Viêm Tiểu Phế Quản Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Triệt Để

Viêm tiểu phế quản là tình trạng viêm cấp tính của các phế quản có kích thước nhỏ, có đường kính < 2 mm hay còn được gọi là các tiểu phế quản. Bệnh thường hay gặp ở trẻ < 2 tuổi, đặc biệt là những trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi.

Nguyên nhân viêm tiểu phế quản

Viêm tiểu phế quản xảy ra khi virus xâm nhập vào hệ hô hấp và các tiểu phế quản, đây là những ống nhỏ nhất của đường hô hấp. Tình trạng nhiễm virus làm cho phế quản bị sưng phù và bị viêm. Gây ra tình trạng chất nhầy tụ lại trong đường hô hấp làm cho không khí lưu thông trong phổi gặp khó khan.

Nguyên nhân viêm tiểu phế quản
Nguyên nhân viêm tiểu phế quản

Viêm tiểu phế quản ở trẻ em lớn tuổi hơn và người lớn, dấu hiệu và các triệu chứng thường nhẹ. Tuy nhiên, tiểu phế quản trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hẹp hơn nhiều người lớn và dễ bị tắc, dẫn đến khó thở hơn. Nguyên nhân của bệnh chủ yếu bởi virus hợp bào hô hấp (RSV). Phần còn lại được gây ra bởi các tác nhân nhiễm trùng khác, bao gồm virus gây bệnh cảm cúm hoặc cảm lạnh thông thường.

Triệu chứng viêm phế quản

Trong vài ngày đầu tiên các dấu hiệu và triệu chứng của viêm tiểu phế quản tương tự như triệu chứng bị cảm lạnh thông thường bao gồm:

  • Chảy nước mũi.
  • Nghẹt mũi.
  • Sốt nhẹ cũng có thể không sốt

Sau đó, có thể lên đến một tuần các triệu chứng viêm tiểu phế quản kèm theo thở khò khè – thở có vẻ khó hơn hoặc ồn ào khi thở ra nhịp tim nhanh. Ở những trẻ khỏe mạnh bệnh viêm tiểu phế quản thường tự biến mất trong 1 – 2 tuần. Đối với những trẻ sinh thiếu tháng hoặc có vấn đề sức khỏe cơ bản, chẳng hạn như bệnh tim, tình trạng phổi hoặc hệ thống miễn dịch suy yếu, Bệnh có thể nặng hơn và có thể cần phải nhập viện điều trị.

Khi viêm tiểu phế quản nặng có thể gây khó thở đáng kể, da xanh (xanh tím) – một dấu hiệu không đầy đủ oxy. Điều này đòi hỏi cần phải chăm sóc y tế khẩn cấp. Nếu trẻ có nhiều hơn các vấn đề hô hấp, hoặc trẻ nhỏ hơn 12 tuần tuổi hoặc có yếu tố nguy cơ khác của bệnh – bao gồm sinh non, trẻ mắc bệnh tim hoặc bệnh phổi, thì cần thiết phải nhập viện điều trị khi bắt gặp các triệu chứng sau đây:

Triệu chứng viêm phế quản
Triệu chứng viêm phế quản
  • Trẻ nôn chớ nhiều, biếng ăn.
  • Thở rất nhanh.
  • Da xanh, đặc biệt là xung quanh môi và móng tay (xanh tím).
  • Kiệt sức do cố gắng để thở hoặc sự cần thiết phải ngồi dậy để thở.
  • Nghe âm thanh thở khò khè.

Các biến chứng viêm tiểu phế quản

Các biến chứng thường gặp của viêm tiểu phế quản nặng có thể bao gồm:

  • Khó thở nặng lên.
  • Tím tái, da xanh tím hoặc tái mét, đặc biệt là xung quanh môi.
  • Mất nước, mệt mỏi, suy hô hấp nặng. Nếu tình trạng này xảy ra, có thể cần thiết phải cho trẻ nhập viện. Suy hô hấp nặng có thể yêu cầu đặt nội khí quản để hỗ trợ hô hấp cho đến khi bệnh được kiểm soát.

Nếu trẻ sinh thiếu tháng hoặc có mắc bệnh tim hoặc bệnh phổi, hoặc có hệ thống miễn dịch bị tổn hại, cần giám sát chặt chẽ khi bắt đầu có dấu hiệu viêm tiểu phế quản. Bởi vì các nhiễm trùng có thể nhanh chóng trở nên nghiêm trọng, và các dấu hiệu cơ bản có thể trở nên tồi tệ hơn. Trong những trường hợp như vậy, trẻ cần phải nhập viện để theo dõi sức khỏe và chăm sóc cần thiết.

Điều trị viêm tiểu phế quản

Ở những trẻ khỏe mạnh bệnh viêm tiểu phế quản có thể tự biến mất trọng 1 đến 2 tuần mà không cần thiết phải sử dụng thuốc điều trị. Cha mẹ chỉ cần cung cấp đủ nước – điện giải cho bé. Những trường hợp cần thiết phải nhập viện điều trị bao gồm:

  • Trẻ dưới 3 tháng tuổi
  • Có dấu hiệu nguy hiểm như tím tái, bỏ bú hoặc bú kém (trẻ nhỏ hơn 2 tháng), không uống được (trẻ trên 2 tháng), trẻ ngủ li bì khó đánh thức, co giật¸suy dinh dưỡng nặng.
  • Trẻ khó thở, khi thở rút lõm lồng ngực, thở nhanh (trên 70 lần/phút)
  • Trẻ có các dấu hiệu mất nước.
Điều trị viêm tiểu phế quản
Điều trị viêm tiểu phế quản

Đối với các triệu chứng nhẹ và trẻ không gặp các vấn đề khác về sức khỏe cha mẹ có thể tiến hành điều trị tại nhà bao gồm:

  • Cho trẻ ăn uống đầy đủ, chia nhỏ bữa, uống nhiều nước
  • Vệ sinh mũi họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý 9‰

Đối với thể trung bình cần thiết điều trị tại bệnh viện khi trẻ ăn kém hoặc cần thở oxy:

  • Thở oxy để duy trì SpO2 >92%: Với trẻ dưới 3 tháng có biểu hiện gắng sức khi thở, bão hòa oxy giảm khi bú hoặc bão hòa oxy dưới 90-92%.
  • Cho trẻ ăn uống đầy đủ, chia nhỏ bữa.
  • Vệ sinh mũi họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý 9‰
  • Truyền dịch khi trẻ có dấu hiệu mất nước.
  • Khí dung Ventolin (Salbutamol) 0.15 mg/kg/lần khí dung 2 lần cách 20 phút và cần phải đánh giá lại sau 1 giờ. Nếu có đáp ứng sau 1 giờ thì có thể dùng tiếp khí dung mỗi 4-6 giờ lần cho đến khi hết triệu chứng suy hô hấp cải thiện. Nếu không có đáp ứng thì không cần dùng tiếp
  • Dùng nước muối ưu trương 3% sử dụng cho những trẻ khò khè lần đầu, không đáp ứng với thuốc giãn phế quản.

Đối với thể nặng: Điều trị tại bệnh viện – Theo dõi tại phòng cấp cứu

  • Cần thiết phải thở oxy
  • Truyền dịch khi trẻ có dấu hiệu mất nước
  • Khí dung (liều như trên). Chú ý với bệnh nhân thở nhanh >70 lần phút, Sp02 <92%: cần phải dùng khí dung Salbutamol có oxy (6 lít/phút)
  • Corticoid chỉ sử dụng khi có nghi ngờ trẻ bị hen hoặc suy hô hấp. Liều lượng: Prednisolon 1-2 mg/kg/ngày hoặc Methylprednisolon 1-2 mg/kg/ngày (3- 5 ngày).
  • Sử dụng thuốc kháng sinh khi trẻ có biểu hiện bội nhiễm
  • Điều chỉnh thăng bằng toan kiềm. Nếu SpO2 < 90%, khí máu PaCO2 tăng cao >70 mm Hg, cân nhắc đặt nội khí quản, thở máy

Chăm sóc trẻ bị viêm tiểu phế quản

  • Cho trẻ thường xuyên uống nước và uống từng ngụm nhỏ.
  • Cho trẻ ăn ít và ăn thành nhiều lần.
  • Kê gối cho trẻ nằm cao đầu khoảng 45
  • Điều chỉnh nhiệt độ phòng hợp phù hợp sao cho không khí không quá khô, không quá lạnh.
  • Khi trẻ bị ho, nhiều đàm thì không nên cho trẻ uống thuốc chống ho mà nên vỗ nhẹ lên lưng trẻ khuyên khích trẻ ho để tống khứ đàm ra ngoài.
  • Các cha mẹ cần chú ý phải rửa tay sạch sẽ trước khi chăm sóc cho trẻ.
  • Theo dõi mạch, nhiệt độ, nhịp thở và bão hoà oxy

Phòng bệnh viêm tiểu phế quản

Các mẹ nên cho trẻ bú từ lúc sinh ra cho đến khi trẻ 2 tuổi, khi đó trẻ sẽ có nhiều kháng thể để phòng chống lại bệnh tật.

  • Duy trì cho trẻ một chế độ dinh dưỡng hợp lý, nên ăn dặm đúng cách.
  • Cho trẻ uống nhiều nước hàng ngày.
  • Tiêm phòng, chủng ngừa đầy đủ.
  • Khi thời tiết lạnh nên cho trẻ mặc ấm, đặc biệt cần tránh cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá.

Cần phải cách ly những người mắc viem tieu phe quan hoặc rửa tay và đeo khẩu trang trước khi chăm sóc cho trẻ để tránh bị lây nhiễm. Trên đây là những kiến thức bổ ích về bệnh viêm tiểu phế quản. Chân Nguyên hy vọng rằng bài viết có ích cho bạn đọc. Chúc các bạn nhiều sức khỏe !