Viêm da cơ địa có để lại sẹo không? Khắc phục như thế nào?

Viêm da cơ địa có để lại sẹo không? Đây là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân khi mắc chứng bệnh này. Sẹo do viêm da để lại có thể làm mất đi tính thẩm mỹ cho làn da. Nếu biết cách khắc phục, chăm sóc thì vết sẹo sẽ không rõ, thậm chí là không thể hình thành.

Viêm da cơ địa có để lại sẹo không?

Người mắc các bệnh về da liễu ngoài việc lo lắng điều trị, còn rất lo ngại về sẹo thâm. Do đó, bệnh nhân viêm da cơ địa rất quan tâm việc sau điều trị, trên da có sẹo hay không. Thực tế, bất cứ bệnh da liễu nào cũng có nguy cơ gây sẹo. Còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng cũng như cách điều trị mà vết sẹo đó lớn hay nhỏ.

Viêm da cơ địa có thể để lại vết thâm và sẹo nếu không chữa trị đúng cách
Viêm da cơ địa có thể để lại vết thâm và sẹo nếu không chữa trị đúng cách

Viêm da cơ địa cũng vậy, bệnh này hoàn toàn có thể để lại vết thâm, vết sẹo sau khi điều trị. Bởi vì, viêm da dị ứng làm nổi mẩn đỏ, ngứa, nổi mụn, tiết dịch và đóng vảy. Lớp vảy này khi bong ra sẽ giống như chúng ta bị thương. Tế bào mới hình thành không được bằng phẳng, màu sắc khác so với cấu trúc da bình thường. Do đó, khi nhìn vào dễ dàng nhận thấy sự khác biệt.

Tuy nhiên, người bệnh không cần quá lo lắng. Có trường hợp để lại sẹo trên diện lớn nhưng cũng có người bệnh không hề bị ảnh hưởng. Tất cả tùy thuộc vào cách điều trị và chăm sóc da. Nếu để bệnh xâm lấn lâu ngày, bội nhiễm chắc chắn rất khó xóa sạch sẹo thâm.

Nguyên nhân gây sẹo khi bị viêm da cơ địa

Nếu đã biết viêm da cơ địa có để lại sẹo, chắc chắn rất nhiều bệnh nhân lo lắng. Đặc biệt là phái nữ, làn da là yếu tố hết sức quan trọng. Vì thế, cần hiểu được nguyên nhân dẫn tới sẹo thâm trên mặt lúc bị bệnh. Điều đó giúp bệnh nhân phần nào đó an tâm, có cách chăm sóc làn da khoa học.

Sẹo do dùng tay gãi

Không được gãi, tránh để lại sẹo khi bị chàm da
Không được gãi, tránh để lại sẹo khi bị chàm da

Triệu chứng điển hình nhất của viêm da cơ địa đó là ngứa ngáy. Dù là viêm da cơ địa ở mặt hay ở chân tay, ở mông đều như vậy. Phản ứng tự nhiên của người bệnh là đưa tay lên gãi, cào cho bớt ngứa. Tuy nhiên, việc làm này thực sự không tốt, dễ làm cho bệnh thêm nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, gãi nhiều khi da đang bị tổn thương càng làm cho vùng da bị viêm. Sưng tấy, ửng đỏ, thậm chí là bội nhiễm. Các tổn thương không chỉ trên bề mặt da nữa mà ăn sâu vào từng lớp tế bào bên trong. Do vậy, sau khi điều trị khỏi, người bệnh sẽ thấy trên da có vết sẹo. Mức độ lớn nhỏ của sẹo khác nhau, khu vực nào bị gãi liên tục có nhiều sẹo hơn khu vực khác.

Sự thay đổi sắc tố da

Sắc tố da của mỗi người đều có sự khác biệt, hệ sắc tố ổn định thì làn da đều màu, đẹp mắt. Tuy nhiên, trong các trường hợp bị thương ngoài da, viêm da cơ địa thì điều này lại bị thay đổi. Dị ứng ngoài da khiến cho người bệnh bị tăng hoặc giảm sắc tố. Nếu như lượng sắc tố tăng, làm da sẫm màu hơn. Lượng sắc tố giảm khiến da hình thành các mảng sáng rải rác. Hầu hết mọi loại bệnh về da liễu đều gặp tình trạng này.

Riêng với bệnh nhân viêm da cơ địa, xu hướng thay đổi sắc tố chính là tăng lượng sắc tố. Tức là vùng da bị bệnh, sau khi điều trị khỏi bắt đầu sẫm màu hơn, giống các vết thâm do mụn để lại. Thời gian chữa trị càng lâu thì nguy cơ để lại sẹo và vết thâm càng lớn. Đặc biệt, viêm da cơ địa tái đi tái lại làm cho da thâm sạm trên diện tích lớn, rất khó để khắc phục được triệt để.

Hình thành sẹo lõm do nhiễm trùng

Mặc dù viêm da cơ địa có thể chữa trị nhanh chóng, làm mất đi triệu chứng sau vài tuần. Thế nhưng, cũng có không ít bệnh nhân chủ quan, để biến chứng dẫn tới nhiễm trùng. Da bị nhiễm trùng làm tổn thương cực kỳ nghiêm trọng, tổn thương sâu. Thậm chí là hoại tử một phần, khiến vùng da bị bệnh lõm xuống.

Nhiễm trùng da để lại tình trạng sẹo lõm
Nhiễm trùng da để lại tình trạng sẹo lõm

Các vết loét da do nhiễm trùng lan rộng, khô lại và chữa trị khỏi bệnh vẫn để lại sẹo. Phần da bị mất đó không có khả năng tự phục hồi, tái sinh. Do đó, hiện tượng sẹo rỗ đi cùng người bệnh suốt cuộc đời. Nếu muốn kahwcs phục, bắt buộc phải dùng tới những biện pháp mạnh hơn. Chẳng hạn như phẫu thuật thẩm mỹ, dùng công nghệ ánh sáng,… Chi phí đắt đỏ, thời gian chữa trị lâu cùng với hiệu quả chỉ ở mức tương đối.

Cách khắc phục viêm da cơ địa có để lại sẹo

Sẹo trên da vừa gây mất thẩm mỹ lại làm người bệnh cảm thấy thiếu tự tin. Để hạn chế sẹo hình thành, ngay từ bước điều trị viêm da cơ địa á sừng đã cần phải cẩn thận. Cách chăm sóc da sau khi hồi phục cũng quan trọng vô cùng.

Lưu ý khi chữa viêm da cơ địa, ngăn ngừa sẹo

Trong quá trình chữa viêm da cơ địa cần ghi nhớ các điều dưới đây sẽ giúp người bệnh ngăn chặn hình thành sẹo.

Những điều không nên thực hiện:

  • Tuyệt đối không dùng tay để gãi ngứa hay bóc lớp vảy cứng trên da. Nên để lớp vảy này tự bong ra một cách tự nhiên.
  • Hạn chế dùng hóa mỹ phẩm trong thời gian điều trị, nhằm mục đích ngăn chặn kích ứng. Dị ứng mỹ phẩm là một trong những nguyên nhân làm cho viêm da trở nên trầm, trọng.
  • Không được tắm bằng nước lạnh, không để vùng da bị bệnh tiếp xúc với gió nhiều.
  • Tuyệt đối không ăn thực phẩm có nhiều đường. Chẳng hạn như bánh kẹo, sữa có đường, trà sữa,…

Những điều nên thực hiện:

  • Điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
  • Vệ sinh, chăm sóc da bị bệnh đúng cách. Dùng nước muối sinh lý sát khuẩn, dùng thuốc tím bôi để làm giảm ngứa và ngăn thâm sẹo.
  • Bổ sung những thực phẩm lành mạnh. Bao gồm: Rau xanh, các loại củ, các loại trái cây, nước lọc.
  • Cung cấp độ ẩm cho da bằng kem dưỡng ẩm thành phần tự nhiên.
  • Dùng kem chống sẹo khi bệnh đã đến giai đoạn phục hồi. Cần chọn loại kem chống sẹo rõ nguồn gốc, tương thích với đặc điểm làn da.

