Nấm móng (tiếng anh gọi là Nail fungus) là một loại bệnh lý có khoảng 10% dân số mắc phải, xuất hiện ở cả móng tay và móng chân. Các yếu tố nguy cơ bao gồm: nấm bàn tay, nấm bàn chân, tuổi cao, tiếp xúc với người bị nấm… Bệnh nấm móng không gây nguy hiểm tới tính mạng, tuy nhiên nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống. Vậy nguyên nhân nấm móng từ đâu, làm sao để phòng ngừa và điều trị? Mời bạn đọc tham khảo bài viết sau để hiểu rõ hơn về căn bệnh này.
Nấm móng là gì
Nấm móng là nhiễm trùng nấm ở bản móng, giường móng hoặc cả 2. Móng có màu trắng hoặc vàng và thường bị biến dạng. Nhiễm nấm móng là do các sinh vật nấm khác nhau. Nguyên nhân phổ biến nhất là một loại nấm gọi là dermatophyte.

Khoảng 10% (từ 2 đến 14%) dân số bị nấm móng. Khoảng 60 đến 80% trường hợp là do chủng nấm dermatophyte; nhiễm nấm dermatophyte ở móng được gọi là tinea unguium. Các trường hợp còn lại được gây ra bởi các chủng không phải dermatophyte.
Triệu chứng bệnh nấm móng
Khi xuất hiện các triệu chứng sau, rất có thể bạn đã bị nấm móng:
- Dày lên
- Sự đổi màu từ trắng sang vàng nâu
- Giòn, vụn hoặc rách
- Bị biến dạng
- Một màu tối, gây ra bởi các mảnh vụn tích tụ dưới móng tay của bạn
- Mùi hôi
- Nấm móng ảnh hưởng ở cả bàn tay và bàn chân.
Hình ảnh nấm móng
Biến chứng của nấm móng
Nấm móng không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ biến chứng và ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống. Một số trường hợp nghiêm trọng, nấm móng có thể gây đau đớn và có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho móng của người bệnh. Nó có thể dẫn đến các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng khác lan ra ngoài bàn chân nếu người bệnh có một hệ thống miễn dịch bị ức chế do thuốc, bệnh tiểu đường hoặc các bệnh khác. Nếu bị cùng bệnh tiểu đường, người bệnh có thể bị giảm lưu thông máu và cung cấp cho dây thần kinh ở bàn chân. Người bệnh cũng có nguy cơ bị nhiễm trùng da do vi khuẩn (viêm mô tế bào). Vì vậy, bất kỳ tổn thương nhỏ cho bàn chân bao gồm nhiễm nấm móng, có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn.
Nấm móng lây truyền qua đường nào?
Nấm móng chân gây ra bởi vi khuẩn nên khi mắc phải nó sẽ lây lan nhanh chóng ra khắp hai bàn chân, thậm chí có thể lan sang cả một số bộ phận khác hoặc lây lan sang người khác.

- Tránh tiếp xúc trực tiếp với vùng móng bị nấm của người bệnh.
- Không dùng chung đồ dùng với người bị nấm móng.
- Trong gia đình có người bị nấm móng tay, các tjhan
Khi bị bệnh nấm móng chân, nó sẽ nhanh chóng lây lan khắp bàn chân ở cả hai chân thậm chí có thể lan sang một số bộ phận khác và cũng có thể lây từ người này sang người khác.
Không dùng chung đồ dùng với người bị nấm móng tay, tránh tiếp xúc trực tiếp với vùng móng bị nấm của người bệnh. Gia đình có người bị nấm móng tay nên bạn và các thành viên khác cần có ý thức phòng bệnh, chăm sóc bản thân và móng cẩn thận, tránh đi chân trần trong nhà, hong khô bàn tay, bàn chân sau khi tắm…
Những ai dễ mắc nấm móng?

- Người lớn tuổi, do giảm lưu lượng máu, nhiều năm tiếp xúc với nấm và móng mọc chậm hơn
- Tiền sử gia đình mắc bệnh nấm móng
- Đi chân trần trong khu vực chung ẩm ướt, chẳng hạn như hồ bơi, phòng tập thể dục và phòng tắm
- Có vết trầy xước trên da tại vùng móng chân, tay hoặc mắc các bệnh về da như á sừng, vảy nến…
- Bị tiểu đường, các vấn đề về tuần hoàn hoặc hệ thống miễn dịch bị suy yếu
- Những người bị đổ mồ hôi chân, tay.
Bệnh nấm móng phòng ngừa như thế nào?
Rất đơn giản, để phòng ngừa nấm móng cách tốt nhất chúng ta nên tránh tiếp xúc với các nguy cơ tiếp xúc với vi trùng nấm. Những thói quen nhỏ hoàn toàn có thể giúp ngăn ngừa nấm móng hoặc tránh tái lại khi đã khỏi trước đó:
- Rửa tay và chân thường xuyên (rửa tay sau khi chạm vào móng bị nhiễm trùng, giữ ẩm cho móng sau khi rửa).
Rửa tay thường xuyên là cách phòng ngừa nấm móng hiệu quả - Khử trùng dụng cụ cắt móng tay sau mỗi lần sử dụng. Cắt móng tay thẳng, làm phẳng các cạnh bằng dũa.
- Thay tất hằng ngày hoặc sau khi tập thể thao.
- Đi giày dép thông thoáng, tránh gây bí chân.
- Mang giày dép trong khu vực hồ bơi và phòng thay đồ.
- Không nên sử dụng sơn móng tay và móng tay nhân tạo.
Phương pháp điều trị nấm móng
Điều trị nấm móng bằng thuốc uống
Thuốc kháng nấm dạng uống là phương pháp điều trị phổ biến và được lựa chọn ưu tiên bởi nó giúp người bệnh loại bỏ nhiễm trùng nhanh chóng, hiệu quả. Thuốc kháng nấm đường uống thường sử dụng như Terbinafine hoặc Itraconazole.

