Tỏi được sử dụng để chữa trị một số bệnh về da liễu, kháng viêm hữu hiệu. Trong đó, cách chữa tổ đỉa bằng tỏi cũng mang lại kết quả khả quan. Triệu chứng của bệnh sẽ mau chóng thuyên giảm, tốc độ phục hồi tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên, cách điều trị này cần phải thực hiện đúng và kiên trì. Dưới đây là hướng dẫn chữa tổ đỉa bằng củ tỏi tại nhà an toàn.
Vì sao tỏi có thể chữa bệnh tổ đỉa?
Tỏi được sử dụng như một loại gia vị của người Việt. Thế nhưng, ngoài công dụng tăng hương vị cho món ăn, tỏi còn giúp hỗ trợ điều trị một số căn bệnh thông thường. Chẳng hạn như: Dùng tỏi để giảm đau răng, chữa cảm cúm bằng tỏi, trị tổ đỉa bằng rượu tỏi,… Bởi vì, trong thành phần của tỏi, chứa hoạt chất kháng khuẩn tự nhiên.

Hoạt chất này tác dụng làm cho vi khuẩn bị tiêu diệt, hạn chế sự lây lan. Những thành phần như allicin và phytonutrients chống oxy hóa. Thúc đẩy quá trình hồi phục tổn thương da, ngăn chặn tổn thương lây lan sang vùng da mới. Tỏi có thể được coi là một loại kháng sinh nhẹ từ tự nhiên.
Thực tế, có rất nhiều bài thuốc từ tỏi được dùng để chữa bệnh tổ đỉa. Ví dụ như dùng nước ép tỏi vệ sinh vùng da bị bệnh, chữa tổ đỉa bằng tỏi ngâm rượu, kết hợp tỏi với muối hay mật ong,… Mỗi phương pháp đều đem tới hiệu quả nhanh chóng, không gây tác dụng phụ cho người dùng. Tuy nhiên, điều cần chú ý đó là tùy vào độ tuổi, giới tính người bị bệnh, vị trí bệnh trên cơ thể, mức độ nghiệm trọng mà dùng cách tối ưu nhất. Điều này cũng hạn chế đi tối đa nguy cơ phỏng da do tỏi làm bỏng.
5 cách trị tổ đỉa đơn giản bằng tỏi
Bất cứ phương pháp điều trị bệnh nào cũng phải tuân thủ nguyên tắc an toàn. So với dùng giải pháp Tây y, cách chữa tổ đỉa dân gian tốn nhiều thời gian hơn. Thế nhưng, thích hợp dùng cho trẻ nhỏ, bị tổ đỉa khi mang thai, cho người già,… Cùng tham khảo 5 cách trị tổ đỉa tận gốc tại nhà với củ tỏi dưới đây:
1. Chữa trị tổ đỉa bằng nước ép tỏi
Với phương pháp này, việc đầu tiên cần làm là phải dùng găng tay sạch sẽ để ngăn chặn sự lây lan vi khuẩn. Làm sạch bề mặt da cần điều trị với nước muối pha loãng. Cho khoảng 1 thìa cà phê muối vào chén nước 300ml. Dùng bông gòn sạch, thấm nước muối chấm lên vùng da bị bệnh. Đợi đến khi da khô thì sử dụng nước ép tỏi.

- Bóc sạch từ 3 đến 5 tép tỏi, nếu tỏi đã mọc mầm thì cần cắt sạch đi.
- Dùng thêm khoảng 50ml lọc sạch, có thể đun sôi và để nguội. Hòa đều với phần tỏi đã bóc và giã nát.
- Lấy bông Y tế thấm nước cốt tỏi thoa đều lên vùng da bị tổ đỉa.
- Cứ 3 đến 4 phút lại chấm nước tỏi một lần nữa, giúp hoạt chất trong tỏi thẩm thấu kỹ hơn.
- Khoảng 15 phút sau dùng nước lọc sạch lau đi phần da chấm nước tỏi.
Lưu ý, phương pháp này cần cẩn trọng với trẻ nhỏ. Bởi vì tỏi sẽ làm da của bé bị bỏng rát. Người bệnh cũng không nên pha nước tỏi quá đậm đặc, vừa làm bỏng lại vừa nặng mùi.
2. Kết hợp tỏi và mật ong để chữa bệnh tổ đỉa
Mật ong cũng là nguyên liệu lý tưởng trong các bài thuốc dân gian. Vì thế, cũng không có gì lạ nếu như tỏi và mật ong trị dứt điểm bệnh tổ đỉa. Mật ong làm dịu vết đau rát, ngứa ngáy. Axit amin có trong mật ong nuôi dưỡng từng tế bào trên da. Vì thế, vùng da bị bệnh bớt căng cứng, bớt thô ráp. Sau điều trị, vùng da đó cũng không còn để lại sẹo thâm quá rõ.

Sự kết hợp giữa hai loại dược liệu này mang tới tác dụng sát khuẩn cực mạnh. Ngăn chặn mọi nguy cơ gây ra tình trạng viêm nhiễm, bội nhiễm cho người bệnh.
- Chọn khoảng 200g tỏi chưa bị khô, bị sâu. Bóc sạch vỏ của tỏi và để ở bên trong một hũ thủy tinh.
- Dùng mật ong nguyên chất, đổ đầy vào bình đến khi ngập mặt tỏi.
- Đậy kín bình, để ở nơi khô ráo, thoáng mát. Sau hai tuần là có thể sử dụng.
- Mỗi ngày uống hai thìa mật ong ngâm tỏi, mỗi lần 1 thìa.
- Muốn thúc đẩy quá trình hồi phục, dùng thêm nước ép tỏi thấm lên da như cách đầu tiên.
Cách chữa tổ đỉa bằng tỏi này tác động từ bên trong. Nhờ thế, hiệu quả lâu dài, loại bỏ nguyên nhân gây bệnh tận gốc. Thế nhưng, thời gian đợi thuốc phát huy tác dụng khá lâu. Người bệnh cần kiên trì ít nhất 2 đến 3 tuần.
3. Chữa tổ đỉa bằng tỏi kết hợp với muối
Muối là nguyên liệu nhà bếp nào cũng có, dùng để làm tăng vị mặn cho món ăn. Thế nhưng, ít ai biết muối còn là thành phần có thể sát khuẩn, làm sạch vết thương hiệu quả. Kết hợp tỏi và muối là cách nhanh chóng để trị bệnh tổ đỉa.

- Dùng nồi đun sôi 2 lít nước lọc sạch.
- Bóc sạch vỏ của 5 đến 7 tép tỏi lớn. Nhớ chọn tỏi còn tươi, chưa bị thối. Đập dập tỏi và cho vào trong nồi nước đang đun.
- Đợi tỏi sôi khoảng 10 phút mới có thể tắt bếp. DÙng nước tỏi đổ ra chậu sạch. Thêm vào đó 2 thìa muối, dùng thìa sạch khuấy đều lên.
- Người bệnh cho vùng da bị tổ đỉa vào trong nước ngâm đến khi nước nguội.
- Lấy khăn bông mềm thấm khô vùng da bị bệnh, giữ vệ sinh sạch sẽ.
Mẹo hay dành cho người bệnh khi chữa tổ đỉa bằng tỏi là hãy ngâm vùng da bị bệnh ở nước tỏi muối vào buổi tối. Tác dụng của nước ngâm làm cơ thể bớt ngứa, bớt đi cảm giác đau rát. Nhờ thế, người bệnh sẽ dễ ngủ hơn.
4. Dùng rượu tỏi chữa bệnh tổ đỉa
Ngoài cách ngâm tỏi với mật ong, có thể dùng rượu để thay thế. Rượu tỏi chữa bệnh tổ đỉa vô cùng hữu hiệu. Dùng bài thuốc này, người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu, mụn nước trên da khô dần và biến mất. Phương pháp này đạt được kết quả tối ưu khi sử dụng ở giai đoạn đầu. Tức là giai đoạn mà trên da bắt đầu xuất hiện mụn nước. Tuyệt đối không nên dùng tay gãi, làm mụn nước vỡ ra, khiến bệnh lây lan. Lúc bôi rượu tỏi sẽ gây xót.

- Làm sạch một bình thủy tinh rồi để cho khô. Bóc vỏ 7 tép tỏi đã chọn lọc.
- Dùng thêm 300ml rượu trắng, đổ vào bình thủy tinh. Chú ý mức rượu phải ngập hết bề mặt của tỏi. Đợi cho rượu và tỏi ngâm khoảng 10 ngày.
- Lấy nước muối pha loãng để làm sạch vùng da nhẹ nhàng. Không dùng tay chà xát mà dùng bông gòn thấm lên da.
- Thoa một lớp rượu tỏi lên chữa bệnh. Mỗi ngày thực hiện 2 lần.
Cách chữa tổ đỉa bằng rượu tỏi an toàn cho người dùng. Thế nhưng, chỉ được bôi ngoài da, không được sử dụng qua đường uống.
5. Ăn tỏi để phòng, chữa tổ đỉa
Một cách đơn giản nữa để phòng cũng như chữa bệnh tổ đỉa đó là trực tiếp ăn tỏi. Tỏi có vị cay, tính ấm, tán hàn. Ăn tỏi vừa chữa cảm cúm, ngăn chặn vi khuẩn, xâm nhập cơ thể. Ngoài ra, tỏi còn giúp cơ thể nâng cao đề kháng. Do đó, người bị bệnh tổ đỉa có thể ăn tỏi mỗi ngày. Chẳng hạn: Dùng tỏi để chế biến nước chấm, rau xào tỏi, ăn tỏi sống,…
Phương pháp chữa tổ đỉa bằng tỏi này cần cẩn thận với những đối tượng mắc bệnh đau dạ dày. Tỏi hơi cay, nếu ăn nhiều sẽ khiến bao tử khó chịu, quặn đau.
Trên đây là 5 cách chữa bệnh tổ đỉa bằng tỏi vô cùng đơn giản. Chỉ với những nguyên liệu tự nhiên mà triệu chứng của bệnh dần dần biến mất. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh nặng thì phải theo hướng điều trị của bác sĩ đưa ra.