Viêm da cơ địa ở chân là tình trạng da xuất hiện mụn nước ở lòng bàn chân, ngón chân, cổ chân. Vùng da này khá nhạy cảm, khi bị tổn thương sẽ gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Vậy để biết được nguồn căn dẫn đến căn bệnh trên, cũng như tìm hiểu về các phương pháp chữa trị. Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết sau để tìm được câu trả lời nhé!
Viêm da cơ địa ở chân do tác nhân nào gây nên?
Viêm da cơ địa là một trong những bệnh lý về da liễu khá phố biển hiện nay. Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể mắc phải. Vùng da bị tổn thương sẽ xuất hiện những nốt mụn nước chứa nhầy. Triệu chứng đi kèm gây ra ngứa ngáy, đau rát và khiến làn da bị bong tróc. Vị trí viêm da cơ địa thường xuất hiện chủ yếu trên vùng mặt, chân và tay.
Do đó, khi bệnh nhân mắc viêm da cơ địa ở chân không chỉ tính trên phương diện mất thẩm mỹ. Căn bệnh này còn khiến những sinh hoạt hằng ngày và cuộc sống của người bệnh bị gián đoạn. Việc vận động, đi đứng cũng trở nên khó khăn hơn khiến tâm lý bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, vùng da này khá nhạy cảm nên cần chăm sóc cẩn thận và giữ sạch sẽ. Nếu không biết cách điều trị có thể gây ra những biến chứng nặng khiến tình trạng bệnh xấu đi.

Theo các chuyên gia da liễu thì nguyên nhân gây ra viêm da cơ địa chưa được xác định được cụ thể. Tuy nhiên, một số yếu sau đây được cho là những tác nhân có nguy cơ cao gây bệnh. Cụ thể chúng được phân loại như sau:
Viêm da cơ địa ở chân do di truyền
Di truyền là một trong những tác nhân chiếm tỷ lệ cao trên tổng số nguyên nhân gây bệnh. Vì theo nghiên cứu của các chuyên gia chuyên khoa đã cho thấy: trong gia đình có ông, bà, bố, mẹ hoặc chú, bác mắc bệnh thì con, cháu cũng có nguy cơ mắc phải. Thường thì căn bệnh này có thể lây lan với yếu tố di truyền lên đến 60%. Nếu bệnh nhân có người thân mắc bệnh nên đi khám để được chẩn đoán và ngăn ngừa bệnh kịp thời.
Do tác động từ môi trường
Nếu bệnh nhân đang bị viêm da cơ địa ở chân có thể xét đến vấn đề về môi trường. Với sự phát triển đô thị hiện nay thì sự ô nhiễm môi trường cũng gia tăng. Do đó, đây cũng là một trong những yếu tố gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm cho con người không riêng gì viêm da cơ địa.
Khi bệnh nhân ở một nơi tiếp xúc nhiều với chất độc hãi sẽ khiến cơ thể thành ổ bệnh. Từ đó, các nhân tố gây bệnh sẽ có cơ hội phát triển và dẫn đến viêm da cơ địa. Chưa kể, nếu bệnh nhân không kịp thời phát hiện còn có thể mắc thêm nhiều loại bệnh khác. Chủ quan chính cũng chính là nguyên nhân khiến tình trạng bệnh nặng hơn và khó điều trị. Hãy tự bảo vệ sứ khỏe của chính mình và những người xung quanh.
Thời tiết cũng là yếu tố được tạo ra từ thiên nhiên dễ gây ra hiện tượng viêm da cơ địa. Một số người có cơ địa yếu dễ bị dị ứng với sự thay đổi thời tiết đột ngột. Nhất là vào khoảng thời gian giao mùa, hoặc thời tiết hanh khô hay nhiệt độ quá thấp. Khi đó, sức đề kháng cơ thể cũng bị giảm sút là cơ hội cho vị khuẩn xâm nhập. Do đó, dễ dẫn đến tình trạng da bị viêm, bong tróc, sưng tấy ở chân và lòng bàn chân thậm chí cổ chân.

Cách điều trị viêm da cơ địa ở chân hiệu quả
Viêm da cơ địa ở chân xuất hiện khi làn da của người bệnh bị mất đi độ ẩm. Khiến da xuất hiện những vệt bong tróc, da bị sần và khô. Khi tổn thương sẽ nổi nên những nốt mụn bọc, mụn nước chứa nhầy. Nếu bệnh nhân cảm thấy ngứa ngáy sẽ cào, hoặc gãi khiến bệnh lây lan nghiêm trọng hơn. Tình trạng bệnh trở nên xấu hơn và triệu chứng có thể khó kiểm soát hơn.
Dưới đây là một số giải pháp cũng như cách điều trị hiệu quả và nhanh chóng, tránh tình trạng viêm da cơ địa tái đi tái lại nhiều lần. Bạn có thể tham khảo thêm để áp dụng được cách chữa bệnh sao cho hợp lý với mình nhất.
Điều trị tại nhà bằng phương pháp dân gian
Nếu tình trạng hiện tại của người bệnh không quá nặng, các vết mẩn đỏ và mụn nước không bị lây lan. Có dấu hiệu tự xẹp và cảm giác ngứa cũng không dữ dội. Vậy người bệnh có thể lựa chọn phương pháp điều trị tại nhà. Có những trường hợp bệnh có thể tự khỏi mà không cần chữa trị. Tuy nhiên nếu muốn bệnh dứt điểm thì một số cách sau đây khá hiệu quả và an toàn:
- Dùng đá lạnh gói vào khăn sạch để chườm hoặc ngâm chân vào nước mát. Cách này sẽ giúp các vết mụn mau chóng giảm sưng và tiêu viêm một cách hiệu quả. Thực hiện nhiều lần trong ngày sẽ không còn thấy cảm giác ngứa, đau rát do viêm da cơ địa gây ra. Bệnh nhân nên áp dụng phương pháp này trong khoảng 15 phút/lần.
- Da không đủ độ ẩm hay phải vận động nhiều dễ gây ra tình trạng khô da và nứt nẻ. Chưa kể sẽ khiến vùng da ở chân bị tổn thương sâu, ảnh hưởng đến việc đi lại. Sử dụng kem dưỡng cho chân, kem cấp ẩm để bảo vệ làn da, giúp da luôn mịn màng. Hoặc khi bị nổi mụn ở chân người bệnh có thể dùng thuốc bôi để loại bỏ các tác nhân gây bệnh từ sâu bên trong da.
- Khi bị viêm da cơ địa chân cần thực hiện chăm sóc và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. Sử dụng nước muối để loại bỏ vết bẩn cũng như tiêu mụn, giảm các triệu chứng đau rát, ngứa ngáy. Lưu ý không nên dùng nước nóng để rửa chân dễ khiến mụn nước bị vỡ hoặc sưng thêm. Chưa kể nếu chăm sóc không cẩn thận da dễ bị nhiễm trùng và để lại hệ quả nghiêm trọng.

Sử dụng thuốc chữa trị viêm da cơ địa ở chân
Nếu tình trạng viêm da trở nên nặng hơn, các nốt mụn lây lan rộng hơn. Lúc này bệnh nhân không nên tự điều trị cũng như chủ quan không chữa. Bệnh nếu để lâu rất khó chữa và gây ra những biến chướng nguy hiểm. Người bệnh nên đến cá cơ sở y tế uy tín, để được thăm khám và điều trị sớm nhất. Ngoài ra, việc nghe theo chỉ định của bác sĩ cũng rất cần thiết nếu bệnh nhân không muốn xảy ra những tá dụng phụ không mong muốn.
Một số loại thuốc sau có thể sẽ được bác sĩ kê cho bệnh nhân để điều trị khi bệnh vào giai đoạn nặng hơn như:
- Kem bôi da trị viêm da cơ địa hoặc thuốc mỡ đặc trị cho da nhạy cảm khi bị dị ứng, nổi mụn. Nó sẽ giúp vùng da tổn thương không bị đau rát khi dùng và giảm ngứa hiệu quả.
- Thuốc kháng Histamine chuyên để điều trị bệnh da liễu giúp giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
- Các loại kem bôi da có chứa thành phần Pramoxine có tác dụng cấp ẩm, làm mịn da.
- Thuốc uống Steroid, tiêm tĩnh mạch là biện pháp chỉ được chỉ định với những người bị viêm da nặng.
- Tiêm Botox chỉ định với trường hợp người bệnh bị đổ mồ hôi chân nhiều.
- Sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc đặc trị cho những trường hợp nhiễm trùng nặng. Việc dùng thuốc này cần có sự cho phép và chỉ định cụ thể của bác sĩ. Nếu tự ý dùng bừa bãi dễ gây ra phản ứng phụ nguy hiểm.

Một số lưu ý khi bị viêm da cơ địa chân
Ngoài việc áp dụng những phương pháp điều trị trên hay điều trị bằng thuốc do bác sĩ chỉ định. Bản thân người bệnh cần để ý một số lưu ý sau, để tránh việc khiến bệnh tái phát nặng hơn:
Tránh cắt móng chân
Khi bị viêm da cơ địa chân, tay tuyệt đối không cắt móng tay, chân. Tránh gây ra việc da bị nhiễm trùng hay bị tổn thương và chảy máu. Cũng không được dùng miệng để cắn sẽ khiến vùng mặt, môi bị lây lan.
Không sử dụng giầy dép kín mũi chân
Với tổn thương khi bị viêm da cơ địa ở chân, người bệnh không nên sử dụng giầy dép kín mũi chân. Việc đi tất sẽ khiến chân bị bí tắc vết thương mưng mủ hơn. Dễ bị nhiễm trùng sâu và khó lành nhất là với người hay ra mồ hôi chân.
Mặc quần áo rộng rãi thoải mái
Nếu bị viêm lây lan lên cổ chân thì bệnh nhân nên lựa chọn mặc những bộ đồ rộng và thoái mái. Cần tránh để những thứ khác đụng vào vùng da bị viêm sưng. Nếu vải dễ gây dị ứng hay quá bó sẽ khiến tình trạng xấu đi.
Vệ sinh sạch sẽ vùng da tổn thương
Vệ sinh sạch sẽ chân và các kẽ chân vì đây là vị trí ít người để ý và có nhiều vi khuẩn trú ẩn. Sau khi rửa sạch chân cần dùng khăn khổ lau sạch, nếu để chân ướt không lau các nốt mụn dễ lây lan hơn.

Viêm da cơ địa ở chân không quá nguy hiểm nên bệnh nhân không cần quá lo lắng. Hy vọng, với những thông tin chia sẻ về chủ đề này bạn đọc sẽ có thêm hiểu biết về bệnh viêm da cơ địa. Cũng như hiểu được nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh này và áp dụng được cho mình phương pháp chữa bệnh phù hợp. Tuy nhiên, khi có những biểu hiện bất thường do bệnh gây ra hay tình trạng bệnh xấu đi. Người bệnh hãy chủ động đi thăm khám để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình nhé!