Nguyên nhân mắc viêm da cơ địa ở mông và cách chữa trị

Viêm da cơ địa ở mông là hiện tượng dị ứng mà rất nhiều người gặp phải. Bệnh viêm da này cần có phương án chữa trị thích hợp mới ngăn chặn tái phát hiệu quả. Hầu hết, bệnh nhân đều cảm thấy ngứa ngáy, đau rát vùng mông trong suốt nhiều tuần, nhiều tháng. Hiểu rõ nguyên nhân mắc bệnh là điều tiên quyết giúp chữa trị căn bệnh này.

Nguyên nhân dẫn tới viêm da cơ địa ở mông

Mông là vị trí có lớp da dày hơn nhiều so với da mặt, da cổ do chịu nhiều ma sát. Thế nhưng, đây lại là khu vực dễ bị các bệnh dị ứng ngoài da hơn cả. Cảm giác ngứa ngáy, đau rát ở vùng mông không chỉ làm người bệnh khó chịu. Triệu chứng ấy còn khiến người bệnh mất đi hình tượng đẹp khi mà liên tục gãi, cựa quậy mọi lúc, mọi nơi. Các nguyên nhân chính gây nên bệnh cũng giống như viêm da cơ địa ở chân, ở mặt.

Do yếu tố di truyền

Viêm da cơ dịa ở mông có thể do di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác
Viêm da cơ dịa ở mông có thể do di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác

Bệnh di truyền là những bệnh duy trì từ thế hệ trước cho thế hệ sau trong cùng huyết thống. Có rất nhiều chứng bệnh có thể truyền từ cha sang con, trong đó có viêm da cơ địa. Nếu như ông bà, cha mẹ có tiền sử bệnh viêm da dị ứng thì đến đời con cháu nguy cơ mắc bệnh lên tới 77%. Do đó, người ta nói viêm da cơ địa rất khó tránh và dễ tái phát.

Tuy nhiên, khi đã biết được bản thân nằm trong nhóm người có nguy cơ di truyền. Người bệnh sẽ biết cách bảo vệ, phòng tránh bệnh từ sớm. Như vậy, khả năng khởi phát triệu chứng sẽ thấp hơn. Hoặc nếu có phát bệnh thì cũng hạn chế được mức độ nghiêm trọng.

Viêm da do cơ địa

Cơ địa của mỗi người có đặc điểm khác nhau, sự thích ứng với điều kiện xung quanh cũng khác biệt. Vì thế, người nào cơ địa mẫn cảm, dễ bị kích ứng thì tỷ lệ mắc viêm da cơ địa ở mông cũng cao hơn.

Một số người ngay từ lúc sinh ra đã mắc bệnh viêm da cơ địa, bệnh kéo dài suốt nhiều tháng. Đó là vì trong máu của người bệnh chứa thành phần kháng thể T Lympho. Bởi vậy, có bất cứ sự kích thích nào từ môi trường, đồ ăn, nước uống đều làm bệnh bùng phát.

Viêm da cơ địa ở mông do bệnh lý

Không phải lúc nào bệnh viêm da cơ địa cũng xuất phát từ các vấn đề gây dị ứng. Đôi khi, một số loại bệnh nền khiến cho dấu hiệu mẩn ngứa, viêm nhiễm xuất hiện. Nhóm đối tượng có bệnh lý về gan, thận, cơ quan bài tiết, hệ hô hấp khả năng bị bệnh cao hơn so với người bình thường.

Lý do là hệ miễn dịch đa bị suy giảm, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. Cùng với đó, cơ thể không bài tiết được độc tố ra bên ngoài, tích tụ và gây kích ứng. Cải thiện, chăm lo cho sức khỏe hàng ngày là điều cần thiết tránh viêm da cơ địa tái đi tái lại.

Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm

Môi trường ô nhiễm gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của con người. Không chỉ làm cho hệ hô hấp bị nhiễm khuẩn, mà còn làm cho bề mặt da tích tụ bụi bẩn. Trở thành nơi trú ngụ cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm. Đối với những người làm việc thường xuyên trong môi trường có nhiều hóa chất, khói bụi và ô nhiễm. Nguy cơ bị bệnh viêm da cơ địa ở mông rất cao. Sự xâm nhập của khói bụi và hóa chất vào khí quản, bám trên bề mặt da gây kích ứng, mẩn đỏ.

Môi trường ô nhiễm gây kích ứng da nghiêm trọng
Môi trường ô nhiễm gây kích ứng da nghiêm trọng

Vi khuẩn xâm nhập kích hoạt hệ miễn dịch, sản sinh một lượng Histamine lớn. Đó là lý do vì sao mà bị viêm da cơ địa ở mông sẽ xuất hiện nốt màu đỏ, bị ngứa và đau rát. Mặc dù đeo khẩu trang, hoặc sử dụng đồ bảo hộ không giúp tránh được tuyệt đối những tác nhân này. Tuy nhiên, cũng hạn chế phần nào đó sức ảnh hưởng, ngăn ngừa bệnh. Cũng như phòng chống viêm da cơ địa bùng phát mạnh mẽ trên diện rộng.

Suy giảm hệ miễn dịch

Suy giảm hệ miễn dịch cũng là một nguyên nhân dẫn tới viêm da cơ địa ở mông. Người nào có sức khỏe yếu, ít luyện tập thể dục thể thao, chế độ ăn uống không lành mạnh. Chắc chắn hệ miễn dịch của người đó cũng rất kém. Cơ thể không còn khả năng ngăn chặn vi khuẩn hoặc các tác nhân ngoài môi trường tấn công. Dĩ nhiên, lúc này không thể nào tránh khỏi các triệu chứng của bệnh viêm da dị ứng.

Tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng

Dị ứng với thực phẩm lông động vật, côn trùng cắn khiến cho vùng mông có dấu hiệu bị ngứa rát, nổi mẩn đỏ. Thậm chí là mưng mủ nếu như tình trạng bệnh kéo dài. Hiểu rõ bản thân mình dị ứng với tác nhân nào là điều cần thiết. Giúp con người tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh.

Vệ sinh không đúng cách

Ai cũng đều biết mông là khu vực có lớp da dày hơn so với nhiều khu vực khác. Thế nhưng, vị trí này lại là nơi thường xuyên bị viêm da cơ địa. Đó là bởi mông nằm ở gần hệ thống loại bỏ chất thải trong cơ thể. Quá trình  tiểu tiện, đại tiện khiến cho vùng da ở đây cũng bị ảnh hưởng, mất vệ sinh. Nếu như không biết cách làm sạch cơ thể hiệu quả thì thì chắc chắn không tránh khỏi bệnh viêm da dị ứng.

Cách chữa trị viêm da cơ địa ở mông an toàn

Viêm da cơ địa có nhiều cách chữa trị khác nhau. Căn cứ vào tình trạng bệnh nặng hay nhẹ mà sử dụng phương pháp thích hợp nhất. Bệnh mới khởi phát, ở giai đoạn cấp thì nên dùng giải pháp tự nhiên. Bệnh đã lâu ngày, có dấu hiệu viêm và tái phát nhiều lần thì cần dùng thuốc Tây y.

Thuốc bôi ngoài da giúp giảm các triệu chứng của bệnh
Thuốc bôi ngoài da giúp giảm các triệu chứng của bệnh

Sử dụng thuốc Tây y chữa dị ứng ngoài da

Thuốc Tây y chỉ được phép dùng nếu như có chỉ định từ bác sĩ. Vì vậy, phát hiện ra dấu hiệu của bệnh thì cần đến cơ sở Y tế thăm khám. Tại đây bác sĩ đánh giá, đưa ra phương án điều trị an toàn, hiệu quả cho từng bệnh nhân.

  • Thuốc Corticoid: Đây là một loại thuốc mỡ dùng để bôi ngoài da. Tác dụng chính của thuốc là cung cấp độ ẩm, làm cho da mềm hơn. Khả năng sát khuẩn làm da bớt ngứa, không còn tấy đỏ nữa. Trước khi bôi thuốc, cần làm sạch tay và vùng da bị bệnh bằng nước muối sinh lý 0.9%.
  • Chất làm ẩm da: Người bệnh viêm da cơ địa ở mông luôn cảm thấy bề mặt da khô, bong tróc. Nhất là khi bị viêm da cơ địa á sừng việc làm ẩm da thực sự quan trọng. Sử dụng chất làm ẩm từ thành phần tương thích với da nhạy cảm, bào chế dưới dạng kem, mỡ là lựa chọn tốt.
  • Thuốc kháng sinh: Loại thuốc này chỉ được bác sĩ chỉ định khi mà xuất hiện dấu hiệu viêm nhiễm. Hoặc trong trường hợp bệnh nhân bị nhiễm trùng. Loại thuốc, liều lượng sử dụng cần tuân thủ nghiêm túc theo chỉ định từ bác sĩ.
  • Thuốc kháng Histamin: Nhằm giảm sự sản sinh histamin, bác sĩ cho người bệnh dùng thuốc kháng Histamin theo đúng với tình trạng bệnh lý. Người bệnh không được tự ý mua thuốc và dùng trong mọi hoàn cảnh.

Điều trị viêm da cơ địa trên mông cùng với lá cây

Các giải pháp chữa trị viêm da cơ địa ở mông bằng lá cây đều có thể thực hiện tại nhà. Tất cả lá cây sử dụng đều là thảo dược, có hoạt chất để kháng khuẩn, sát trùng. Làm giảm đi mọi triệu chứng khó chịu, đau ngứa do bệnh gây ra.

Tắm với nước lá cây chữa viêm da cơ địa ở mông

Viêm da cơ địa ở mông không cần kiêng tắm, người bệnh chỉ cần tắm cho đúng cách. Hạn chế dùng nước lạnh, thay vào đó pha nước ấm để tắm. Rút ngắn thời gian tắm xuống, không nên ngâm trong nước quá lâu. Tắm bằng nước lá cây thay cho xà phòng, sữa tắm:

Sài đất dùng để đun nước tắm, giảm ngứa do viêm da cơ địa
Sài đất dùng để đun nước tắm, giảm ngứa do viêm da cơ địa
  • Tắm với nước lá trà xanh: Dùng khoảng 300g lá trà xanh, làm sạch nhiều lần với nước rồi đun sôi cùng 3l nước. Được nước tắm nguội bớt thì đổ ra chậu để tắm. Mỗi ngày thực hiện 1 lần. Trường hợp có tiết dịch, mưng mủ thì tắm nước đặc hơn bằng cách thêm lá trà vào nồi.
  • Tắm với cây kinh giới: Tương tự như với trà xanh, lấy khoảng 300g đến 400g cây kinh giới. Ngâm qua nước để bụi bẩn mềm ra, tác khỏi cây thuốc. Dùng nước đun với cây kinh giới, sôi khoảng 5 phút thì tắt bếp. Tắm đều đặn mỗi ngày, hạn chế gãi hay cọ xát.
  • Tắm với nước cây sài địa: Khoảng 100g cây sài đất đun với 2l nước. Nếu cần tắm nhiều nước hơn thì tăng lượng cây sài địa lên. Mỗi ngày tắm một lần hoặc một tuần tắm ít nhất 4 lần mới đạt kết quả tối ưu.

Dùng nước cốt thảo dược chấm lên vùng viêm da

Ngoài cách tắm nước đun với lá cây thì người bệnh có thể chấm trực tiếp nước cốt của thảo dược lên da. Cách làm này đem tới hiệu quả lâu dài. Tuy nhiên, người bệnh phải kiên trì, thực hiện nhiều tuần.

  • Lá cây rau răm: Giã nát khoảng 200g cây rau răm sau khi đã làm sạch. Dùng bông Y tế thấm nước cốt rồi chấm lên vùng da bị bệnh. Phần bã đắp một lớp mỏng lên da để tinh chất trong rau răm thẩm thấu tốt hơn.
  • Lá cây ổi: Hái một nắm lá ổi, cố gắng lấy phần búp non. Giã nát cùng vài hạt muối tinh. Sử dụng nước cốt thoa lên khu vực viêm da cơ địa ở mông. Nhớ làm sạch tay trước khi thực hiện phương pháp này để ngăn ngừa vi khuẩn.
  • Lá cây trầu không: Trầu không là một thảo dược an toàn cho bệnh nhân viêm da cơ địa. Dùng một nắm lá trầu không giã nát, đắp lên da bị bệnh khoảng 30 phút ròi làm sạch cùng nước ấm. Mỗi tuần thực hiện đều đặn 4 đến 5 lần. Sau vài ngày, chỗ viêm da bớt tiết dịch và ít ngứa hơn.

Viêm da cơ địa ở mông cần kiêng gì?

Lưu ý một số điều cần kiêng kị dưới đây sẽ giúp bệnh viêm da cơ địa hồi phục nhanh chóng. Đồng thời, hạn chế tình trạng bệnh lây lan sang các vùng da khác.

  • Không được tắm hay ngâm trong nước lạnh.
  • Hạn chế mặc quần quá chật, tránh làm cọ xát vào vùng da đang tổn thương.
  • Không nên ăn những thực phẩm có hại như: Đồ cay nóng, chất kích thích, nước uống có ga, đồ ngọt, nhiều đạm.
  • Tuyệt đối không dùng tay hay bất cứ vật gì để gãi, làm da trầy xước.

Viêm da cơ địa ở mông là một hiện tượng dị ứng ngoài da phổ biến, rất dễ gặp phải. Bệnh sẽ nhanh chóng phục hồi, ít tái phát nếu biết cách chữa trị thích hợp. Nên đến bệnh viện khám, để biết được chính xác nguyên nhân cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh.