Nổi mề đay mẩn ngứa phải làm sao, chữa thế nào hiệu quả?

Theo thống kê, có tới 25% người bị mắc bệnh nổi mề đay mẩn ngứa ít nhất một lần trong đời. Khí hậu thay đổi đột ngột cùng với chất lượng không khí bị ô nhiễm, sử dụng thức ăn không phù hợp là những yếu tố gây bệnh mề đay mẩn ngứa. Những người mắc căn bệnh này thường gặp tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, càng ngứa càng gãi, từ đó vết ngứa càng lan rộng hơn.

Bị mẩn ngứa nổi mề đay phải làm sao? Cùng lắng nghe những lời khuyên hữu ích của các chuyên gia hàng đầu về da liễu.

Mẩn ngứa, nổi mề đay phải làm sao?

Để có thể “diệt tận gốc, trị tận ngọn” bệnh mề đay mẩn ngứa cần có một quy trình cụ thể mới có thể trị dứt điểm.

Nếu dấu hiệu nổi mề đay ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà để điều trị phát ban và không tìm kiếm sự chăm sóc hoặc can thiệp y tế thêm. Điểm qua một số biện pháp khắc phục tại nhà hiệu quả để điều trị phát ban do mề đay:

Sử dụng các bài thuốc dân gian trị bệnh mề đay mẩn ngứa

Những bài thuốc dân gian được lưu truyền từ xa xưa đó là cách chữa của nhân dân khi nền y học chưa phát triển. Tuy nhiên các bài thuốc lưu truyền này vẫn mang lại hiệu quả bất ngờ.

Trị bệnh mề đay mẩn ngứa bằng lá trà xanh (chè xanh)

Chắc hẳn bạn đã rất quen thuộc với hình ảnh lá trà xanh tươi, chúng có tác dụng chống lão hóa, sát trùng và cầm máu. Ngoài ra uống nước trà xanh còn có tác dụng giải độc, thanh nhiệt cơ thể nên chè xanh điều trị dị ứng mẩn ngứa khá hiệu quả.

Bạn dùng 20 gram chè xanh tươi cho vào nồi đun sôi với 2 lít nước. Sau đó dùng nước trà xanh để tắm sẽ đẩy lùi được dấu hiệu của bệnh mề đay.

Một số lưu ý, sau khi tắm nước lá trà xanh tươi, bạn cần tắm lại một lần với nước sạch để loại bỏ các loại chất nhờn. Đặc biệt không tắm nước lá trà xanh khi da có dấu hiệu bong tróc, trầy xước, chảy máu do gãi nhiều.

Trị bệnh mề đay mẩn ngứa bằng lá trà xanh tươi
Trị bệnh mề đay mẩn ngứa bằng lá trà xanh tươi

Lá khế trị mề đay

Theo đông y, quả khế có vị chua ngọt, tính bình hơi mát, khi chín thì ôn, có tác dụng sinh tân giải mát, lợi tiểu, trị phong nhiệt giải độc. Các bộ khác của cây khế cũng có tác dụng chữa bệnh, đặc biệt là bệnh mề đay, mẩn ngứa ngoài da.

Cách dùng lá khế trị mề đay như sau:

Bạn có thể lấy một nắm lá khế tươi, bỏ vào chảo rang cho khô, căn làm sao cho lá khế vẫn còn nóng ở nhiệt độ vừa phải (không được nóng quá sẽ làm bỏng da). Sau đó gói lá khế vào khăn xô mỏng, sạch và chà nhẹ nhàng lên vùng da bị nổi mẩn do mề đay. Lặp lại vài lần trong ngày cho tới khi khỏi hẳn thì thôi.

Ngoài ra, bạn có thể lấy 40gram vỏ thân cây khế đem sắc lấy nước uống hằng ngày, bạn có thể lấy cả cành và lá khế nấu nước tắm hàng ngày cũng là cách trị mề đay hiệu quả.

