Viêm da cơ địa: Cách điều trị nào hiệu quả tránh tái phát?

Viêm da cơ địa là một dạng dị ứng ngoài da mà ai cũng có thể gặp phải. Tình trạng bệnh càng trở nên nghiêm trọng vào thời điểm thời tiết hanh khô, lạnh buốt. Lúc này, vùng viêm da cơ địa xuất hiện triệu chứng khô, nẻ và chảy máu. Kèm theo đó là những cơn đau, ngứa dữ dội ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt hàng ngày.

Viêm da cơ địa là gì?

Viêm da cơ địa còn được gọi với tên khoa học là Atopic dermatitis. Người Việt Nam nói đến bệnh bằng những cái tên khác như: Bệnh chàm thể tạng, bệnh liken đơn mãn tính, mẩn ngứa Besnier. Chúng ta hiểu, đây là hiện tượng viêm da mãn tính, tái phát liên tục, dấu hiệu bệnh bộc phát theo đợt.

Viêm da cơ địa thường bắt nguồn từ các vết chàm bị tổn thương trên da, dẫn tới ngứa, rát. Đối tượng dễ bị mắc chứng viêm da nhất là người bị viêm mũi, hen suyễn, viêm xoang dị ứng, nổi mề đay.

Viêm da cơ địa gây đau, ngứa cho người bệnh
Viêm da cơ địa gây đau, ngứa cho người bệnh

Khi bị viêm da cơ địa triệu chứng rất rõ ràng. Hầu hết tất cả mọi bệnh nhân đều có cảm giác ngứa ngáy từ ngày đầu phát bệnh. Trên da xuất hiện tấy đỏ, phổ biến nhất là ở vùng tay và chân. Một số trường hợp, vùng da bị viêm có xuất hiện các mụn nước nhỏ li ti. Sờ tay vào cảm nhận rõ ràng sự thô ráp.

Bệnh chàm thể tạng gần như không thể tự khỏi hoàn toàn, chứng bệnh vẫn tái phát nếu không được điều trị đúng cách. Cách chữa viêm da cơ địa hiệu quả dưới đây sẽ giúp ích cho mọi người.

Điều trị bệnh viêm da cơ địa bằng Tây y

Giải pháp Tây y luôn là lựa chọn hàng đầu của người bệnh. Nhất là với người có triệu chứng bệnh nghiêm trọng., phụ nữ mang thai hay trẻ em. Dù là đối tượng nào, nếu đã dùng thuốc Tây y điều trị thì bắt buộc phải theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc hay bôi thuốc điều trị ngoài da, ngăn chặn biến chứng.

Viêm da cơ địa và cách chữa trị bằng thuốc uống

Bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc uống tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh. Hướng điều trị phổ thông nhất là giảm triệu chứng viêm da, giảm ngứa, ngăn chặn bùng phát. Bệnh nhân được hướng dẫn dùng các loại thuốc như: Thuốc kháng sinh, các loại thuốc có thành phần Penicillin Flucloxacillin, Dicloxacillin hoặc thuốc có chứa Erythromycin.

Ngoài thuốc uống, đôi khi bác sĩ yêu cầu bệnh nhân truyền tĩnh mạch. Phương pháp này chỉ áp dụng với bệnh nhân bị bệnh nặng, lâu ngày chưa khỏi. Truyền tĩnh mạch thì bệnh nhân cần ở lại cơ sở Y tế, có sự giám sát chặt chẽ từ bác sĩ, y tá.

Viêm da cơ địa cách điều trị bằng thuốc bôi

Hiện nay, bệnh viêm da này có một số loại thuốc mỡ bôi ngoài da vô cùng hiệu quả. Dĩ nhiên, bệnh nhân vẫn phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc điều trị viêm da cơ địa dị ứng này giảm ngứa, khô và đau một cách rõ rệt.

Viêm da cơ địa có thể dùng thuốc bôi để điều trị
Viêm da cơ địa có thể dùng thuốc bôi để điều trị
  • Corticoid: Đối với trẻ nhỏ thì dùng hydrocortison 1 đến 2.5%. Còn viêm da cơ địa ở người lớn thì dùng desonid, butyrat  hoặc clobetason. Trường hợp bị bệnh ở vùng da dày như gót chân thì dùng thuốc bôi có hoạt tính mạnh hơn như clobetasol propionate.
  • Người bệnh dùng loại dung dịch Jarish. Đây là một dạng nước muối sinh lý nồng độ 0,9%. Hoặc chúng ta dùng  thuốc tím 1/10.000.
  • Dùng urea 10% để làm ẩm cho da, hạn chế tình trạng nứt nẻ, chảy máu. NGoài ra, petrolatum cũng có tác dụng tương tự.
  • Salicyle 5%, crysophanic, mỡ goudron, ichthyol được sử dụng để làm bong vảy khu vực da bị bệnh nhanh mà không gây tổn thương cho da.
  • Tacrolimus (0,03-0,1%): Loại thuốc bôi này nhằm mục đích ức chế miễn dịch. Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc là điều mà người bệnh cần chú ý. Thuốc có thể làm giãn mạch, kích ứng da.

Lưu ý muốn điều trị bệnh hiệu quả cần chú ý đến đối tượng sử dụng. Trẻ em có làn da mỏng, nhạy cảm hơn người lớn nên không dùng thuốc có hoạt tính mạnh. Ngược lại, vùng da dày, khó thẩm thấu thuốc thì cần loại đặc trị phù hợp.

Bệnh viêm da cơ địa và cách chữa trị bằng Đông y

Những bệnh viêm da dị ứng, mề đay, viêm da cơ địa nhẹ hoàn toàn có thể điều trị tại nhà bằng giải pháp Đông y. Căn bệnh này không gây nguy hiểm tới tính mạng nếu như điều trị đúng cách. Các bài thuốc Đông y loại bỏ triệu chứng, phục hồi tổn thương da an toàn, nhanh chóng. Dù vậy, phương pháp này chỉ nên áp dụng với nhóm bệnh nhân có triệu chứng bệnh nhẹ, mới bộc phát.

Bệnh viêm da cơ địa và cách chữa bằng lá trà xanh

Lá trà xanh có vị đắng, hơi chát và chứa một lượng tinh dầu lớn. Điều đặc biệt, tinh dầu trong trà xanh có thể kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm sưng tấy. Do đó, Đông y sử dụng lá trà xanh để rửa các vết thương hở, trị dị ứng da an toàn. Chữa viêm da cơ địa bằng lá trà xanh phù hợp với nhiều đối tượng bệnh nhân. Giải pháp này chủ yếu dùng để bôi ngoài da, lành tính và không để lại tác dụng phụ.

Lá trà xanh có thể kháng viêm, tiêu sưng cho các vết thương ngoài da
Lá trà xanh có thể kháng viêm, tiêu sưng cho các vết thương ngoài da
  • Cách làm như sau: Lấy một nắm lá trà xanh, rửa sạch với nước rồi để cho khô ráo. Sau đó, bỏ lá trà vào trong một chiếc cối, giã thật nguyễn, vắt lấy phần nước cốt. Nếu không có cối thì cho vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn, bọc vào trong miếng vải mỏng. Chấm nước lá trà xanh tươi lên vùng da bị bệnh. Mỗi ngày cần thực hiện ít nhất 3 lần.

Viêm da cơ địa và cách chữa bằng tỏi tươi

Tỏi là một loại gia vị không thể thiếu trong căn bếp của mỗi nhà. Dùng tỏi giúp chúng ta ngăn ngừa cảm cúm, tăng cường cho hệ tiêu hóa. Thế nhưng, ít ai biết rằng tỏi cũng có tác dụng chữa viêm da cơ địa vô cùng hữu hiệu. Trong tỏi có những thành phần tiêu diệt vi khuẩn có hại, làm giảm đau, tiêu viêm. Da bị dị ứng, ngứa thì nên dùng tỏi để giảm bớt đi triệu chứng khó chịu đó.

  • Cách thực hiện: Lấy vài tép tỏi tươi, bóc sạch vỏ và giã nhuyễn. Bọc phàn tỏi này vào trong tấm vải đã khử trùng. Đắp tỏi lên vùng da bị viêm, để yên khoảng 20 đến 30 phút thì bỏ ra. Thấm khô bề mặt da nhẹ nhàng với khăn bông, không cần rửa lại với nước. Chú ý, nước tỏi có nguy cơ làm bỏng da nếu đắp trực tiếp lên vùng viêm da cơ địa ở mặt. Vì thế, nhất định phải bọc tỏi vào tấm khăn trước khi chữa bệnh.

Cách chữa viêm da cơ địa cùng rau răm

Tác dụng chữa viêm da dị ứng bằng rau răm đã được thực tiễn chứng minh rõ ràng. Người bệnh sau một thời gian ngắn áp dụng cách thức này, vùng da khô lại và bong ra nhanh chóng. Điều tuyệt vời là bài thuốc này không để lại bất cứ tác dụng nào, chỉ cần bôi ngoài da. Dược tính của rau răm nhẹ hơn tỏi nên cũng không lo sợ bị bỏng da. Rau răm có tính cay, vị ấm, loại bỏ vi khuẩn, kháng viêm an toàn.

Dùng lá rau răm chữa các bệnh viêm da dị ứng tại nhà an toàn
Dùng lá rau răm chữa các bệnh viêm da dị ứng tại nhà an toàn
  • Để thực hiện, chúng ta chỉ cần lấy một nắm rau răm, gồm cả lá già và phần thân. Giã thật nhuyễn rau ra, giã càng nát thì càng lấy được tinh chất nhiều hơn. Sau đó, bọc phần lá rau răm này lên vùng da bị bệnh. Giữ yên khoảng 30 phút, cuối cùng bỏ lá rau ra và thấm khô bề mặt da. Không nên để bề mặt da bị ẩm ướt sau mỗi lần đắp thuốc, tránh bám dính bụi bẩn. Điều đó có thể khiến da bị nhiễm trùng. Mỗi ngày cần áp dụng tối thiểu 2 lần.

Lá ổi có tác dụng chữa viêm da cơ địa tại nhà

Lá ổi có vị đắng, chát và dĩ nhiên trong lá ổi có thành phần kháng viêm lành tính. Nhiều người bị mụn nhọt cũng dùng lá ổi để chữa trị. Tương tự vậy, bệnh nhân bị viêm da có thể chữa bệnh bằng chính loại lá có sẵn trong tự nhiên này. Phụ nữ mang thai yên tâm sử dụng bởi vì lá ổi không gây ảnh hưởng tới thai nhi.

  • Dùng lá ổi rửa sạch, giã nhuyễn và bỏ thêm vài hạt muối trăng. Đắp lá ổi lên da cho tinh chất thẩm thấu khoảng 20 phút. Lưu ý, không được cho quá nhiều muối, chỉ cho vài hạt muối sạch nhằm sát khuẩn. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể dùng lá ổi già, đun nước để tắm. Mỗi ngày đắp thuốc, tắm 1 lần với lá ổi mang lại kết quả nhanh chóng.

Chữa viêm da cơ địa bằng củ riềng

Từ lâu, củ riềng được biết đến là dược liệu chữa chàm da, hắc lào, tổ đỉa tại nhà. Theo Đông y, củ riềng có tính ấm, hơi cay, giảm sưng, tiêu viêm. Do đó, củ riềng cũng được ứng dụng vào bài thuốc chữa bệnh chàm thể tạng tại nhà. Tuy nhiên, bà bầu và trẻ em cần cẩn thận. Củ riềng bào mòn da khá mạnh nên không thích hợp với bệnh nhân có vùng da nhạy cảm.

Dùng củ riềng giã nát đắp lên vùng da bị viêm ứng
Dùng củ riềng giã nát đắp lên vùng da bị viêm ứng
  • Cũng giống như những phương pháp khác, người bệnh dung củ riềng giã nát. Mỗi ngày đắp lên vùng da ít nhất 2 lần, mỗi lần kéo dài 30 phút. Cuối cùng, dùng khăn bông mềm, thấm nước ấm rồi thấm sạch để cho da khô thoáng.

Tất cả các phương pháp chữa viêm da cơ địa bằng Đông y cần kiên trì. Thực hiện đều đặn nhiều ngày tháng mới có kết quả triệt để, ngăn ngừa tái phát. Không giống như giải pháp bằng Tây y, thuốc Đông y tác dụng chậm, do dược tính trong các dược liệu cần thời gian thẩm thấu, phát huy công năng.

Viêm da cơ địa có nguy hiểm không?

Viêm da cơ địa cũng giống như bệnh nổi mề đay. Nếu như không được chữa trị có thể dẫn tới nhiều biến chứng. Điều này không chỉ tạo ra cảm giác khó chịu mà còn ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. Điển hình là:

  • Nhiễm trùng da: Bị ngứa nên gãi thường xuyên, khiến da trầy xước, vi khuẩn xâm nhập làm nhiễm trùng.
  • Bội nhiễm da: Bệnh nhân bị bội nhiễm da có dấu hiệu phát sốt, cơ thể ớn lạnh, da bị tấy đỏ, mưng mủ.
  • Viêm da cơ địa mãn tính: Bệnh kéo dài, tái phát liên tục sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính. Lúc này, việc chữa trị viêm da cơ địa tái đi tái lại trở nên vô cùng khó khăn.
  • Suy hô hấp: Tình trạng này không phổ biến nhưng vẫn có nguy cơ xảy ra đối với bệnh nhân nặng, sử dụng sai phương pháp chữa trị.

Chữa bệnh viêm da cơ địa càng sớm thì tình trạng bệnh càng mau thuyên giảm. Mặc dù căn bệnh này không gây nguy hiểm cho tính mạng nhưng không được chủ quan. Chữa trị từ sớm sẽ giúp ngăn chặn mọi nguy cơ gây biến chứng, bảo vệ sức khỏe của chúng ta tốt hơn.