Viêm tai giữa là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Viêm tai giữa là hiện tượng nhiễm trùng ở tai giữa, phía sau màng nhĩ. Theo thống kê: viêm tai giữa thường xảy ra vào mùa đông và ở trẻ nhỏ: 50% trẻ nhỏ dưới 1 tuổi bị ít nhất 01 lần. Nếu không điều trị kịp thời và đúng phương pháp có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, áp xe não, liệt mặt do tổn thương dây thần kinh số VII, viêm tai xương chũm ( phải phẩu thuật), thủng nhĩ, xơ nhĩ, nghe kém.

VIÊM TAI GIỮA
VIÊM TAI GIỮA

Nguyên nhân viêm tai giữa

Viêm nhiễm đường hồ hấp: viêm mũi họng, viêm xoang, viêm Amidan, viêm VA, cúm,…

  • Chấn thương gây thủng màng nhĩ, gây viêm.
  • Tiếp xúc khói thuốc.

Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ nhiều hơn viêm tai giữa ở người lớn do

  • Miễn dịch của trẻ nhỏ chưa phát triển đầy đủ, dễ mắc các bệnh đường hô hấp.
  • Vòi nhĩ ( bộ phận thông giữa mũi họng và tai) ở trẻ nhỏ ngắn hơn so với ở người lớn. Trẻ thường nằm ngửa, bú ngửa, do đó sữa, dịch ở mũi dễ chảy ngược lên tai gây viêm tai giữa trẻ em hơn.

Triệu chứng viêm tai giữa

  • Tai: đau tai giữa, chảy dịch ở tai. Trẻ nhỏ thì thường cào cấu tai.
  • Trẻ nhỏ thường bỏ ăn, khóc nhiều, quấy đêm, sốt, tiêu chảy, nôn trớ, nghẹt mũi.
  • Do viêm tai giữa thường mắc kèm với bệnh đường hô hấp, nên có thể kèm thêm các triệu chứng như ho, sổ mũi, nghẹt mũi.
    Đau tai là triệu chứng viêm tai giữa thường gặp
    Đau tai là triệu chứng viêm tai giữa thường gặp

Viêm tai giữa có lây không?

  • VTG không truyền nhiễm. Nhưng nếu trẻ bị viêm tai giữa do cảm cúm, thì cảm cúm có thể truyền nhiễm.

Phân biệt viêm tai giữa cấp tính và mãn tính

  • Thời gian: chảy mủ tai liên tục 2-3 tháng được gọi là viêm tai giữa mãn tính.
  • Triệu chứng:

Viêm tai giữa cấp: triệu chứng rầm rộ, đau tai, sốt, sức nghe giảm ít.

Viêm tai giữa mạn tính: thường không đau, không sốt, sức nghe giảm rất nhiều.

  • Nội soi:

Viêm tai giữa cấp: thường thủng nhĩ nhỏ hoặc không thủng.

Viêm tai giữa mạn: thường thủng rộng.

Các giai đoạn phát triển của bệnh

Giai đoạn 1: chưa có mủ

Trước đó vài ngày bệnh nhân thường bị viêm tai mũi họng: chảy mũi và ngạt mũi. Khi bị viêm tai giữa, bệnh nhân bắt đầu xuất hiện các triệu chứng: đau tai, đau hơn khi nằm, cào cấu tai, khó ngủ, khóc nhiều, bỏ ăn. Khi khám màng tai đục, đỏ, phồng ra ngoài.

Giai đoạn2: ứ mủ

Trẻ bị viêm tai giữa thường có biểu hiện sốt cao
Trẻ bị viêm tai giữa thường có biểu hiện sốt cao
  • Viêm tai giữa có mủ bệnh nhân thường kèm sốt cao 39-40 độ.
  • Rối loạn tiêu hóa ( ỉa chảy, sống phân, nôn trớ, đầy bụng), nhưng sử dụng thuốc chống rối loạn tiêu hóa ít có hiệu quả trong trường hợp này.
  • Đau tai dữ dội khiến trẻ quấy khóc, bỏ ăn, cào cấu tai, lắc đầu,…
  • Khi khám màng nhĩ sẽ thấy màng nhĩ căng phồng, đỏ.