Lưu ý giảm thâm sẹo sau hồi phục chàm da

Viêm da cơ địa có để lại sẹo nhưng nếu biết chăm sóc da đúng cách thì người bệnh dễ dàng khắc phục hạn chế này. Các vết tổn thương nhẹ trên da không thể hình thành sẹo. Đồng thời, vết thâm hay sẹo đã xuất hiện sẽ bị làm mờ và biến mất.

Dùng nghệ tươi xóa thâm

Nghệ tươi làm mờ thâm, trị sẹo hiệu quả
Nghệ tươi làm mờ thâm, trị sẹo hiệu quả

Nghệ tươi chứa thành phần Curcumin có tác dụng làm mờ vết thâm hiệu quả. Khả năng cân bằng lại sắc tố da của nghệ vẫn được chị em áp dụng làm vào đẹp thường xuyên. Ngoài chức năng đó, trong nghệ còn có thành phần sát khuẩn nhẹ. làm chậm lão hóa, kích thích da non phát triển. Do đó, bôi nghệ tươi lên vùng da bị viêm hạn chế tối đa việc biến đổi màu sắc da.

Sau khi đã sát khuẩn bằng nước muối sinh lý. Làm sạch vỏ nghệ, rửa qua nước lọc, giã nhuyễn một củ nghệ tươi. Vắt lấy phần nước cốt rồi thoa trực tiếp lên bề mặt da bị bệnh. Quy trình này chỉ thực hiện sau khi các lớp vảy đã bong.

Dùng Vitamin E làm mờ sẹo

Các loại kem dưỡng da có vitamin E, Vaseline đều có khả năng làm cho vết sẹo nhỏ trên da mềm và mờ đi. Mỗi ngày thoa Vitamin E lên da sau hồi phục 2 lần vào sáng và tối. Trong quá trình này, cần tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Với các loại kem dưỡng da Vitamin E có thêm thành phần hóa học khác thì không nên dùng. Tốt nhất, chỉ sử dụng Vitamin E tự nhiên. Một số người cắt viên uống Vitamin E, thoa trực tiếp dầu trong viên nang lên da cũng đạt hiệu quả cao.

Sử dụng kem trị sẹo

Kem trị sẹo có thể làm mờ các dấu vết từ viêm da
Kem trị sẹo có thể làm mờ các dấu vết từ viêm da

Trên thị trường có bán hàng loạt kem trị sẹo khác nhau. Tùy vào sự tương thích của làn da mà chúng ta chọn kem phù hợp. Dĩ nhiên, mức độ nghiêm trọng của vết sẹo cũng là điều đáng lưu tâm. Nếu không biết nên sử dụng loại nào thì có thể tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia.

Dùng kem trị sẹo đúng cách, đúng liều lượng, thường xuyên mau chóng có lại làn da đẹp. Mức độ xóa sẹo không thể nào đạt đến 100% nhưng vẫn đủ để làm người dùng tự tin hơn. Lưu ý, không phải loại kem nào đắt mới có kết quả tốt. Chỉ cần sản phẩm an toàn và thích hợp với da.

Bổ sung Vitamin C trong bữa ăn

Vai trò của Vitamin C đối với cơ thể là không thể phủ nhận. Vitamin C có chức năng tăng cường sức đề kháng của con người. Bên cạnh đó, dùng Vitamin C chăm sóc da là một lauwj chọn đúng đắn. Sự tác động của loại Vitamin này làm tăng sắc tố da, giúp làn da trắng hồng, đều màu.

Bữa ăn hàng ngày bổ sung nhiều rau xanh, trái cây để có lượng vitamin C tự nhiên, an toàn. Nhất là trái cây họ cam, rau cần tây, ớt chuông, dâu tây,… Hoặc dùng thêm thực phẩm chức năng có thành phần Vitamin C dồi dào.

Vậy là đã có đáp án chính xác cho câu hỏi viêm da cơ địa có để lại sẹo không? Nỗi lo về sẹo thâm không còn nếu như người bệnh biết cách chăm sóc da, tìm ra phương án chữa bệnh an toàn cho bản thân. Nên đến gặp bác sĩ nếu như không biết thực tế mức độ nghiêm trọng của bản thân ra sao.