Mất ngủ, nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả nhất

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với mỗi người, giúp não bộ của chúng ta được nghỉ ngơi sau những khoảng thời gian học tập và làm việc. Trung bình mỗi người cần ngủ 7-8 tiếng/ngày, chất lượng của giấc ngủ cần đảm bảo về thời gian, đủ sâu giấc để cơ thể cảm thấy khỏe khoắn mỗi khi thức dậy. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên bệnh mất ngủ lại đang là một vấn đề nhức nhối của xã hội hiện nay gây ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống của người bệnh. Vậy nguyên nhân của căn bệnh này do đâu và điều trị bằng cách nào hiệu quả. Tất cả sẽ được chia sẻ qua bài viết dưới đây.

Mất ngủ là gì

Mất ngủ trằn trọc cả đêm
Mất ngủ trằn trọc cả đêm

Mất ngủ là một rối loạn giấc ngủ phổ biến có thể bao gồm ngủ không sâu giấc, khó đi vào giấc ngủ, thức dậy quá sớm và không thể quay lại giấc ngủ và vẫn có thể cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy. Mất ngủ có thể gây tình trạng mệt mỏi khó chịu ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất làm việc và chất lượng cuộc sống.

Mất ngủ bao gồm: Mất ngủ cấp tính và mất ngủ mạn tính. Mất ngủ mạn tính là tình trạng mất ngủ kéo dài trong vòng ít nhất là 1 tháng. Mất ngủ cấp tính là mất ngủ kéo dài dưới 1 tháng.

Bệnh mất ngủ là tình trạng phổ biến hiện nay không chỉ ảnh hưởng đến người già và còn gặp ở những người trẻ tuổi do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ảnh hưởng tới cuộc sống. Vậy nguyên nhân gây bệnh mất ngủ do đâu?

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh mất ngủ

Nguyên nhân

Các nguyên nhân gây ra mất ngủ
Các nguyên nhân gây ra mất ngủ

Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh mất ngủ ở người già và trung niên. Một số bệnh do tinh thần gây mất ngủ như lo âu, trầm cảm, tuổi tác. Kể cả khi sức khỏe của bạn tốt, những thói quen sinh hoạt hằng ngày không tốt cũng có thể dẫn đến mất ngủ:

  • Stress: các vấn đề trong cuộc sống của bạn dễ gây căng thẳng và áp lực như việc học, công việc hàng ngày tại cơ quan hoặc việc gia đình khiến tâm trí bạn luôn hoạt động căng thẳng, lo lắng có thể dẫn đến mất ngủ.
  • Thói quen không tốt trước khi ngủ: những thói quen như giờ đi ngủ thất thường, chơi game hay thực hiện các hoạt động gây kích thích trước khi ngủ, môi trường ngủ không thoải mái hoặc sử dụng giường của bạn cho các hoạt động khác nhiều hơn là ngủ và quan hệ tình dục.
  • Sử dụng các chất kích thích như café, thuốc lá, rượu cũng khiến não bộ bị ảnh hưởng, khiến bạn khó đi vào giấc ngủ.
  • Bệnh lý: một số bệnh lý mà bạn gặp phải cũng sẽ gây nên tình trạng mất ngủ như đau mãn tính (cơ xương khớp), hen, khó thở hoặc bệnh tiểu đêm tiểu nhiều lần…
  • Một số nguyên nhân khác như ăn quá nhiều vào buổi tối hoặc sử dụng các loại thuốc corticoid, thuốc chống trầm cảm cũng sẽ gây nên mất ngủ.

Triệu chứng của bệnh mất ngủ như thế nào

Mất ngủ mãn tính gây ra ảo giác
Mất ngủ mãn tính gây ra ảo giác

Mất ngủ có thể gây ra các triệu chứng như:

  • Khó ngủ vào ban đêm.
  • Thức dậy vào ban đêm hoặc thức dậy quá sớm.
  • Cảm thấy mệt mỏi sau khi thức dậy.
  • Ban ngày mệt mỏi hoặc buồn ngủ.
  • Trầm cảm, khó chịu hoặc luôn cảm thấy lo lắng.
  • Khó chú ý, tập trung làm việc hoặc trí nhớ suy giảm.
  • Những lo lắng liên tục về giấc ngủ.

Đối tượng nào dễ mắc phải bệnh mất ngủ

Mất ngủ có thể gặp ở mọi đối tượng, độ tuổi. Tuy nhiên các đối tượng sau sẽ là mục tiêu tấn công dễ dàng nhất đối với căn bệnh này:

  • Người cao tuổi: ở độ tuổi trên 60 do những thay đổi trong giấc ngủ và sức khỏe nên chứng mất ngủ sẽ ra tăng theo tuổi tác.
  • Nữ giới: sự thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt và trong thời kỳ mãn kinh có thể đóng một vai trò lớn gây ra bệnh mất ngủ. Trong thời kỳ mãn kinh, đổ mồ hôi đêm và bốc hỏa thường làm gián đoạn giấc ngủ. Phụ nữ đang trong thai kỳ cũng dễ bị mất ngủ.
  • Rối loạn sức khỏe tâm thần hoặc thể chất có thể làm gián đoạn giấc ngủ.
  • Những người chịu nhiều áp lực trong công việc: thời gian căng thẳng, các sự kiện liên tục, căng thẳng tinh thần sẽ gây ra chứng mất ngủ tạm thời. Và kéo dài có thể dẫn tới tình trạng mất ngủ mãn tính.
  • Thay đổi múi giờ sinh hoạt.
Người già và người bị stress do công việc dễ bị mất ngủ mãn tính
Người già và người bị stress do công việc dễ bị mất ngủ mãn tính

Tác hại của bệnh mất ngủ

Giấc ngủ đối với mỗi con người là cực kỳ quan trọng. Giấc ngủ ngon có thể cải thiện rất nhiều chất lượng cuộc sống, khiến chất lượng công việc được đảm bảo. Tuy nhiên việc để bị mất ngủ dù là thoáng qua hay mãn tính có thể dễ dàng phá hoại cuộc sống của bạn một cách rõ ràng, gây ra nhiều tác hại như:

  • Tinh thần không tỉnh táo, thường xuyên thấy buồn ngủ kém linh hoạt.
  • Cơ thể mệt mỏi do không được nghỉ ngơi đủ dẫn tới cáu gắt, giảm khả năng tập trung, gây trầm cảm.
  • Ảnh hưởng rất nhiều tới khả năng làm việc, học tập.
  • Tinh thần không tỉnh táo nên dễ gây tai nạn khi lái xe, vận hành máy móc
Những tác hại của bệnh mất ngủ
Những tác hại của bệnh mất ngủ

Những tác hại này sẽ gây ảnh hưởng vô cùng nhiều tới chất lượng cuộc sống, hiệu quả công việc của các bệnh nhân. Thậm chí trong số ít trường hợp còn gây nên tai nạn giao thông (xảy ra nhiều nhất đối với các lái xe đường dài) dẫn tới mất mạng. Cho nên điều trị mất ngủ sớm, tránh được những nguy cơ trên là một điều cần thiết và cần thực hiện ngay đối với các bệnh nhân không may gặp phải tình trạng này.

Điều trị mất ngủ như thế nào

Điều trị mất ngủ bằng Tây y

Bệnh nhân có thể điều chỉnh thói quen ngủ của mình hoặc thay đổi một số thuốc đang dùng để khôi phục lại giấc ngủ. Các bác sĩ sẽ dùng các phương pháp điều trị hành vi để bạn có học được “kỹ thuật ngủ” và cách để cải thiện môi trường, chất lượng giấc ngủ của bạn.

Khi các cách trên không có hiệu quả, bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn nên dùng thuốc để giúp thư giãn và dễ ngủ hơn.

Bạn có thể cần phải điều chỉnh thói quen ngủ của mình và thay đổi một số thuốc đang dùng để khôi phục lại giấc ngủ. Bác sĩ có thể giới thiệu với bạn các phương pháp điều trị hành vi để bạn có thể học về “kỹ thuật ngủ” và cách để cải thiện môi trường ngủ của bạn.

Nếu những cách này không hiệu quả, bác sĩ có thể khuyên nên dùng thuốc để giúp thư giãn và ngủ dễ hơn. Các loại thuốc thường được các bác sĩ kê trong đơn là các loại thuốc an thần, trị mất ngủ.

Một số loại thuốc điều trị mất ngủ Tây y thường được kê như: Phenobarbital, Benzoctamin, Mephenoxalon, Trimetozin, Zolpidem hoặc Ramelteon…

Thuốc trị mất ngủ Phenobartital
Thuốc trị mất ngủ Phenobartital

Các loại thuốc này đều có tác dụng khá tương đông nhưng nhiều điểm khác nhau về mức độ tác dụng, thời gian tác động (ngắn, trung bình, dài). Thời gian bán thải từ vài giờ tới 100 giờ.

Tuy nhiên, khi sử dụng các loại thuốc Tây y để điều trị mất ngủ các bạn cần đặc biệt chú ý những điều sau đây:

  • Có thể bị lệ thuộc vào thuốc nếu điều trị lâu dài.
  • Khi không dùng thuốc, có hiện tượng cai thuốc như nhức đầu, mất ngủ, lo âu và căng cơ. Dễ bị kích thích, lú lẫn, có thể bị run, gây ảo giác và dễ quên.
  • Cần có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Tác dụng phụ của thuốc

  • Suy giảm hệ thần kinh trung ương, ngủ sâu, mệt mỏi, choáng váng, mất phối hợp hoặc ngược lại là kích thích với người già và trẻ em.
  • Thuốc gây nhức đầu, keo dịch tiết (khô miệng, mờ mắt, táo bón) đặc biệt gây tăng triển khối u tuyến tiền liệt.

Do các tác dụng phụ không mong muốn kể trên nên nhiều bệnh nhân có xu hướng tìm về các phương pháp điều trị có nguồn gốc từ thiên nhiên để đảm bảo sự an toàn, lành tính, điều trị triệt để và không gây tác dụng phụ nếu cần điều trị kéo dài.

Điều trị bệnh mất ngủ bằng Đông y

Quan điểm của Đông y về mất ngủ

Đông y điều trị bệnh mất ngủ
Đông y điều trị bệnh mất ngủ

Đông y gọi mất ngủ là Thất miên (thất là mất, miên là ngủ), hay Bất mị (bất là mất, mị là ngủ). Mất ngủ là trạng thái rồi loạn giấc ngủ thể hiện vào ban đêm khi không ngủ được hoặc thiếu ngủ. Chứng mất ngủ thường kèm với các triệu chứng như đau đầu, váng đầu, quên, tim đập hồi hộp… Nguyên nhân là do tâm tỳ hư, can khí uất, thận âm hư gây nên.

Phương pháp điều trị mất ngủ bằng Đông y

Đối với Đông y, khi điều trị mất ngủ sẽ điều trị đúng vào căn nguyên gây ra bệnh. Điều trị tận gốc bệnh, bồi bổ ngũ tạng, nâng cao thể trạng và bồi bổ cơ thể nên sẽ mang lại hiệu quả điều trị lâu dài.

Khác với Tây y điều trị mất ngủ theo triệu chứng của bệnh thì Đông y lại điều trị vào căn nguyên gây bệnh. Hơn thế nữa, các vị thuốc có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên giúp lưu thông khí huyết nên giúp cơ thể khỏe mạnh lên một cách từ từ và nhất quán, cũng như chữa trị triệt để bệnh mất ngủ.

Tùy vào bệnh nhân, độ tuổi, giới tính mà thầy thuốc sẽ gia giảm các vị thuốc có trong các bài thuốc Đông y cổ phương điều trị cho người bệnh.

Một số phương pháp khác điều trị mất ngủ bằng Đông y:

  • Xoa bóp bấm huyệt.
  • Châm cứu.
  • Xông hơi thảo dược.
  • Chườm thuốc thảo dược.
  • Dùng các bài thuốc y học cổ truyền.
  • Thủy châm.
  • Cứu ngãi trên huyệt đạo.
Ngâm chân thảo dược (Ảnh minh họa)
Ngâm chân thảo dược (Ảnh minh họa)

Các phương pháp này đều an toàn, hiệu quả lâu dài. Tuy nhiên, nhược điểm là không phù hợp với nhiều người, khó sử dụng hoặc tốn nhiều thời gian khi sử dụng phương pháp điều trị.

Điều trị bệnh mất ngủ bằng Dưỡng Tâm An

Được đúc kết từ các bài thuốc cổ phương cùng với kinh nghiệm của những bậc lương y cả đời dành trọn sự nghiệp với nghề y, Dưỡng Tâm An của Đông y Chân Nguyên được đánh giá là một trong những loại thuốc tốt nhất điều trị bệnh mất ngủ trên thị trường hiện nay. Loại thuốc được các bệnh nhân gọi vui là “thần dược” giúp bệnh nhân lấy lại cân bằng cuộc sống này được điều chế hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên, cực kỳ an toàn – lành tính – không gây tác dụng phụ.

Thuốc Dưỡng Tâm An
Thuốc Dưỡng Tâm An

Với thành phần bao gồm một số loại thảo dược quý như: Hà Thủ Ô đỏ, Thái tử sâm, bạch linh…nên thuốc có tác dụng sâu, giúp:

  • Giúp dễ ngủ, ngủ ngon, sâu giấc, tỉnh dậy sảng khoái tinh thần.
  • Tinh thần sảng khoái, thư thái, giảm căng thẳng.
  • An thần, giảm stress trong cuộc sống.
  • Giúp điều hòa huyết áp.
  • Tăng sức bền thành mạch, thông mạch, chống xơ vữa động mạch nên giúp máu lưu thông tốt hơn trong cơ thể, giúp điều hòa khí huyết.

Cách sử dụng thì rất đơn giản. Thuốc dạng viên nhỏ li ti nên chỉ cần xúc 2 thìa café rồi pha với nước ấm 80 độ C, khuấy đều cho tan hết rồi uống. Sau 3 ngày, đảm bảo bệnh nhân có thể cảm nhận rõ rệt sự thay đổi về giấc ngủ cũng như tinh thần.

Với giá thành tương đối rẻ so với các loại thuốc khác, chỉ 350.000đ/lọ mà so về công hiệu điều trị, mức độ an toàn thì hơn hẳn nên Dưỡng Tâm An được rất nhiều bác sĩ và bệnh nhân tin dùng.

Tuy nhiên, nhược điểm của loại thuốc này là khá khó mua. Do thuốc chỉ bán duy nhất tại Đông y Chân Nguyên để tránh hàng giả, hàng nhái nên việc mua sản phẩm này tại các hiệu thuốc gần như không thể. Bệnh nhân chỉ có thể tìm mua trực tiếp qua cơ sở của Chân Nguyên, hoặc qua hotline và các trang website của Đông y Chân Nguyên. Có chăng đây cũng là một điều tốt để đảm bảo việc thuốc tới tay bệnh nhân là loại thuốc chất lượng tốt nhất.

Bài viết đã cung cấp các thông tin về bệnh mất ngủ, phương pháp điều trị cả Đông y và Tây y dành cho căn bệnh này cũng như ưu nhược điểm của từng phương pháp. Hy vọng bài viết hữu ích đối với quý bệnh nhân đang gặp phải tình trạng này. Nếu cần giải đáp thêm, các bạn hãy bình luận phía dưới để tôi có thể giải đáp chi tiết hơn. Trân trọng!

Ths-Bs Nguyễn Thị Phượng./