Cách trị mề đay bằng lá khế
Cách trị mề đay bằng lá khế

Mề đay và cách chữa hiệu quả bằng lá trầu không

Từ lâu, lá trầu không được dân gian coi là “thần dược” để điều trị các loại nấm, vi khuẩn gây ngứa ngoài da. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy nhiều chất kháng viêm hiệu quả trong lá trầu không như chavicon, phenol. Chính những tinh chất này giúp tiêu diệt các tác nhân gây bệnh nổi mề đay, mẩn ngứa.

Cách dùng lá trầu không trị bệnh mề đay vô cùng đơn giản. Bạn rửa sạch lá trầu không, đun lấy nước tắm, hoặc chườm nước lá trầu không nên chỗ bị nổi mề đay. Một ngày bạn áp dụng hai lần, liên tục trong một tuần sẽ mang lại hiệu quả điều trị.

Điều trị mề đay bằng lá trầu không
Điều trị mề đay bằng lá trầu không

Tắm trong dung dịch chống ngứa

Tắm bột yến mạch và bột baking soda có thể làm dịu da và giảm kích ứng. Thêm hazel vào nước tắm cũng là một biện pháp khắc phục tại nhà hiệu quả.

Tắm trong dung dịch chống ngứa để điều trị nổi mề đay phải làm sao
Tắm trong dung dịch chống ngứa để điều trị nổi mề đay phải làm sao

Trị mề đay bằng đu đủ chín nấu giấm

Trong quả đu đủ chín có chứa hàm lượng enzym có tác dụng như một loại kháng sinh lành tính, giúp cơ thể đào thải độc tố nhanh nhất làm dứt điểm cơn ngứa do dị ứng thời tiết hoặc do dị ứng thức ăn gây ra.

Bài thuốc dân gian trị mề đay mẩn ngứa bằng đu đủ đơn giản như sau:

Chuẩn bị: 100 gram đu đủ, gừng tươi 6 gram, giấm gạo 100 ml. Chọn trái đu đủ đã già, nhưng chưa chín mềm, vẫn còn độ giòn.

Đu đủ gọt bỏ vỏ và hạt, thái thành những miếng nhỏ. Gừng tươi cắt lát mỏng hoặc thái sợi chỉ. Cho đu đủ thái nhỏ, cùng gừng và giấm vào nồi nhỏ, đun sôi, cho tới khi cạn nước thì bắc ra.

Người bị bệnh mề đay ăn liên tục món này một tuần, chắc chắn sẽ có tín hiệu thuyên giảm bệnh. Bài thuốc này nên sử dụng vào buổi sáng và chiều có tác dụng rất tốt.

Trị mề đay bằng đu đủ chín nấu giấm
Trị mề đay bằng đu đủ chín nấu giấm

Chữa mề đay bằng giấm gạo và đu đủ xanh

Nguyên liệu: 100ml giấm gạo, 1 quả đu đủ xanh nhỏ

Cách sử dụng:

Quả đu đủ xanh rửa sạch thật kỹ để loại bỏ các độc tố có trong nhựa, gọt vỏ, cắt miếng vừa ăn.

Giấm gạo dùng trộn đều với đu đủ, thêm vài hạt muối để tăng hương vị và đun sôi nhỏ lửa. Ăn đu đủ xanh nấu giấm 2 bữa mỗi ngày, ăn liên tục trong 7 ngày, các triệu chứng sưng phù trên da sẽ được cải thiện rõ rệt.

Chữa mề đay bằng giấm gạo và đu đủ xanh
Chữa mề đay bằng giấm gạo và đu đủ xanh

Những điều cần tránh khi dùng giấm gạo trong chữa bệnh mề đay:

  • Trong giấm gạo có hàm lượng acid nhẹ, nếu không dùng đúng liều lượng có thể gây hại cho dạ dày, làm tổn thương hệ tiêu hóa.
  • Chữa mề đay bằng giấm gạo là phương pháp dân gian, chỉ hiệu quả khi bệnh nhe, cấp tính. Khi bệnh tình trở nặng người bệnh không nên áp dụng cách này.

