tránh vi khuẩn xâm nhập. Tuy nhiên, phải vệ sinh đúng cách, tuyệt đối không sử dụng hóa chất bừa bãi. Người bệnh lấy nước muối pha loãng để lau chùi, vệ sinh, sát khuẩn. Dầu gội, sữa tắm, xà phòng đều không phải sản phẩm thích hợp.
Nếu cẩn thận hơn, người bệnh pha nước muối và nước vo từ lá trầu không để sát khuẩn. Hai loại nguyên liệu này đều dễ kiếm, lành tính với con người. Lưu ý, người bệnh không nên dùng quá nhiều muối, độ mặn cao sẽ phản tác dụng mong muốn.
3. Hạn chế tiếp xúc với xăng dầu, hóa chất
Những thành phần này tác dụng không tốt tới làn da, nhất là với da đang bị chàm tổ đỉa. Sự kích thích từ hóa chất, xăng dầu làm cho nguy cơ kích ứng bùng phát. Tương tự như vậy, dầu rửa bát, xà phòng cũng cần tránh xa. Vì thế, mỗi khi cần tiếp xúc với hóa chất, hãy đeo găng tay, đeo ủng bảo vệ. Tránh việc tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, dùng nước muối pha loãng vệ sinh da đều đặn.
4. Tránh tắm với nước quá lạnh hoặc quá nóng
Người bị bệnh chàm tổ đỉa cũng lưu ý không được dùng nước quá lạnh hay quá nóng để tắm. Nước lạnh (Nước lã) chứa lượng vi khuẩn rất lớn, chúng xâm nhập vào vết trầy xước trên da. Còn nước nóng quá thì lại khiến vùng da đang bị tổn thương đau rát. Nếu như trong quá trình mọc da non, nước nóng sẽ làm chết các tế bào còn yếu.

Tốt nhất, đun sôi nước tắm, sau đó đợi cho nước nguội còn khoảng 40 đến 50 độ C để tắm.
5. Không nên tự ý mua thuốc sử dụng
Tâm lý chung của người bệnh là điều trị càng nhanh càng tốt. Thế nhưng, tùy ý mua thuốc uống, thuốc bôi là một sai lầm nghiêm trọng. Tùy vào tình trạng thực tế của mỗi người, bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể. Đúng thuốc thì mới có tác dụng và không bị tác dụng phụ ảnh hưởng tới cơ thể. Người bệnh phải tới bác sĩ để kiểm tra, thăm khám chính xác. Đồng thời, hãy tuân thủ nghiêm túc chỉ định, hướng dẫn khi dùng thuốc bôi và thuốc uống.
Mẹo hay giúp bệnh tổ đỉa hồi phục nhanh chóng
Thời gian phục hồi bệnh tổ đỉa nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều vào người bệnh. Dưới đây là một số ghi nhớ để người bệnh rút ngắn quãng thời gian này.
- Phát hiện dấu hiệu và nguyên nhân gây bệnh từ sớm, tìm phương pháp điều trị ngay khi biết mình bị bệnh.
- Nếu đã biết bị bệnh tổ đỉa không nên ăn gì thì cần tránh xa thực phẩm đó.
- Giữ vệ sinh thật tốt cho vùng da đang bị bệnh, dùng nước muối pha loãng để sát khuẩn.
- Kết hợp chế độ dinh dưỡng lành mạnh và luyện tập thể dục, thể thao nhằm nâng cao sức đề kháng.
- Tuân thủ nghiêm túc mọi chỉ định từ bác sĩ trong việc điều trị, kiêng cữ.
Vậy, bệnh chàm tổ đỉa kiêng ăn gì đã có lời giải đáp đầy đủ, chính xác. Người bệnh cần tuân thủ tốt mọi nhắc nhở, chỉ định để điều trị bệnh hiệu quả nhất. Duy trì một chế độ dinh dưỡng an toàn, kiêng khem tốt mới giúp thời gian hồi phục được rút ngắn tối đa.
Xem thêm: TOP 12 thuốc trị tổ đỉa tốt nhất hiện nay