Hướng dẫn điều trị bệnh mề đay theo Y học cổ truyền

Mề đay theo Y học cổ truyền là một căn bệnh do nhiễm phong hàn gây ra. Cách điều trị cũng vô cùng phong phú, không chỉ giúp điều trị bệnh dứt điểm. Chữa bệnh theo phương pháp này còn giúp người bệnh nâng cao được sức khỏe từ bên trong. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu thêm về cách điều trị mề đay theo y học cổ truyền.

Quan niệm về mề đay theo Y học cổ truyền và Y học hiện đại

Nổi mề đay là tình trạng da xuất hiện nhiều vết mẩn đỏ, gây phù nề khiến bệnh nhân cảm thấy ngứa ngáy. Theo thống kê, có khoảng 20% dân số mắc phải căn bệnh này. Tuy nhiên, đây chỉ là một bệnh lý về da liễu không gây nguy hiểm. Bên cạnh đó, nó cũng không mang yếu tố gây lây lan nên cũng không cần dùng biện pháp cách ly

Mề đay theo quan niệm của Y học hiện đại

Theo y học hiện đại, mề đay có nhiều loại như mề đay cấp tính và mãn tính. Nguyên nhân gây ra nó do người bệnh tiếp xúc với các yếu tố gây ra dị ứng. Từ những tác động đó sẽ gây ra phản ứng cho cơ thể, làm phóng thích histamine. Gây ra hiện tượng da bị phù nề hay nổi sẩn, mẩn ngứa khắp cơ thể.

Mề đay theo quan niệm của Y học cổ truyền

Đối với mề đay theo Y học cổ truyền, bệnh lý này xuất hiện do bệnh nhân mắc phải các hội chứng: Ẩn chẩn, Phong chẩn, Phong chẩn khối. Dân gian thường gọi là chứng Phong ngứa, Tầm ma chẩn. Nguyên nhân gây bệnh chẩn đoán là do người bệnh bị ngoại tà xâm nhập.

Chúng là các yếu tố từ thiên nhiên như bị ngấm nước mưa hay trúng gió (Phong hàn, phong nhiệt). Hiện nay chúng ta vẫn thường gọi là cảm lạnh, cảm cúm. Khi bị các yếu tố đó xâm nhập, sẽ khiến lục phủ ngũ tạng bị tổn thương. Dẫn đến cơ thể bị suy yếu không thể đào thải độc tố từ bên trong. Gây ra hiện tượng vệ khí bất hòa, khí huyết bất túc, cơ thể suy nhược. Từ đó khiến uất tích tại bì, lâu ngày không khỏi gây ra nổi mẩn ngứa trên da.

Mề đay theo quan niêm Y học cổ truyền do các yếu tố từ thiên nhiên gây ra
Mề đay theo quan niêm Y học cổ truyền do các yếu tố từ thiên nhiên gây ra

Dựa vào các quan điểm của Y học cổ truyền, có thể phân loại mề đay theo từng loại bệnh sau. Mỗi loại sẽ có tình trạng bệnh khác nhau, cả về hình thái tổn thương do bệnh gây ra:

  • Mề đay thể phong nhiệt
  • Mề đay thể phong hàn
  • Mề đay thể thấp nhiệt
  • Mề đay thể thực tích…

Chữa mề đay thể phong nhiệt theo phương pháp Y học cổ truyền

Mề đay thể phong nhiệt thường khởi phát đột ngột, bất thường. Ngoài ra khi bùng phát còn gây ngứa rất dữ dội, gây cho người bệnh cảm giác rất khó chịu. Bệnh có biểu hiện như da sẽ xuất hiện các vệt hồng tươi sau đó dần nổi sẩn và lây lan rộng. Ngoài cảm giác ngứa ngáy, nó còn khiến bệnh nhân bị ảnh hưởng đến đường tiêu hóa. Gây ra tình trạng táo bón, nước tiểu vàng và cảm giác nóng trong người.

Các bài thuốc điều trị mề đay thể phong nhiệt

Dưới đây là một số bài thuốc chữa mề đay theo Y học cổ truyền. Chủ yếu sử dụng cá dược liệu giúp thanh nhiệt và sơ phong để điều trị.

  • Bài thuốc 1: Sử dụng liên kiều, sinh địa, đại thanh diệp, lá đơn, bèo cái, đan bì, ngưu bàng và kim ngân hoa mỗi thứ lấy 10g. Cam thảo, phòng phong, thuyền thoái và kinh giới lấy 6g mỗi loại. Sau đó đem sắc thành thuốc để uống, mỗi ngày sử dụng 1 thang thuốc trên.
  • Bài thuốc 2: Sử dụng đương quy, chi tử, phòng phong, huyền sâm mỗi thứ 12g. Tiếp tục lấy kinh giới, cam thảo đất, cỏ mực và hoàng bá mỗi loại 16g. Kim ngân hoa 20g, tất cả các vị thuốc trên đem sắc cùng nhau và ngày dùng một thang.
chữa mề đay phong nhiệt với các dược liệu giúp thanh nhiệt và sơ phong
chữa mề đay phong nhiệt với các dược liệu giúp thanh nhiệt và sơ phong
  • Bài thuốc 3: Dùng kinh giới, rau má, thổ linh, cát căn, bồ công anh, nam hoàng bá, thổ linh, thương nhĩ và hạ khô thảo mỗi loại 16g. Chuẩn bị thêm ngân hoa, liên kiều và hoàng cầm mỗi vị lấy 12g. Sắc lên thành thuốc để sử dụng, mỗi ngày dùng 1 thang thuốc.
  • Bài thuốc 4: Chuẩn bị tang diệp, ngân hoa, mần trầu 20g mỗi loại. Lấy thêm cam thảo, hoàng cầm, bạch thược 12g. Tang ký sinh, quả ké và xương bồ mỗi thứ là 20g. Mỗi ngày dùng 1 thang, đem sắc thành thuốc để uống.

Chữa nổi mề đay thể phong hàn

Đây là tình trạng nổi mề đay do dị ứng thời tiết gây nên. Bệnh thường bùng phát hoặc tái phát khi thời tiết đang trong giai đoạn giao mùa. Hoặc khi có sự thay đổi nhiệt độ bất chợt từ thiên nhiên.

Biểu hiện bệnh sẽ khiến da tái lại, chuyển sắc nhạt gây sẩn ngứa trên da. Các vết mề đay không có hình dáng, hay kích thường đồng đều và phát triển khá chậm. Triệu chứng đi kèm sẽ bao gồm: hắt hơi, sổ mũi và gây ngứa nhẹ trên vùng da bị tổn thương.

Các bài thuốc điều trị mề đay Y học cổ truyền thể phong hàn:

Vì do các yếu tố thiên nhiên gây ra, nên căn bệnh này cần các dược liệu có tính ấm. Nó sẽ giúp điều hòa nhiệt độ trong cơ thể và loại bỏ các độc tố ra bên ngoài.

  • Bài thuốc 1: Sử dụng đương quy, cam thảo, trần bì, độc hoạt, xuyên khung, thục địa, cát cánh mỗi loại 12g. Bạch chỉ, tế tân 10g, quế 8g, thương nhĩ và xương bồ 16g mỗi loại. Mỗi ngày 1 thang dùng sắc để uống.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị quế chi, bạch chỉ 8g, ké đầu ngựa, kinh giới, ý dĩ, lá đơn 16g. Thêm phòng phong, đan sâm, tô tử 12g mỗi loại. Đem chế biến và làm sạch sau đó sắc thành thuốc cho người bệnh uống.
Chữa mề đay bằng dược liệu từ thiên nhiên không gây độc hại cho cơ thể
Chữa mề đay bằng dược liệu từ thiên nhiên không gây độc hại cho cơ thể
  • Bài thuốc 3: Dùng cam thảo đất, hạ khô thảo, bồ công anh, ngải diệp, đơn mặt trời 16g. Thiên niên kiện 10g, kim ngân hoa và sài hồ 12g. Quế 8g kê thành một thang thuốc, sử dụng mỗi ngày 1 thang.
  • Bài thuốc 4: Sử dụng 8g quế, 10g thiên niện kiện, kinh giới, thương nhĩ và xương bồ mỗi loại 16g. cam thảo, độc hoạt, tế cân, tất bát, nam hoàng bá và liên kiều 12g mỗi thứ. Đem làm sạch và sắc thành thuốc uống, sử dụng mỗi ngày 1 thang thuốc trên.

Chữa mề đay thể thấp nhiệt

Đây là thể bệnh ít gặp hơn so với phong nhiệt và phong hàn. Tình trạng bệnh này có xu hướng nặng hơn nếu như tiếp xúc với gió, hay các tá nhân gây tổn thương cho da. Triệu chứng ban đầu sẽ khiến da bị sạm đi, các vết mẩn có thể lây lan rộng hơn và khiến cơn ngứa dữ dội hơn.