Trị bệnh mề đay đơn giản bằng gừng nấu đường thẻ

Chuẩn bị: 1/2 chén giấm, 100 gram đường thẻ và 50 gram đường tươi.

Cách làm: Rửa sạch gừng, thái sợi chỉ, rồi bỏ vào nồi đất cùng giấm gạo, đường thẻ, cho thêm một chút nước. Đun nhỏ lửa, canh chừng còn 1/2 chén nước thì gạn bỏ bã, lấy nước để dùng.

Cách dùng: Bạn có thể dùng hai lần trong ngày. Gừng chỉ nên rửa sạch đất, không cần cạo vỏ vì vỏ gừng có tình hàn, tốt cho người bị mề đay mẩn ngứa.

Trị bệnh mề đay đơn giản bằng gừng nấu đường thẻ
Trị bệnh mề đay đơn giản bằng gừng nấu đường thẻ

Cách điều trị mề đay mẩn ngứa bằng nước rau má

Nếu chỉ tác động bên ngoài bằng cách bôi hoặc tắm các loại nước lá, chưa chắc bạn đã ngăn chặn được tình trạng mề đay, vì nguyên nhân gây mề đay có thể do cơ địa bạn bị nóng.

Rau má tính hàn, mát, vị hơi đắng, mùi thơm, theo Đông Y, nước rau má công dụng mát gan, giải độc, tiêu viêm, cực kỳ hiệu quả để trị mề đay dị ứng.

Xem thêm: Thuốc giải độc gan tốt nhất hiện nay

Uống nước ép rau má để trị bênh mề đay
Uống nước ép rau má để trị bênh mề đay

Cách dùng:

Rau má tươi, lấy cả lá và rễ, rửa sạch ngâm nước muối để loại bỏ bớt chất độc hại. Giã hoặc xay nát rau má, vắt lấy nước và uống hằng ngày. Khi uống có thể thêm đường phèn để tăng vị ngọt và mát. Nước rau má chắc chắc giúp cơ thể thanh mát và tiêu độc nhanh chóng.

Sử dụng lá kinh giới điều trị nổi mề đay

Kinh giới là một loại rau rất phổ biến trong các món ăn của gia đình Việt Nam. Ngoài ra, nó cũng là một vị thuốc tốt trong đông y, nhờ tính ấm, mùi thơm, công dụng tán hàn, rất tốt cho các bệnh nhân bị mề đay.

Cách sử dụng kinh giới trị mề đay: Để tăng tính hiệu quả, thay vì ăn kinh giới tươi, bạn xao nóng ngọn kinh giới, gói vào vải gạc mỏng rồi chà lên phần da bị ngứa. Làm nhiều lần trong ngày bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả rõ rệt giảm sưng ngứa nhanh chóng.

Ngoài ra, bạn có thể áp dụng biện pháp xông hơi bằng lá kinh giới đã đun sôi cùng nước cũng giúp xóa sổ các vết tích của bệnh mề đay mẩn ngứa.

Ngoài cách trên, bạn cũng có thể lấy một ít gỗ giáng hương khô, đốt cho tỏa khói, rồi dùng khói ấy xông toàn thân. Làm như thế các vết sưng tấy trên da do mề đay sẽ lặn.

Sử dụng lá kinh giới điều trị nổi mề đay tại gia đình
Sử dụng lá kinh giới điều trị nổi mề đay tại gia đình

Trị mề đay mẩn ngứa bằng lá hẹ xanh

Trong lá hẹ xanh có chứa nhiều vitamin C, có tác dụng kháng khuẩn cực kỳ tốt nên tỏng y học cổ truyền, người ta dùng nhiều lá hẹ xanh để điều trị nhiều căn bệnh liên quan đến đường ruột và hệ tiêu hóa. Hơn nữa, lá hẹ cũng là vị thuốc thông dụng để điều trị chứng mẩn ngứa nổi mề đay.

