Tổ đỉa mang đến nhiều khó khăn trong cuộc sống, mỗi giai đoạn khác nhau sẽ cần sử dụng những loại thuốc phù hợp để kiểm soát tốt diễn biến của bệnh. Vậy bị tổ đỉa dùng thuốc gì để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Bị tổ đỉa dùng thuốc gì hiệu quả nhất?
Tổ đỉa có biểu hiện điển hình đó là những mụn nước dày và cứng mọc khu trú ở bàn tay hay bàn chân. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây nhiều bất tiện cho cuộc sống sinh hoạt của người bệnh đó là sưng nóng, đau rát và vô cùng ngứa ngáy khó chịu. Những vết tổn thương này thường sẽ tự tiêu sau từ 2-4 tuần xuất hiện. Sau khoảng thời gian này những vùng da bị tổ đỉa thường bị khô ráp, tróc vảy và dày sừng lên.

Tương tự như những bệnh lý ngoài da khác, thuốc chữa bệnh tổ đỉa hiệu quả đó là thuốc uống và thuốc bôi. Thuốc sẽ có tác dụng kiểm soát tình trạng bệnh, giảm tổn thương và cải thiện một cách hiệu quả tình trạng ngứa rát khó chịu. Thuốc bôi thường được ưu tiên sử dụng hơn vì có thể cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh, giúp vùng mô tổn thương nhanh chóng phục hồi và chống nguy cơ mắc bội nhiễm. Trong khi đó thuốc uống thường ít được sử dụng hơn do có hoạt tính mạnh và gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Dưới đây là một số loại thuốc chữa bệnh tổ đỉa hiệu quả mà các bệnh nhân có thể áp dụng:
Một số loại thuốc bôi trị tổ đỉa thường được kê theo đơn
1. Thuốc tím pha loãng để vệ sinh vùng da bị tổn thương
Bệnh tổ đỉa dùng thuốc gì vừa an toàn vừa hiệu quả? Nếu các bệnh nhân đang ở giai đoạn đầu và vừa mới chớm mắc tổ đỉa thì nên ngâm rửa tay chân với thuốc tím pha loãng theo liều lượng từ 1-2 lần/ngày. Thuốc tím có tác dụng sát trùng, khử khuẩn và ức chế các loại vi nấm gây nhiễm trùng da. Trong trường hợp các bệnh nhân bị tổn thương do da bị tụ mủ nên việc thoa trực tiếp từ 1-2 lần/ngày. Tuy nhiên người bệnh cần tránh việc băng kín vết thương sẽ khiến vùng da mắc tổ đỉa sẽ không thông thoáng và khó điều trị hơn.
2. Chấm thuốc BSI 1-3%

Thuốc BSI 1-3% thường được bác sĩ kê khi bệnh nhân xuất hiện các mụn nước đơn thuần. Loại thuốc này chứa i-ốt nên có khả năng khử trùng và sát trùng vết thương một cách hiệu quả.
Acid salicylic có tác dụng giảm tình trạng bong tróc và hỗ trợ ức chế vi khuẩn phát khuẩn. Trong khi đó acid benzoic có trong thuốc có tác dụng sát trùng và giảm đau tại chỗ. Ngoài tác dụng trong việc điều trị tổ đỉa thì thuốc BSI 1-3% còn có tác dụng điều trị các bệnh da liễu như lang ben, nấm móng, hắc lào,…
3. Dung dịch Milian
Dung dịch này có chứa các thành phần chính là tím Gentian và xanh Methylen. Loại thuốc này có tác dụng trong trường hợp da tay hay da chân bị nổi nhiều mụn mủ và chảy dịch. Thuốc có tác dụng kiểm soát tình trạng và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm.
Thuốc được sử dụng tại vùng da bị tổn thương với liều dùng từ 2-3 lần/ngày và sử dụng liên tục trong thời gian từ 3-5 ngày.
4. Thuốc bôi chứa corticoid
Khi tình trạng mụn nước giảm, những tổn thương da bắt đầu khô thì các bệnh nhân có thể bắt đầu sử dụng thuốc bôi chữa corticoid dạng kem hay mỡ. Nhóm thuốc này có tác dụng chống viêm mạnh, giảm ngứa và cải thiện những tổn thương do bệnh gây ra.
Sử dụng thuốc bôi corticoid mang đến sự cải thiện và kiểm soát những biểu hiện lâm sàng do tổ đỉa gây ra một cách vô cùng rõ nét. Tuy nhiên nhóm thuốc này gây nên nhiều tác dụng phụ như gây mỏng da, giãn mao mạch, viêm nang lông,… nên thường chỉ được bác sĩ khuyên sử dụng tối đa từ 14-20 ngày.

Hiện nay để cải thiện tình trạng tổ đỉa và giảm tác dụng phụ gây ra đối với người bệnh các thuốc có chứa corticoid thường phối hợp với hoạt chất bạt sừng, hoạt chất kháng nấm và kháng sinh để ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm.
Một số loại thuốc bôi có chứa corticoid bao gồm: Kem bôi Dermovate, thuốc mỡ Flucinar và thuốc bôi Tempovate.
Lưu ý
Các bệnh nhân không nên sử dụng thuốc mỡ chứa corticoid khi vùng da xuất hiện phù nề, nổi nhiều mụn nước và chảy dịch. Khi ấy những thành phần có trong thuốc có thể sẽ gây bí da khiến vết thương chậm lành và gia tăng nguy cơ viêm nhiễm.
5. Thuốc kháng nấm và kháng khuẩn
Thuốc kháng nấm và kháng sinh thường được sử dụng để điều trị cùng như kiểm soát tình trạng nhiễm trùng. Khác với những bệnh lý ngoài da khác, tổ đỉa thường khởi phát và mọc khu trú ở vùng lòng bàn tay hay lòng bàn chân nên nguy cơ bệnh nhân sẽ nhiễm nấm và nhiễm khuẩn ở tỷ lệ cao. Vì vậy tùy theo từng tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc bôi có thành phần kháng nấm và kháng khuẩn để gia tăng hiệu quả điều trị.
Các loại thuốc kháng khuẩn và kháng nấm thường được bác sĩ kê đơn khi điều trị tổ đỉa bao gồm: Thuốc mỡ Bactroban, thuốc bôi Decocort cream, thuốc mỡ Mupirocin và Tyrosur gel.
Lưu ý: những mụn nước do tổ đỉa gây ra thường rất khó tự vỡ, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày cũng như ảnh hưởng không nhỏ đến yếu tố thẩm mỹ bên ngoài. Vì vậy, trong trường hợp các mụn nước có kích thước lớn, bệnh nhân nên đến tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và dẫn lưu dịch.
Bị tổ đỉa dùng thuốc uống loại nào?
Bị tổ đỉa dùng thuốc gì? Bên cạnh việc sử dụng thuốc bôi thì thuốc uống cũng là một trong những giải pháp trong điều trị tổ đỉa. So với thuốc bôi thì thuốc uống có hoạt tính mạnh hơn và vì thế cũng dễ phát sinh những tác dụng phụ hơn.
Khi sử dụng thuốc uống trị tổ đỉa, các bệnh nhân cần hỏi ý kiến của các bác sĩ có chuyên môn và làm đúng theo chỉ định được hướng dẫn. Một số loại thuốc uống thường được bác sĩ kê theo đơn bao gồm:
1. Thuốc kháng sinh histamin H1
Thuốc kháng sinh histamin H1 có tác dụng hiệu quả trong việc giảm tình trạng ngứa ngáy và cải thiện quá trình làm tổn thương da. Cơ chế tác động của thuốc đó là ức chế thành phần trung gian histamin tại H1 từ đó ngăn cản quá trình giải phóng histamin vào da và vùng niêm mạc.
Thuốc kháng sinh histamin H1 được đánh giá cao về độ an toàn nhưng có tác dụng phụ là gây cảm giác buồn ngủ, giảm khả năng tập trung và gây tình trạng khô miệng. Vì vậy trong thời gian sử dụng thuốc hãy đảm bảo quý vị không cần phải đưa ra những quyết định quan trọng hay những việc đòi hỏi mức độ tập trung cao.
Một số loại thuốc kháng sinh histamin H1 thường được kê trong đơn để giảm những triệu chứng lâm sàng của bệnh tổ đỉa bao gồm: Clorpheniramin, Cetirizin và Loratadin.
2. Corticoid dạng uống

Ngoài corticoid dạng bôi thì corticoid còn được điều chế theo dạng uống với liều lượng sử dụng từ 5-10 ngày. Tuy nhiên loại thuốc này thường có độ tủi ro vô cùng cao như gây suy giảm miễn dịch, suy tuyến thượng thận, tăng đường huyết, loét dạ dày, loãng xương,… vô cùng nguy hiểm.
Do đó bệnh chỉ thường được kê với những trường hợp bệnh nhân bị tổn thương vùng da do tổ đỉa bị bùng phát một cách mạnh mẽ, không có giải pháp khác nhằm ngăn chặn và kiểm soát tình trạng bệnh.
3. Thuốc kháng sinh toàn thân
Trong trường hợp bệnh nhân mắc tổ đỉa đã dẫn đến tình trạng bội nhiễm thì bác sĩ sẽ kê kháng sinh với liều lượng dùng từ 7-10 ngày. Hiện nay nhóm kháng sinh thường được sử dụng trong điều trị tổ đỉa bội nhiễm chủ yếu là penicillin. Tuy nhiên nếu có tiền sử dị ứng với penicillin thì nên thông báo với bác sĩ để được thay thế bằng nhóm cephalosporin. Tuyệt đối không nên tự ý sử dụng kháng sinh nhóm quinolon, đặc biệt là với trẻ em dưới 12 tuổi và những người bị tổ đỉa khi mang thai.
Khi dùng thuốc kháng sinh nên sử dụng đúng liều lượng và thời gian theo chỉ định để có được hiệu quả điều trị tốt nhất. Không nên tự ý ngưng thuốc vì có thể khiến vi khuẩn trở nên kháng thuốc, khiến bệnh tình thêm trầm trọng, dễ tái phát.
4. Thuốc kháng nấm
Đối với những trường hợp bệnh tổ đỉa khởi phát do nấm hay bội nhiễm nấm thì bác sĩ có thể kê đơn theo đường uống. Thuốc kháng nấm được sử dụng phổ biến nhất Griseofulvin. Cơ chế hoạt động của thuốc kháng nấm đó là ức chế khả năng nhân đôi ADN của vi nấm.
Tuy nhiên người bệnh cũng cần lưu ý hầu hết các loại thuốc kháng nấm đều gây tác dụng phụ lên gan và thận, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tạo máu. Vì vậy khi khám bệnh, quý vị nên liệt kê rõ tình trạng sức khỏe bản thân, những chất dị ứng để được kê đơn một cách phù hợp.
Đối với những trường hợp bệnh nhân mắc tổ đỉa đã bị bội nhiễm khiến tình trạng sốt cao bác sĩ có thể kê thêm một số loại thuốc giảm đau hạ sốt, viên uống bổ sung,…
Sử dụng thuốc là một trong những phương pháp vô cùng hiệu quả khi điều trị bệnh tổ đỉa. Chính vì vậy ngay khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường trên da, quý vị nên tìm đến gặp bác sĩ chuyên gia để được thăm khám và chỉ định các loại thuốc phù hợp. Người bệnh cũng nên chú ý sử dụng thuốc đúng cách theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, tránh lạm dụng hay tự ý ngưng thuốc sẽ khiến bệnh tình thêm nghiêm trọng và gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.
Xem thêm:
- Thuốc trị tổ đỉa loại nào tốt? mua ở đâu?
- Thuốc trị hắc lào hiệu quả nhất hiện nay
- Thuốc trị nấm móng tay loại nào tốt? mua ở đâu