Giai đoạn 3: vỡ mủ

  • Trẻ không còn bị sốt.
  • Đau tai giảm dần.
  • Bé bớt quấy khóc, ăn ngủ được.
  • Khi soi tai sẽ thấy ống tai đầy mủ, lau sạch sẽ thấy lỗ thủng màng nhĩ.

Cách điều trị viêm tai giữa

Chẩn đoán: dựa vào hỏi bệnh và soi tai giúp phát hiện xung huyết, tụ mủ hay vỡ mủ, màng nhĩ căng phồng hay không.

Khi nào cần đưa trẻ đi khám

  • Khi trẻ bị viêm tai giữa không tự khỏi hoặc viêm tai tái phát nhiều lần, mức độ nghiêm trọng, cần cho trẻ đi khám ngay vì chúng có thể dẫn tới biến chứng, gây viêm các tổ chức xương lân cận trong tai.
  • Khi trẻ bị đau tai hoặc có cảm giác “đầy tai”, đặc biệt kèm theo sốt, thính lực của trẻ giảm sút.

Điều trị tây y

Sử dụng thuốc: kháng sinh, giảm đau hạ sốt, vệ sinh tai mũi:

Kháng sinh: Kháng sinh sử dụng tối đa cho 1 liệu trình là 10 ngày. Nếu trẻ trên 6 tuổi, viêm nhẹ thì chỉ nên dùng 5-7 ngày kháng sinh.

Tuy nhiên, kể cả sau khi điều trị bằng kháng sinh rồi, thì trong tai giữa vẫn có dịch mủ ứ đọng, và hết dần sau vài tháng.

Không nên tự ý mua và sử dụng thuốc kháng sinh trị viêm tai giữa có mủ cho trẻ
Không nên tự ý mua và sử dụng thuốc kháng sinh trị viêm tai giữa có mủ cho trẻ

Do đó việc sử dụng kháng sinh cần cân nhắc do:

  • Kháng sinh không hiệu quả với bệnh do virus.
  • Kháng sinh không loại bỏ được dịch đọng trong tai.
  • Có thể gây phản ứng phụ: dị ứng, rối loạn tiêu hóa,…
  • Việc sử dụng kháng sinh thường xuyên sinh ra vi khuẩn kháng thuốc.

Giảm đau, hạ sốt: bằng Acetaminophen hoặc Ibuprofen hoặc thuốc nhỏ tai tai chỗ.

Lưu ý khi điều trị tây y

Tây y có thể gặp thất bại trong điều trị viêm tai giữa vì: viêm tai giữa ở trẻ em thường hay kết hợp với viêm V.A,  cả 2 loại viêm này đều do  nhiễm khuẩn tại chỗ. Việc sử dụng kháng sinh theo đường uống có những hạn chế:

  • Chỉ có hiệu quả với vi khuẩn ở trong máu, ít có tác dụng với vi khuẩn ở bề mặt niêm mạc tai, mũi.
  • Sử dụng kháng sinh chỉ theo liệu trình tối đa 7-10 ngày, không được sử dụng dài. Nhưng viêm V.A và viêm tai giữa ở trẻ nhỏ thường kéo dài, do đó buộc phải sử dụng thêm 1 liệu trình với loại kháng sinh khác mạnh hơn. Điều này vô hình chung đã sinh ra tình trạng kháng kháng sinh ở trẻ nhỏ.

Việc điều trị không dứt điểm viêm V.A và việc lạm dụng kháng sinh dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh, khiến viêm tai giữa tái đi tái lại nhiều lần.

Tư duy khác biệt trong vấn đề viêm tai giữa

  1. Do viêm tai giữa thường kết hợp viêm mũi họng, viêm V.A do đó để dứt điểm viêm tai giữa, tránh tái phát thì ngoài điều trị viêm tai giữa cần điều trị viêm mũi họng.
  2. Vi khuẩn đã kháng kháng sinh, do đó cần có liệu pháp mới thay thế kháng sinh, an toàn và hiệu quả.
  3. Các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu và bào chế thành công Nano bạc và ứng dụng rất nhiều trong phát triển các sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Trong khi Kháng sinh chỉ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, thì Nano Bạc có khả năng tiêu diệt cả vi khuẩn, virút, nấm. Đặc biệt cho đến nay, khoa học vẫn chưa ghi nhận tình trạng vi khuẩn kháng Nano Bạc như kháng kháng sinh.

Dung dịch vệ sinh mũi và dung dịch vệ sinh tai chứa thất diệp nhất chi hoa và Nano Bạc là lựa chọn hàng đầu để vệ sinh tai và mũi trong các trường hợp bị viêm tai giữa, viêm mũi, viêm V.A, viêm xoang.

Phòng bệnh viêm tai giữa

Tránh tránh tiếp xúc với khói thuốc lá
Tránh tránh tiếp xúc với khói thuốc lá
  • Nuôi con bằng sữa mẹ tối thiểu 6 tháng. Giúp ngừa sự phất triển viêm tai từ quá sớm. Khi bú bình, cho trẻ gối đầu, hoặc đỡ đầu cao lên, tránh bú nằm ngửa cổ.
  • Cần giải quyết sớm các vấn đề ở đường hô hấp: sử dụng thuốc để ổn định V.A hoặc phải nạo V.A nếu sư dụng thuốc thất bại. Làm thông vòi nhĩ nếu bị tắc.
  • Mẹo chữa viêm tai giữa hiệu quả là tránh tiếp xúc với khói thuốc lá.
  • Hạn chế trẻ tiếp xúc với trẻ khác đang mắc viêm đường hô hấp.
  • Nâng cao miễn dịch của cơ thể, thực hiện tiêm phòng đầy đủ.

Lưu ý

  1. Không sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh tai. Trường hợp muốn vệ sinh tai thì dùng bông tẩm dịch viêm tai giữa để vệ sinh luôn.
  2. Nhỏ tai không nhỏ trực tiếp vào tai mà nhỏ vào thành trong tai, để dịch chảy xuống từ từ. Tránh nhỏ thẳng vào màng nhĩ khiến trẻ giật mình. Sau nhỏ tai, giữ nguyên tư thế trẻ 15 giây để dịch chảy sâu vào bên trong. Sau đó 1-2 phút sau mới tiếp tục nhỏ tai còn lại.
  3. Những trường hợp trẻ có sốt thì nên sử dụng kết hợp với kháng sinh, giảm đau hạ sốt. Kháng sinh cần uông theo đúng liệu trình bác sĩ đã kê để tránh tình trạng kháng kháng sinh.
  4. Vệ sinh mũi nên cho con ở tư thế ngồi, tránh nằm, vì nằm nước sẽ kéo theo dịch mũi đi lên tai, khiến nặng viêm tai giữa hơn.
  5. Hút mũi cho trẻ khi dịch mũi nhiều. Mỗi lần hút chỉ 1-2 hơi, tránh hút liên tục một lúc nhiều hơi, khiến bong niêm mạc trẻ, chảy máu mũi.
  6. Ngủ nên nằm ngối đầu cao, tư thế ngửa, để dịch mũi chảy ra ngoài, tránh chảy ngược lên tai.
  7. Trẻ nhỏ nên cho bú tối thiểu 6 tháng. Khi bú cần kê cao đầu trẻ, tránh ngửa cổ cao, dịch sữa và dịch mũi có thể chảy ngược lên tai.
  8. Tránh tiếp xúc với người khác đang bị viêm đường hô hấp.
  9. Tránh tiếp xúc khói thuốc lá.
  10. Nên đi khám trước khi sử dụng sản phẩm và khám lại sau 5-7 ngày sử dụng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *