Viêm da cơ địa và á sừng gây nên tình trạng da bong tróc gây ngứa ngáy, đau nhức và khó chịu. Dù không quá nguy hiểm nhưng hai căn bệnh da liễu này làm cuộc sống thường nhật của bệnh nhân gần như bị xáo trộn. Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị bệnh cả Đông lẫn Tây y. Tuy nhiên, bài thuốc dân gian dùng lá lốt để điều trị viêm da cơ địa và á sừng đang được truyền tai nhau vì mang lại hiệu quả tích cực. Vậy thực hư phương pháp này như thế nào?
Vì sao lá lốt có thể điều trị viêm da cơ địa và á sừng?
Bệnh á sừng là tình trạng các tế bào thượng bì da của người bệnh sinh sản và phát triển nhanh hơn người bình thường gấp nhiều lần. Khi đó, trên da xuất hiện các lớp vẩy trắng chồng chất lên nhau khiến người bệnh bị cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Vào mùa đông, thời tiết lạnh, tình trạng da bong tróc ngày càng trở nặng, có thể gây nứt nẻ và rướm máu khiến người bệnh đau đớn. Theo các chuyên gia y tế, bệnh á sừng là chứng bệnh ngoài da mang tính chất di truyền. Vì thế, nếu cha hoặc mẹ bị bệnh này thì con sinh ra có nguy cơ mắc bệnh này cao. Ngoài ra, một người bình thường cũng có thể gặp vấn đề về da này do phải thường xuyên tiếp xúc với hóa chất hoặc các chất tẩy rửa, dung môi công nghiệp.
Viêm da cơ địa cũng là một căn bệnh da liễu mãn tính với các biểu hiện da khô, bong tróc làm người bệnh rất ngứa ngáy khó chịu. Để làm cảm thấy dễ chịu hơn, nhiều bệnh nhân thường dùng tay chà xát lên vùng da bị tổn thương. Phương pháp này chỉ có thể tạm thời làm bệnh nhân quên đi cảm giác khó chịu nhưng lại vô tình khiến các đám mẩn ngứa tăng lên và lan ra rộng ra vùng da xung quanh. Bên cạnh đó, vùng da bị tổn thương sẽ để lại các đốm thâm, nâu.
Trong một số trường hợp bị viêm da cơ địa dạng nặng trên da bệnh nhân còn xuất hiện các mụn nước, lở loét khiến nhiều người khổ sở vì đau đớn.Theo các chuyên gia y tế, bệnh da liễu này thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh. Nếu mắc bệnh này đa phần không thể điều trị khỏi. Vì thế, giới y học xem đây là căn bệnh bẩm sinh và đi theo cả đời.
Trong nhiều báo cáo nghiên cứu đã chỉ ra, viêm da cơ địa và bệnh á sừng là hai căn bệnh hoàn toàn khác nhau nhưng có biểu hiện tương đối giống nhau. Chúng là những căn bệnh nội sinh không phải do virus gây ra. Do đó, bệnh không có khả năng lây lan từ người sang người. Cả hai căn bệnh này đều gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ khiến người bệnh giảm tự tin về vẻ ngoài của bản thân.

Người ta có thể dùng thuốc Tây hoặc thuốc Nam để điều trị viêm da cơ địa á sừng. Còn chữa trị bằng thuốc Tây, người bệnh dễ bị tác dụng phụ của thuốc làm ảnh hưởng đến đến gan, thận, dạ dày. Vì hầu hết các loại thuốc được dùng chủ yếu là loại giảm ngứa, kháng histamin. Do đó, đa phần người bệnh đều ưa chuộng thuốc nam trong điều trị bệnh. Vì đa phần các loại thuốc này không những mang đến hiệu quả cao mà còn dễ tìm và tiết kiệm chi phí.
Trong kho tàng các bài thuốc dân gian của nước ta, lá lốt được nhiều người nhắc đến như một loại thần dược được sử dụng để chữa viêm da cơ địa á sừng. Lá lốt là loài cây thân thảo chủ yếu mọc ở những nơi có bóng râm, đất ẩm. lá lốt sở hữu vị ngon và hương thơm đặc trưng và chứa khá nhiều chất dinh dưỡng như canxi, năng lượng, chất đạm, chất xơ, chất sắt, phospho, kali, natri, vitamin C,… Vì thế, trong các bữa ăn, người ta thường chế biến món rau này như một món canh, món xào,…
Theo Y học hiện đại, cả thân và lá của cây lá lốt chứa một lượng lớn hoạt chất Beta-caryophylen, Flavonoid, Ancaloit, Benzyl axetat. Nhờ đó, loại rau dân gian này được áp dụng để giảm đau, kháng khuẩn và chống viêm.
Theo ghi chép từ các sách y học đông phương, lá lốt được gọi là Tất Bát. Loại thảo dược này có tính ấm, vị cay, mùi thơm có tác dụng trong giảm đau, trừ lạnh, làm ấm bụng, hạ khí nên được dùng trong điều trị nhanh các chứng tiêu chảy, đau bụng buồn nôn, kiết lỵ, mụn nhọt,…. Với các bệnh nhân mắc các chứng bệnh về xương khớp như đau lưng, phong thấp,… cũng được nhiều thầy thuốc nam dùng lá lốt để giải quyết bệnh tình. Nổi bật hơn cả, lá lốt được đánh giá là một trong những loại thuốc nam tốt nhất trong việc chữa các chứng bệnh ngoài da như nổi mề đay hay viêm da cơ địa á sừng.
Bí quyết dùng lá lốt chữa viêm da cơ địa và á sừng
Cách chữa viêm da từ thiên nhiên bằng lá lốt là loại thuốc được nhiều người yêu thích. Vì nó là loại thuốc Nam mang lại hiệu quả cao trong điều trị nhưng cách sử dụng lại vô cùng dễ dàng.
Bí quyết 1: Dùng lá lốt để uống
Nấu nước lá lốt uống mỗi ngày là cách làm hữu hiệu bậc nhất trong giải quyết các vấn đề viêm da cơ địa á sừng. Vì bằng cách này các dưỡng chất trong lá lốt dễ dàng thấm sâu vào cơ thể. Các bước thực hiện như sau:

- Bước 1: Chuẩn bị một nắm lá lốt đủ dùng.
- Bước 2: Đem lá lốt rửa thật sạch rồi để ráo nước.
- Bước 3: Dùng dao cắt nhỏ lá lốt rồi mang đi sao nóng.
- Bước 4:Cho lá lốt vào nồi nước rồi nấu trong thời gian 30 phút.
- Bước 5: Cho nước la lốt ra bình để uống thay nước lọc.
Bí quyết 2: Dùng lá lốt để đắp
Nếu phương pháp uống nước lá lốt giúp các dưỡng chất được thấm sâu vào cơ thể thì việc đắp loại thảo dược này có tác dụng trực tiếp lên các vùng da bị tổn thương. Nhờ đó, viêm da cơ địa và á sừng không những được điều trị mà còn khống chế cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Với phương pháp này, người bệnh có thể áp dụng 3 lần mỗi ngày để bệnh được đẩy lùi nhanh chóng. Và, các bước tiến hành như sau:

- Bước 1: Chuẩn bị một nắm lá lốt tươi rồi rửa.
- Bước 2: Cho lá lốt và một ít muối vào cối giã nát.
- Bước 3: Làm sạch vùng da bị bệnh.
- Bước 4: Đắp lá lốt đã giã lên trong thời gian 30 phút.
- Bước 5: Làm sạch da sau khi đắp lá lốt.
Bí quyết 3: Dùng lá lốt để tắm
Sử dụng lá lốt để tắm là phương án điều trị viêm da cơ địa á sừng hiệu quả được nhiều người truyền tai nhau. Các bước thực hiện cụ thể sau đây:

- Bước 1: Lấy một lượng lá lốt tươi vừa đủ đem rửa sạch.
- Bước 2: Cho lá lốt vào nồi rồi cho thêm 3 lít nước nấu cùng cho đến khi nước sôi.
- Bước 3: Cho phần nước lá lốt ra thau rồi pha thêm nước mát vào để tắm.
- Bước 4: Dùng phần bã lá chà xát lên vùng da bị bệnh.
Bí quyết 4: Dùng lá lốt để xông
Người bệnh có thể điều trị bệnh viêm da cơ địa á sừng bằng cách sau đây:
- Bước 1: Lấy một lượng lá lốt tươi vừa đủ đem rửa sạch.
- Bước 2: Cho lá lốt vào nồi nấu cùng với một ít nước mát cho đến khi nước sôi.
- Bước 3: Cho phần nước lá lốt ra thau rồi xông hơ vùng da bị tổn thương.
- Bước 4: Khi nước đã nguội, dùng bã lá lốt chà lên da.
Khi xông hơ, người bệnh cần lưu ý không để nước quá nóng. Vì da bị tổn thương khá mỏng manh nên rất dễ bị bỏng.
Bí quyết 5: Dùng lá lốt để chế biến món ăn
Việc thường xuyên ăn các các món là tạo điều kiện cho các dưỡng chất trong lá lốt thấm vào tận sâu bên trong cơ thể. Điều này đồng nghĩa với việc bệnh nhân viêm da cơ địa á sừng tạo cơ hội để chữa bệnh nhanh chóng và hiệu quả. Cách thực hiện món ăn như sau:

- Bước 1: Đem lá lốt đi rửa sạch rồi chờ ráo nước.
- Bước 2: Ướp thịt heo xay với gia vị cho vừa ăn.
- Bước 3: Cho lá lốt lên lòng bàn tay rồi cho thịt vào cuộn lại.
- Bước 4: Dùng ghim để cố định lá.
- Bước 5: Cho phần thịt cuộn lá lốt vào chảo dầu chiên.
Món này có thể ăn kèm với bún, rau sống và đậu phộng. Đây không những là phương thuốc hay mà còn là món ăn ngon và bổ dưỡng cho mọi người.
Một vài lưu ý khi dùng lá lốt chữa viêm da cơ địa
Khi tiến hành điều trị bệnh viêm da cơ địa á sừng bằng lá lốt, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Lá lốt là vị thuốc đông y có tính ấm, vị cay nồng và được dùng trong điều trị nhiều loại bệnh. Và, tây y cũng công nhận loại dược liệu này có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đây. Tuy nhiên, thực tế, hiện nay các báo cáo chính thức về hiệu quả của lá lốt mang lại chưa được công bố chính thức. Vậy nên, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng, đặc biệt là phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú và trẻ nhỏ.
- Tùy thuộc vào cơ địa của từng người, kết quả điều trị cũng có đôi chút khác biệt. Do đó, thực tế, có người nhanh chóng khống chế bệnh cũng có người mất nhiều thời gian hơn để điều trị.
- Khi điều trị nhiều ngày vẫn không thấy bệnh tình thuyên giảm, người bệnh cần nhanh chóng khai báo với bác sĩ để kịp thời có phương án điều trị phù hợp.
- Không được tự ý tăng liều lượng lá lốt để sử dụng. Đây là trường hợp thường gặp ở nhiều bệnh nhân. Vì bệnh gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu nên nhiều người muốn tăng liều dùng thuốc để nhanh chóng bệnh mau hết. Thế nhưng, cách làm này vô tình gây hại cho sức khỏe người dùng và khiến bệnh thêm trầm trọng hơn.
- Nước lá lốt và lá lốt giã nát khi dùng không hết hay không dùng kịp trong ngày phải bỏ đi. Tuyệt đối không được để qua đêm. Vì sau một đêm, vi khuẩn có thể thâm nhập khiến thuốc mất đi tác dụng và trở thành độc dược.
- Không nên quá phụ thuộc vào lá lốt. Bệnh nhân cần chăm sóc sức khỏe cũng như làn da đúng cách như thoa kem dưỡng ẩm da, mặc đủ ấm vào mùa đông cũng như mặc mát mẻ vào mùa hè, cung cấp đủ lượng nước cơ thể cần, thường xuyên tắm gội, tránh xa bụi bặm và phấn hoa,…
Trong thực tế, mọi người nhìn nhận lá lốt là loại dược liệu tốt được dùng trong điều trị viêm da cơ địa và á sừng. Vì đa phần người dùng cảm nhận loại thảo dược này mang liệu hiệu quả nhất định trong điều trị. Tuy nhiên, để tránh những tác hạ không mong muốn, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn trước khi dùng và báo cáo về tình trạng để có phương án điều trị thích hợp nhất.