Nhước điểm: Bệnh nhân trên 65 tuổi thường ít đáp ứng với thuốc kháng nấm dạng uống. Ngoài ra, thuốc có thể gây một số tác dụng phụ như: phát ban da, tổn thương gan. Với những bệnh nhân sức khỏe yếu, người bệnh có thể cần xét nghiệm máu thường xuyên để kiểm tra ảnh hưởng của thuốc đến cơ thể. Bệnh nhân mắc suy tim sung huyết hoặc bệnh gan thường không được chỉ định điều trị theo phương pháp này.
>>>Xem thêm: Thuốc trị nấm móng là gì? Top 3 thuốc trị nấm móng hiệu quả an toàn nhất hiện nay
Điều trị nấm móng tay bằng phẫu thuật

Hầu hết các trường hợp nấm móng tay đều điều trị hiệu quả được với thuốc uống và thuốc bôi thông thường. Điều quan trọng là bệnh nhân cần điều trị sớm, kiên trì theo chỉ định của bác sĩ cùng các biện pháp chăm sóc tốt tránh bệnh tái phát.
Điều trị với thuốc dạng bôi

Ưu điểm của phương pháp này là thuốc tác dụng trực tiếp đến vùng bệnh, tiêu diệt vi khuẩn nhanh chóng. Giai đoạn tiếp theo khi mà vi khuẩn nấm đã bị tiêu diệt hết là phục hồi cho móng tay trở lại trạng thái ban đầu. Ngoài ra sử dụng thuốc bôi (sơn) sẽ không làm ảnh hưởng tới gan, thận của bệnh nhân như khi sử dụng thuốc uống.
Thuốc bôi KPEM 911 của Nga điều trị nấm móng hiệu quả
So với các loại thuốc bôi sử dụng để điều trị nấm móng, thì đây được coi là loại “thần dược” bởi công dụng điều trị gần như là hiệu quả nhất và thời gian điều trị cũng ngắn nhất.

Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng cải thiện bề mặt ngoài của móng tay và duy trì tình trạng tốt với các dầu hiệu đầu tiên của việc điều trị. Thông thường điều trị bằng thuốc bôi KPEM 911 sẽ mất khoảng 2-4 tuần để khỏi triệt để tình trạng nấm móng tay chân.
Cách sử dụng
KPEM 911 là loại thuốc bôi nên việc sử dụng thuốc cũng vô cùng đơn giản với các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Ngâm,rửa các phần móng bị hư hỏng do nhiễm nấm trong dung dịch ấm của xà phòng và soda. Nếu dung dịch này được chuẩn bị cho bàn chân, thì nên sử dụng 1 muỗng soda cho mỗi lít nước, 1 muỗng cà phê cho cùng một lượng chất lỏng sẽ đủ cho tay.
- Bước 2: Lau khô móng đã ngâm. Sử dụng một lớp kem KPEM 911 dày trên móng bị hư hỏng và dán chặt. Phía trên, bạn phải dùng thêm một băng gạt và băng keo dán chặt để kem luôn tiếp xúc vào phần móng (lưu ý: mỗi móng bị nấm dùng với lượng thuốc bằng 1 hạt đậu).
- Bước 3: Sau khi móng được làm mềm, lại ngâm với dung dịch xà phòng và soda một lần nữa. Có thể dùng kiềm cắt móng cắt dần các phần móng bong tróc ra khỏi móng tay/chân.
- Ngày thực hiện 3 lần và lặp lại cho tới khi khỏi hoàn toàn.

Chống chỉ định
- Không sử dụng cho phụ nữ có thai, đang cho con bú hoặc trẻ dưới 3 tuổi.
- Không sử dụng trên vết thương hở.
- Không sử dụng với các bệnh nhân dị ứng với các thành phần của thuốc.
Một điều cần đặc biệt chú ý nữa, hiện nay trên các trang mạng có bán loại thuốc “thần dược” chữa nấm móng này rất nhiều. Tuy nhiên, các bạn cần tìm các cơ sở uy tín, đáng tin cậy để tìm mua thuốc về sử dụng tránh mua phải hàng giả hàng nhái dẫn đến “tiền mất tật mang”.
Với những thông tin chia sẻ trong bài viết, hy vọng các bạn đã có được những thông tin hữu ích và tìm được phương pháp điều trị nấm móng hiệu quả. Khi nấm móng được điều trị dứt điểm, các móng tay – chân khỏe mạnh bạn cũng sẽ lấy lại được sự tự tin của mình một cách nhanh chóng. Nếu có thắc mắc cần giải đáp thêm, mời bạn đọc để lại bình luận phía dưới để chúng tôi giải đáp thêm.
Kiến thức hữu ích:
- Top 3 thuốc trị nấm da đầu hiệu quả và an toàn nhất hiện nay, Mua thuốc trị nấm da đầu ở đâu
- Các loại thuốc trị sâu răng hiệu quả nhất được các chuyên gia khuyên dùng