Cách sử dùng: Xắt nhỏ lá hẹ, cho vào nồi nấu cùng lượng nước gấp đôi lượng lá hẹ rồi chia thành hai phần. Một phần dùng để uống khi còn ấm.

Phần còn lại dùng gạc sạch thấm hỗn hợp nước lên vùng bị ngứa làm thuốc chữa mề đay rất linh nghiệm. Chỉ vài phút sau khi uống, người bệnh sẽ cảm thấy cơ thể mát hơn, vết ngứa dịu xuống, cảm giác ngứa cũng biến mất tức thời.

Trị mề đay mẩn ngứa bằng lá hẹ xanh
Trị mề đay mẩn ngứa bằng lá hẹ xanh

Sử dụng gel lô hội chữa trị mề đay mẩn ngứa

Các đặc tính chữa bệnh của nha đam có thể làm dịu và giảm phát ban. Tuy nhiên, nên làm xét nghiệm da trước khi sử dụng lô hội cho toàn bộ vùng da bị ảnh hưởng.

Sử dụng gel lô hội chữa trị mề đay mẩn ngứa
Sử dụng gel lô hội chữa trị mề đay mẩn ngứa

Giảm ngứa mề đay nhanh chóng bằng cách chườm đá lạnh

Người bị nổi mề đay có thể sử dụng một miếng vải ẩm hoặc lạnh vào khu vực bị ảnh hưởng. Điều này có thể giảm triệu chứng ngứa và giúp giảm viêm. Bạn có thể áp dụng phương pháp này thường xuyên, nhiều lần trong ngày.

Lưu ý: Cách chườm đá lạnh này làm giảm ngay các triệu chứng ngứa, rát nhưng không thể trị dứt điểm bệnh mề đay.

Chườm đá lạnh lên vết mề đay
Chườm đá lạnh lên vết mề đay

Ngoài việc kết hợp sử dụng các phương pháp dân gian nêu trên để trị mề đay, bạn cũng cần có chế độ ăn uống khoa học lành mạnh.

Tránh các chất dễ gây kích ứng khi bị mẩn ngứa nổi mề đay

Các chất dễ gây kích ứng da và làm tình trạng mề đay nặng hơn bao gồm nước hoa, xà phòng thơm hoặc kem dưỡng ẩm, và tránh ánh nắng mặt trời. Người bị mề đay cũng nên giữ cơ thể mát và mặc quần áo rộng rãi, thoải mái.

Các loại thực phẩm cần kiêng như: Rau chân vịt, măng tươi, măng khô, nấm hương, cà, đậu tằm, dưa chuột, tỏi, hành củ, cam quýt,..

Tránh các chất dễ gây kích ứng để giảm tình trạng ngứa ngáy do bệnh mề đay
Tránh các chất dễ gây kích ứng để giảm tình trạng ngứa ngáy do bệnh mề đay

Nếu các biện pháp chữa mề đay bằng dân gian không giúp bạn giảm tình trạng ngứa và sưng tấy da. Hãy thử sử dụng các loại thuốc giảm ngứa sau đây.

Sử dụng thuốc điều trị mề đay mẩn ngứa

Trong trường hợp nặng hơn của phát ban, điều trị y tế có thể được các chuyên gia da liễu khuyên. Một số thuốc không cần kê đơn:

  • Thuốc kháng sinh giảm ngứa histamine
  • Viên thuốc steroid, chẳng hạn như prednison
  • Kem dưỡng da calamine
Sử dụng thuốc điều trị mề đay mẩn ngứa
Sử dụng thuốc điều trị mề đay mẩn ngứa

Lưu ý: Các loại thuốc này chỉ có tác dụng giảm ngứa tạm thời, không thể điều trị dứt điểm mề đay. Đối với những người bệnh phát ban nặng và dai dẳng hơn, bạn nên tìm đến các chuyên gia da liễu.

Đi khám bác sĩ nếu tình trạng bệnh mề đay trở nặng

Mức độ nghiêm trọng của dịch phát ban có thể khác nhau tùy theo từng người, và trong khi hầu hết mọi người sẽ có thể kiểm soát các triệu chứng tại nhà, có một số trường hợp nên nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ.

  • Triệu chứng mẩn ngứa do mề đay kéo dài hơn một tuần
  • Các triệu chứng xấu đi theo thời gian
  • Phát ban đau đớn hoặc để lại vết thâm
  • Cảm thấy tình trạng chóng mặt xuất hiện thường xuyên
  • Cổ họng hoặc mặt bắt đầu sưng đỏ
  • Việc hô hấp và ăn uống trở nên khó khăn
  • Người bị nổi mề đay lâu ngày cảm giác bị tức ngực khó thở

Dân gian vẫn có câu “Trị bệnh phải trị tận gốc”, có bao giờ bạn thắc mắc nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng nổi mề đay, ngứa ngáy khó chịu không? Theo dõi tiếp những thông tin dưới đây.

Những thông tin hữu ích khác về bệnh mề đay

Bệnh mề đay là một phản ứng viêm đường mao mạch, nó gây lên hiện tượng phù nề ở tổ chức thượng bì và trung bì ở da. Nồng độ histamine cao khiến các mạch máu ở khu vực bị ảnh hưởng dãn nở và bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu mẩn ngứa, nổi dát đỏ.

Triệu chứng bệnh mề đay mẩn ngứa
Triệu chứng bệnh mề đay mẩn ngứa

Bệnh mề đay có hai mức độ: Mề đay cấp tính và mề đay mãn tính. Các triệu chứng nổi mề đay xảy ra khi nồng độ histamine cao gây phát ban và các triệu chứng khác trên bề mặt.

Mề đay cấp tính: Phát ban do mề đay cấp tính kéo dài dưới 6 tuần và thường xuất hiện do phản ứng bất lợi hoặc dị ứng với một số loại thực phẩm hoặc thuốc. Nguyên nhân nhiễm trùng và vết côn trùng cắn cũng có thể gây ra mề đay.

Mề đay mãn tính và phù mạch: Những dấu hiệu phát ban này kéo dài hơn 6 tuần. Nguyên nhân gây phát ban bởi một tình trạng y tế tiềm ẩn, chẳng hạn như bệnh tuyến giáp, ung thư hoặc viêm gan .

Mề đay mãn tính và phù mạch là một dạng phát ban nghiêm trọng hơn so với nổi mề đay cấp tính, vì nó có thể lan sang các khu vực khác nhau của cơ thể, bao gồm phổi, cơ và đường tiêu hóa. Hiện tượng phù mạch thường không ngứa nhưng gây sưng tấy da sâu hơn.

Nổi mề đay vật lý do kích ứng của da. Nhiệt độ quá cao hoặc lạnh, tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời, đổ mồ hôi quá nhiều hoặc quần áo chà xát da trong khi tập thể dục đều có thể dẫn đến bùng phát. Phát ban này hiếm khi lan ra ngoài vị trí ban đầu.

Một số nguyên nhân phổ biến gây bệnh mề đay mẩn ngứa bao gồm:

  • Cơ thể bị dị ứng với thức ăn, vết côn trùng cắn hoặc động vật
  • Thay đổi nhiệt độ
  • Nguyên nhân nổi mề đay do phơi nắng
  • Dị ưng với các chất bảo quản và phụ gia thực phẩm: Aspirin và ibuprofen, một số loại thuốc huyết áp (thuốc ức chế men chuyển) và codein.

Các phương pháp điều trị mề đay tại nhà nêu trên chỉ mang tính tạm thời, không trị dứt điểm được bệnh nổi mề đay mẩn ngứa. Nếu bệnh mề đay trở nặng, bệnh nhân hãy chủ động đến tìm bác sỹ để được khám chữa kịp thời. Hi vọng những thông tin chia sẻ trên hữu ích cho các bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *