Trị mề đay bằng muối là một trong những mẹo dân gian được nhiều người áp dụng tại nhà. Vậy phương pháp này có thực sự mang lại hiệu quả? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời về tác dụng của phương pháp này trong việc chữa trị bệnh mề đay.
Tác dụng của việc trị mề đay bằng muối

Bệnh mề đay là tình trạng da xuất hiện những vết nổi đỏ kèm theo cảm giác ngứa ngáy, xảy ra ở một hoặc nhiều bộ phận trên cơ thể. Đây không phải bệnh nguy hiểm đến sức khỏe, nhưng lại tạo cảm giác khó chịu cho người bệnh trong hoạt động hằng ngày và cả khi ngủ. Sử dụng muối trị mề đay có tác dụng sát trùng, tiêu viêm, giảm ngứa nhẹ và có khả năng ngăn ngừa viêm nhiễm trên da. Đây là một trong những cách chữa bệnh khá quen thuộc, an toàn và dễ thực hiện.
Tuy nhiên, giải pháp này chỉ mang tính hiệu quả tạm thời không có khả năng trị bệnh triệt để. Mặt khác, bệnh mề đay tắm nước muối hoặc bôi nước muối quá nhiều sẽ khiến da bị khô và kích ứng. Do đó, cần sử dụng phương pháp này đúng cách. Đồng thời, điều trị mề đay theo chỉ định của bác sĩ để mang lại hiệu quả tốt nhất. Tránh gây tình trạng xảy ra tác dụng phụ trên da.
Hướng dẫn cách chữa mề đay bằng muối đơn giản

Để điều trị mề đay bằng muối, bạn có thể pha loãng với nước để vệ sinh da hoặc rang nóng và trườm trực lên những vùng nổi mẩn. Ngoài ra, có thể sử dụng nguyên liệu này kết hợp thêm với một số dược liệu trong thiên nhiên khác để mang lại hiệu quả tốt hơn. Dưới đây là một số cách làm chi tiết điều trị mề đay bằng muối mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà đơn giản:
Cách 1: Dùng nước pha loãng ngâm da
Sử dụng một lượng muối cho vào nước ấm, sau đó tiến hành ngâm da. Cách này có thể giảm triệu chứng ngứa ngáy một cách nhanh chóng, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Phù hợp cho những trường hợp nổi mề đay ở tay hoặc chân do tiếp xúc với các loại hóa chất gây hại hoặc côn trùng cắn. Khi ngâm da trong nước muối bạn cần lưu ý nhiệt độ, tránh sử dụng nước quá nóng sẽ làm kích ứng da.

Cách thực hiện:
- Lấy 2 thìa muối tinh hòa cùng với 2 lít nước đun sôi
- Đổ nước ra chậu, chờ nước nguội bớt rồi ngâm vùng da bị mề đay vào.
- Ngâm đến khi nước nguội hoàn toàn, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
- Áp dụng cách này đều đặn 2 lần/ngày để giảm triệu chứng ngứa và bệnh chuyển biến tốt hơn.
Cách 2: Chườm muối nóng
Chườm muối nóng là cách điều trị mề đay bằng muối giúp tiêu các nốt mẩn đỏ và đẩy lùi cơn ngứa một cách nhanh chóng. Phương pháp này rất thích hợp để điều trị bệnh mề đay do nhiễm lạnh hoặc dị ứng các loại thực phẩm có tính hàn.
Cách thực hiện:
- Lấy 100g muối cho vào chảo rang đều đến khi nóng lên thì tắt bếp.
- Vệ sinh sạch vùng da nổi mề đay, lau khô bằng khăn sạch mềm.
- Cho muối đã rang vào tronng túi vải mỏng và sạch đợi nguội bớt thì bắt đầu chườm lên vùng da cần điều trị.
- Áp dụng cách này mỗi khi bị nổi mề đay sẽ làm giảm các nốt mẩn đỏ và cảm giác khó chịu.
Lưu ý: Không nên sử dụng phương pháp này để điều trị mề đay trên các vùng da nhạy cảm như mặt, cổ hay bụng.
Cách 3: Đắp muối và ngải cứu

Đây là phương pháp được nhiều người sử dụng và mang lại hiệu quả khá tốt. Tinh dầu trong ngải cứu chứa nhiều các hoạt chất kháng khuẩn, kháng viêm. Khi sử dụng nguyên liệu này kết hợp với muối sẽ làm giảm nhanh các triệu chứng mẩn đỏ, nóng rát.
Cách thực hiện:
- Lấy một nắm lá ngải cứu tươi đem rửa sạch và để ráo nước
- Cho ngải cứu đã chuẩn bị và 50g muối vào chảo rang đều đến khi nóng lên thì tắt bếp.
- Cho tất cả vào trong một túi vải sạch, bọc kín và chờ nguội.
- Vệ sinh sạch vùng da bị nổi mề đay, sau đó lấy khăn khô lau hết nước còn thừa trên da.
- Lấy bọc vải nhẹ nhàng chườm lên những vị trị nổi mề đay.
Cách 4: Tắm nước muối và lá trầu không

Tắm nước lá trầu không cùng muối sẽ có tác dụng đẩy lùi tình trạng viêm nhiễm và ngứa ngáy do bệnh gây ra. Đồng thời, thành phần các dưỡng chất có trong lá trầu không sẽ làm lành các tổn thương trên da và ngăn ngừa các triệu chứng dị ứng tái phát. Bạn có thể nấu nước lá trầu không với muối để làm sạch vùng da nổi mẩn theo hướng dẫn dưới đây:
Cách thực hiện:
- Lấy 1 nắm lá trầu không tươi, đem rửa sạch và ngâm với nước muối để sát khuẩn.
- Sau khoảng 15 phút thì vớt lá trầu không ra, cho vào nồi nước khoảng 2 lít nước. Đun sôi khoảng 10 phút để tinh dầu lá trầu được hòa tan trong nước.
- Sau đó tắt bếp, đổ ra chậu và cho vào một ít muối, khuẩy đều đến khi muối tan hết.
- Thêm nước lạnh vào dung dịch đã chuẩn bị, sau đó có thể sử dụng ngay.
Có thể sử dụng phương pháp này này vào mỗi buổi tối để ngăn ngừa cơn ngứa xuất hiện vào ban đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.
Một số lưu ý khi điều trị mề đay bằng muối

Sử dụng muối để điều trị bệnh mề đay sẽ giúp các triệu chứng ngứa ngáy do bệnh gây ra được đẩy lùi nhanh chóng. Cải thiện tình trạng bệnh và hạn chế các biến chứng không mong muốn. Tuy nhiên, để áp dụng các cách điều trị bằng muối hiệu quả bạn cần lưu ý:
- Người điều trị cần phải cẩn thận khi sử dụng các phương pháp từ muối để điều trị mề đay mẩn ngứa. Tránh gây ra kích ứng da, khiến mề đay lan rộng và nặng hơn.
- Trước khi sử dụng cách trị liệu như chườm hoặc bôi nước muối cần vệ sinh da sạch sẽ.
- Muối là nguyên liệu chữa mề đay tốt, tuy nhiên lại có thể gây khô da và tạo cơ hội để mề đay tiến triển nặng hơn. Vì vậy bên cạnh việc điều trị bạn cũng cần có các phương pháp chăm sóc da phù hợp như dưỡng da, uống nhiều nước,…
- Sử dụng muối để điều trị mề đay chỉ là phương pháp tạm thời đẩy lùi các triệu chứng của bệnh. Cần tiến hành khám và chữa bệnh theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu.
- Không sử dụng phương pháp trị liệu mề đay bằng muối cho những vùng da có vết thương hở, lở loét, nhiễm trùng hoặc chảy máu.
- Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân có thể dễ khiến da bị kích ứng và nổi mề đay như: bụi bẩn, lông động vật, các loại côn trùng,…
- Không dùng tay cào hoặc gãi lên vùng da nổi mẩn. Điều này sẽ vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn xâm nhập vào bên trong, gây gia tăng nhiễm khuẩn.
- Giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ và mặc những bộ quần áo thoáng mát. Không nên tắm nước quá nóng sẽ khiến làn da bị mất đi độ ẩm tự nhiên, gây ngứa rát.
- Tập thể dục thường xuyên để giúp quá trình trao đổi chất dễ dàng. Tăng cường khả năng thải độc cho các cơ quan trong cơ thể. Nhờ đó mà việc điều trị cũng trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn.
- Xây dựng lối sống lành mạnh, hoạt động nhẹ nhàng để giúp quá trình phòng và chữa bệnh tốt hơn. Hình thành thói quen ăn uống khoa học, tránh tình trạng căng thẳng và stress kéo dài.
Trên đây là một số cách trị mề đay bằng muối mà bạn có thể tham khảo và sử dụng ngay tại nhà. Hy vọng, với những phương pháp này sẽ giúp bạn làm giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh mề đay gây ra. Bện cạnh việc điều trị thì bạn cũng cần cân bằng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để phòng ngừa bệnh tái phát.