Thực hư cách sử dụng lá bàng chữa tổ đỉa tại nhà

Các bệnh nhân mắc tổ đỉa thường được mách nước sử dụng lá bàng như một phương pháp để điều trị tại nhà. Tuy nhiên cách sử dụng lá bàng chữa tổ đỉa có thật sự hiệu quả? Cách dùng lá bàng chữa trị như thế nào giúp tình hình bệnh cải thiện nhanh chóng nhất? Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc đến bạn đọc.

Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá bàng có hiệu quả không?

Bàng là cây thân gỗ có tính mát và lá bàng rất hữu ích trong việc sát khuẩn và chống viêm tiêu sưng. Khi sử dụng những phương pháp từ lá bàng điều trị bệnh tổ đỉa vùng da bị bệnh sẽ được làm sạch và sát khuẩn tốt hơn. Đồng thời lá bàng còn giúp cho bề mặt tổn thương trên da nhanh chóng hồi phục. Trong Y học hiện đại cũng đã nghiên cứu và chỉ ra trong lá bàng có một số thành phần dược tính cao như: flavonoid, phytosterol, tanin,… Đây đều là những thành phần phù hợp để ứng chế sự phát triển của bệnh.

Sự thật về mẹo chữa tổ đả bằng lá bàng
Sự thật về mẹo chữa tổ đả bằng lá bàng

Theo các chuyên gia y dược còn nhận định thêm : flavonoid, phytosterol và tanin có tác dụng chống oxi hóa mạnh, chức năng bảo vệ vùng da tổn thương rất tốt. Đặc biệt hơn, lá bàng còn giúp cho người bệnh tránh gặp phải một số vấn đề ngoài ý muốn như: ngứa, viêm nhiễm trùng,…

Tanin là thành phần dược tính cao được tìm thấy trong lá bàng. Loại dược tính này rất hữu ích trong việc làm dịu nhẹ bề mặt da nhiễm bệnh, se khít niêm mạc da tránh sự xâm nhập của vi khuẩn bên ngoài môi trường.

Như vậy, có thể khẳng định lá bàng có công dụng chữa bệnh tổ đỉa hiệu quả an toàn tại nhà. Đây cũng là loại lá dễ kiếm trong cuộc sống hàng ngày nên người bệnh có thể sử dụng các bài chữa dân gian bằng lá bàng để điều trị bệnh tổ đỉa.

Hướng dẫn chữa bệnh tổ đỉa bằng lá bàng

Lá bàng non là nơi hội tụ nhiều dưỡng chất cũng như chứa đụng nhiều thành phần mang dược tính nhất so với các thành phần khác trên cây. Nếu người bệnh muốn sử dụng lá bàng chữa bệnh tổ đỉa thì nên chọn những chiếc lá non để áp dụng mẹo hiệu quả hơn.

Cách chữa bệnh tổ đỉa với lá bàng cũng  khá đơn giản và tương tự với cách chữa tổ đỉa bằng lá đào hay cách chữa tổ đỉa bàng lá khế. Dưới đây là một số mẹo chữa hay được áp dụng nhất:

1. Cách 1: Chữa bệnh tổ đỉa bằng cách ngâm rửa nước lá bàng

Việc vệ sinh sạch sẽ bề mặt da bị tổn thương có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa vi khuẩn nấm ngứa xâm nhập vào và khiến biểu hiện của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Thế nên, phương pháp sử dụng lá ngâm rửa lá bàng non sẽ có tác dụng hiệu quả trong quá trình tái tạo, bảo vệ vùng da bị bệnh tổ đỉa. Bên cạnh đó, người bệnh cũng dễ chịu hơn và hạn chế những cơn ngứa ngáy khó chịu.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Một nắm là bàng non tươi (không bị sâu đục)
  • Một chút muối trắng hạt to

Hướng dẫn cách thực hiện:

  • Đem lá bàng vừa chuẩn bị đi ngâm rửa sạch với nước muối loãng để sát khuẩn lá.
  • Sau 15 phút vớt lá bàng ra và vò nhẹ để các dược chất trong lá bàng thôi ra nước nhanh hơn.
  • Cho lá bàng vào ấm đun với khoảng 2 lít nước, đun sôi khoảng 15 phút thì tắt bếp và cho thêm muối hạt vào ấm khuấy đều.
  • Đổ nước lá bàng ra thau chậu để ấm vừa đủ dùng hoặc có thể pha thêm một chút nước lạnh để ngâm rửa vùng da bị tổ đỉa.
  • Duy trì thực hiện phương pháp này mỗi ngày trước khi đi ngủ để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Dùng lá bàng non để trị tổ đỉa hiệu quả hơn
Dùng lá bàng non để trị tổ đỉa hiệu quả hơn

2. Cách 2: Điều chế lá bàng thành thuốc bôi chữa tổ đỉa

Điều chế lá bàng thành thuốc bôi chữa bệnh tổ đỉa có tác dụng nhanh chóng, hoạt chất có trong thuốc được thẩm thấu trực tiếp trên da và mang lại hiệu quả tức thì. Với công thức chữa bệnh tổ đỉa với lá bàng này người bệnh cảm nhận sự thay đổi nhanh chóng chỉ sau lần sử dụng đầu tiên.

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 1 ít muốt trắng hạt to
  • 7 – 10 lá bàng non

Hướng dẫn cách thực hiện:

  • Đem lá bàng vừa chuẩn bị đi ngâm rửa sạch với nước muối loãng để sát khuẩn lá.
  • Giã lá bàng với muối hạt vừa chuẩn bị và cho thêm một chút nước để tạo dung dịch chắt lọc dễ hơn.
  • Vệ sinh thật sạch vùng da bị tổ đỉa và lau khô nước bằng khăn bông.
  • Dùng miếng vải mềm hoặc bông băng y tế để thấm dung dịch thuốc chườm nhẹ lên bề mặt da.
  • Duy trì bài thuốc này đều đặn 2 lần mỗi ngày vào sáng và tối để đạt được kết quả tốt nhất.

3. Cách 3: Đắp lá bàng non chữa bệnh tổ đỉa

Đắp lá bàng non là phương pháp phổ biến được dân gian lưu truyền đến nay vẫn còn giữ nguyên giá trị. Bài thuốc này có tác dụng giảm ngứa ngáy khó chịu, làm dịu bề mặt da bị tổn thương và se niêm mạc da nhanh chóng. Tìm hiểu cách áp dụng phương pháp đắp lá bàng non chi tại nội dung dưới đây:

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 1 ít muốt trắng hạt to
  • 1 nắm lá bàng non

Hướng dẫn cách thực hiện:

  • Đem lá bàng vừa chuẩn bị đi ngâm rửa sạch nhiều lần với nước muối loãng để sát khuẩn lá.
  • Vớt lá bàng ra và để ráo nước, sau đó dùng máy say sinh tố để say nguyễn lá bàng.
  • Dùng trực tiếp lá bàng được say bôi lên da và lấy gạc y tế để cố địng lại, để khoảng 15 phút rồi rửa sạch lại với nước ấm.
  • Kiên trì áp dụng phương pháp dùng lá bàng chữa tổ đỉa này vào mỗi tối trước khi đi ngủ để đjat hiệu quả nhanh nhất.
Dung dịch thuốc từ lá bàng điều trị tổ đỉa
Dung dịch thuốc từ lá bàng điều trị tổ đỉa

4. Cách 4: Chữa bệnh tổ đỉa bằng cách xông hơi lá bàng

Ngoài ba cách chữa tổ đỉa bằng lá bàng được hướng dẫn ở trên thì còn một công thức nữa đó là xông hơi lá bàng trên bề mặt da bị bệnh. Cách này đươc thực hiện thư sau:

  • Đem lá bàng vừa chuẩn bị đi ngâm rửa sạch nhiều lần với nước muối loãng để sát khuẩn lá.
  • Cho lá bàng đun với khoảng 2 lít nước, khi sôi thả thêm một chút muối trắng và vặn nhỏ bếp đun thêm khoảng 20 phút.
  • Lưu ý khi sôi nước người bệnh cần đậy nắp thật kín để các hoạt chất trong lá bàng không bị bốc hơi hết.
  • Đổ nước ra thau chậu và xông hơi trực tiếp trên vùng da bị tổn thương trong khoảng 10 – 15 phút.
  • Du trì thực hiện mỗi ngày trước khi đi ngủ để giúp bệnh tiến triển tốt hơn, người bệnh cũng có được giấc ngủ ngon hơn.
Một số lưu ý khi chữa bệnh tổ đỉa
Một số lưu ý khi chữa bệnh tổ đỉa

Một số lưu ý khi chữa bệnh tổ đỉa bằng lá bàng

Sử dụng lá bàng chữa bệnh tổ đỉa là bài thuốc dân gian làn tính và đươc lưu truyền phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, để giúp cho quá trình điều trị bệnh đạt được kết quả tốt nhất thì người bệnh cần lưu ý một số điều sau:

  • Trước khi sử dụng những phương pháp trên điều trị bệnh, người bệnh cần vệ sinh vùng da tổn thương sạch sẽ.
  • Nên sử dụng lá bàng non vì thành phần dược tính bên trong của nó nhiều, chữa bệnh hiệu quả hơn.
  • Không được gãi vùng da bị nhiễm bệnh sẽ gây dẫn đến nhiễm trùng hoặc tổn thương nghiêm trọng. Thậm chí, bệnh tổ đỉa sẽ bị lở loét và lây lan nhanh chóng sang các vùng da khác.
  • Hạn chế sử dụng những thực phẩm ăn nhanh như: đồ đóng hộp, thức ăn có chứa nhiều mỡ, chất kích thích,…
  • Bài thuốc dùng lá bàng điều trị bệnh tổ đỉa chỉ là phương pháp dân gian nên không thể chữa bệnh dứt điểm nhanh chóng. Chính vì vậy khi có dấu hiệu của bệnh, người bệnh cần đến ngay các trung tâm y tế, bệnh viện để được thăm khám và kê đơn thuốc Tây y đặc trị tổ đỉa.

Trên đây là bài viết “Thực hư cách sử dụng lá bàng chữa tổ đỉa tại nhà”. Tùy cơ địa của mỗi người mà bài mẹo trên có tác dụng và kết quả khác nhau. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe hãy gặp các bác sĩ để được tư vấn và điều trị thích hợp.