Mề đay thể thấp nhiệt còn khiến bệnh nhân bị sốt, chủ yếu là các cơn sốt xuất hiện từ chiều tối. Gây rối loạn tiền đình, làm choáng váng đầu óc, việc đi đại tiện cũng trở nên khó khăn. Do đó, bài thuốc chữa mề đay theo Y học cổ truyền thể thấp nhiệt có tác dụng hóa thấp, phương hương

Bài thuốc điều trị mề đay Y học cổ truyền thể thấp nhiệt:

  • Sử dụng: Hoàng cầm, bội lan, xích thược, linh bì, sau cùng là bội lan 10g. Ngân hoa, bồ công anh 15, sinh cam thảo, hậu phác, trần bì, hoắc hương cho sau 6g. Cuối cùng là bồ công anh và ngân hoa mỗi thứ 15g.
  • Cách dùng: Rửa sạch hoặc có thể chế biến qua sau đó phơi khô. Đem sắc thành thuốc để bệnh nhân sử dụng và mỗi ngày dùng 1 thang thuốc như trên.
Chữa mề đay với bài thuốc cổ truyền giúp đẩy lùi bệnh hiệu quả
Chữa mề đay với bài thuốc cổ truyền giúp đẩy lùi bệnh hiệu quả

Bài thuốc chữa mề đay thể thực tích

Tình trạng nổi mề đay này do người bệnh sử dụng các thực phẩm, đồ ăn dễ gây ra dị ứng như: đậu phộng, hải sản, bia, rượu,… Triệu chứng đặc trưng của thể này khiến tình trạng bệnh dễ kéo dài, với các sắc trắng đỏ nổi mẩn trên da. Đi kèm với nó còn mang đến cho người bệnh cảm giác tức ngực, buồn nôn. Hệ tiêu hóa giảm sút, ăn uống khó tiêu, đau bụng và đại tiện khó khăn.

Thực chất việc tích những độc tố trên dễ gây ra suy giảm chức năng gan. Do nóng trong gây ra nổi mề đay thể thực tích. Cách chữa nổi mề đay theo Y học cổ truyền cho tình trạng này chủ yếu giúp thanh nhiệt. Bên cạnh đó nó còn có tác dụng hòa trung, thông đạo và sơ phong.

Bài thuốc điều trị mề đay theo Y học cổ truyền thể thực tích:

  • Sử dụng: Cúc hoa, tiêu tân lang, tiêu sơn tra, tiêu mạch nha, phục linh, kê nội kim, địa phu tử 10g. Chuẩn bị thêm ngân hoa 12g, sao chỉ xác 6g và bạch tiễn bì 15g cho mỗi loại.
  • Cách dùng: Chế biến sạch phơi khôi, sau đó đem sắc thành thuốc. Mỗi ngày dùng 1 thang thuốc trên để điều trị cho bệnh nhân.

Điều trị mề đay theo Y học cổ truyền sẽ không mang đến hiệu quả ngay lập tức. Tuy nhiên, với các dược liệu điều chế từ thiên nhiên không có bất kỳ yếu tố độc hại nào. Chưa kê, sử dụng thuộc đều đặn và kiên trì căn bệnh sẽ được chữa dứt điểm. Không hề có dấu hiệu tái phát gây phiền toái cho người bệnh.

Chữa mề đay với Y học cổ truyền với các vị thuốc rất dễ tìm
Chữa mề đay với Y học cổ truyền với các vị thuốc rất dễ tìm

Ngoài ra, thuốc của Y học cổ truyền còn mang đế nhiều lợi ích cho người bệnh. Ngoài điều trị bệnh nó còn giúp bệnh nhân bồi bổ cho cơ thể, làm đẹp da, giúp tinh thần thoải mái. Tăng sức đề kháng cho cơ thể, do đó sử dụng các bài thuốc trên cho việc điều trị bệnh mề đay rất được ưa chuộng.

Hy vọng, với hướng dẫn chi tiết cho từng bài thuốc trên cho việc điều trị mề đay theo Y học cổ truyền. Sẽ giúp ích cho bạn đọc trong việc tìm hiểu và chữa trị căn bệnh này. Với y học hiện đại hay cổ truyền thì việc điều trị đều mang lại hiệu quả tốt. Tuy nhiên, khi có các triệu chứng bất thường do căn bệnh gây ra. Người bệnh không nên chủ quan, hãy đi khám để tự bảo vệ sứ khỏe của chính mình nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *