Mắc viêm da cơ địa ở tay dùng thuốc gì? Kiêng ăn gì?

Viêm da cơ địa ở tay là hiện tượng vùng da trên tay xuất hiện vết ngứa, đóng vảy khô và nứt nẻ. Vào mùa đông, tình trạng bệnh càng trở nên trầm trọng, không chữa trị kịp thời dẫn tới biến chứng khó lường. vậy, khi mắc viêm da cơ địa ở tay nên dùng thuốc gì? Bệnh nhân có phải kiêng thực phẩm nào hay không?

Thuốc Tây y chữa viêm da cơ địa ở tay

Hướng điều trị viêm da cơ địa bàn tay là phải ngăn chặn triệu chứng của bệnh. Sau đó, phục hồi tổn thương da, làm giảm ngứa và chặn đứng biến chứng. Bệnh nhân bị bội nhiễm, cần phải áp dụng thuốc uống hoặc thuốc bôi đặc trị.

Hầu hết, mọi loại thuốc điều trị viêm da cơ địa ở tay đều có đủ chức năng phục hồi. Cùng với đó là ngăn chặn biến chứng, giảm ngứa. Thực tế, hiện tượng viêm da này có thể tái phát liên tục. Nếu bệnh nhân không xử lý đúng cách, khoa học thì nguy cơ đó càng cao hơn.

Thuốc kháng Histamin thế hệ 1 loại trừ viêm da cơ địa tay

Công dụng của thuốc kháng Histamin thế hệ 1 là dùng để giảm ngứa và chống dị ứng. Đây cũng là dấu hiệu đặc trưng nhất của người bị viêm da cơ địa. Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh lý mà kê đơn thuốc uống hoặc thuốc dùng bôi da thích hợp. Hoàn toàn có thể kết hợp thuốc uống với thuốc bôi ngoài da nếu cần thiết.

Viêm da cơ địa ở tay có thể chữa trị bằng thuốc kháng Histamin
Viêm da cơ địa ở tay có thể chữa trị bằng thuốc kháng Histamin

Thuốc kháng Histamin có nhiều loại, vì thế, bệnh nhân phải nghe lời tư vấn của bác sĩ. Chỉ có như vậy mới dùng đúng loại thuốc với tình trạng bệnh của mình. Giúp điều trị bệnh nhanh chóng, không để lại tác dụng phụ.

Thuốc ức chế Calcineurin chữa viêm da cơ địa ở tay

Khi chưa biết viêm da cơ địa ở tay dùng thuốc gì thì tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị. Bắt buộc phải đến các cơ sở Y tế, đợi bác sĩ thăm khám, kê đơn thuốc cụ thể. Sử dụng thuốc Tây y bừa bãi khiến người bệnh đối diện với nhiều vấn đề nguy hiểm. Chẳng hạn như sốc thuốc, dị ứng, tiêu chảy, buồn nôn,…

Thuốc ức chế Calcineurin được chỉ định dùng để chữa viêm da cơ địa ở lòng bàn tay, ngón tay. Hỗ trợ phục hồi mọi tổn thương, chặn đứng nguy cơ lây lan ra vùng rộng. Loại thuốc này được dùng để bôi ngoài da. Tuy nhiên, Calcineurin tăng cường sự hấp thu tia UV từ ánh nắng mặt trời. Do đó, khi bôi thuốc cần ở trong râm, mặc áo dài nếu ra nắng. Tránh bị bỏng da, làm tổn thương da bị do nhiệt độ nghiêm trọng hơn.

Thuốc chứa kẽm chữa viêm da cơ địa bong da tay

Thuốc chứa kẽm (Kẽm oxide 10%) có thành phần dược tính nhằm làm dịu cơn ngứa ở da. Đồng thời, thuốc có tác dụng sát khuẩn nhẹ, làm mát, giữ ẩm cho da. Nhờ đó, các triệu chứng ngứa, đau, khô cứng, chảy máu được hạn chế đáng kể. Trong quá trình chữa trị các bệnh viêm da dị ứng, người bệnh nên kết hợp với uống nước lọc để cung cấp đủ độ ẩm cần thiết.

Tuy nhiên, thuốc chứa kẽm (Kẽm oxide 10%) chỉ có tác dụng mạnh mẽ với viêm da cấp tính. Tức là người bệnh mới khởi phát, chưa có hiện tượng viêm da cơ địa tái đi tái lại nhiều lần. Dù là bệnh gì đi chăng nữa, chữa trị càng sớm thì hiệu quả phục hồi càng nhanh chóng.

Chữa viêm da cơ địa á sừng ở tay bằng Corticoid

Viêm da cơ địa ở tay gây ra nhiều ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Chữa viêm da cơ địa á sừng cần phải làm mềm và gây bóc tróc tự nhiên phần da khô đó. Corticoid sẽ được bác sĩ chỉ định dùng để bôi ngoài da. làm mềm vết viêm cứng. Hỗ trợ phục hồi lớp da mới, làm bong tróc á sừng tự nhiên. Nhờ thế mà khả năng khỏi bệnh rất cao.

Thuốc bôi ngoài da khi viêm da cơ địa làm giảm đi triệu chứng của bệnh
Thuốc bôi ngoài da khi viêm da cơ địa làm giảm đi triệu chứng của bệnh

Corticoid bôi một lớp mỏng ngoài da trước khi đã vệ sinh sạch sẽ. Không nhất thiết phải bôi ra cả những vùng da lành lặn. Tuy nhiên, Corticoid cũng có một số tác dụng phụ nhất định. Vì thế, hầu hết chúng ta chỉ dùng thuốc trong vài ngày. Tuân thủ nghiêm túc hướng dẫn về liều lượng mà bác sĩ đưa ra.

Dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống nấm

Loại thuốc này chỉ được sử dụng trong tình huống có xảy ra bội nhiễm da. Tùy vào tình trạng bệnh nặng hay nhẹ mà bác sĩ kê đơn thuốc bao gồm thuốc uống lẫn thuốc bôi. Dĩ nhiên, cách chữa trị nào cũng chỉ có kết quả cao nhất khi người bệnh biết chăm sóc vùng da bị bệnh. Tránh khỏi những tác nhân gây biến chứng, vi khuẩn, nhiễm bẩn,…

Các loại thuốc chữa viêm da cơ địa ở ngón tay, bàn tay trên đây đều phải có sự hướng dẫn từ bác sĩ. Thuốc dùng trong một thời gian ngắn, tránh hiện tượng phụ thuộc. Tùy vào mỗi người bệnh mà có liều lượng, cách sử dụng khác nhau. Không phải bệnh nhân nào cũng có thể dùng chung một loại thuốc. Nghiêm cấm mọi hành vi tự ý dùng thuốc nếu như chưa biết chính xác viêm da cơ địa uống thuốc gì, liều lượng bao nhiêu.

Thuốc chữa viêm da cơ địa bằng Đông y

Sử dụng một số bài thuốc Đông y làm mát gan, thanh nhiệt cũng hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa an toàn. Dưới đây là một số bài thuốc an toàn, người bệnh nên áp dụng:

Chữa viêm da cơ địa ở tay bằng Đông y đảm bảo hiệu quả và an toàn
Chữa viêm da cơ địa ở tay bằng Đông y đảm bảo hiệu quả và an toàn
  • Bài thuốc số 1: Chuẩn bị bồ công anh, cam thảo, sài đất, thương nhĩ tử, kim ngân theo tỷ lệ 1:1. Sắc tất cả số dược liệu này lên, uống trong ngày, mỗi lần uống khoảng 150ml, uống vào sáng và tối.
  • Bài thuốc số 2: Người bệnh lấy mạch đông, sài đất, trúc diệp, rau má, đan sâm, ngân hoa, liên kiều, mỗi thứ 10g. Đun thành nước thuốc với 500ml. Đun trên lửa nhỏ đến khi còn 300ml và uống 2 lần một ngày, uống thuốc khi còn ấm.
  • Bài thuốc số 3: Lấy lá đinh lăng rửa sạch, phơi khô, bảo quản trong túi kín. Mỗi lần sắc thuốc đun 2 lít nước với 40g lá đinh lăng. Chia ra làm những chén thuốc nhỏ uống thay nước lọc trong ngày.
  • Bài thuốc số 4: Các nguyên liệu cần có bao gồm sinh địa, ô rô, phục linh, tang diệp, đơn bì, mạch môn đều, địa phu tử, tử thảo. Lấy các dược liệu đó sắc thành nước uống mỗi ngày.

Viêm da cơ địa ở tay kiêng ăn gì?

Bệnh nhân viêm da cơ địa ở tay có khỏi được hay không phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn uống. Nếu chưa biết viêm da cơ địa kiêng ăn gì thì tham khảo danh sách dưới đây:

  • Các loại thực phẩm dễ gây dị ứng: Viêm da cơ địa ở tay cũng là một loại dị ứng ngoài da. Vì thế, hạn chế các loại thực phẩm có thể gây dị ứng là điều cần thiết. Mỗi người sẽ có một tình trạng dị ứng riêng với từng nhóm thực phẩm. Chủ yếu bao gồm: Hải sản (Tôm, cua, cá, sứa), thịt đỏ (Thịt bò, thịt dê), thịt gà, trứng gá, rau muống, đu đủ,…
  • Thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ: Đối với người khỏe mạnh, thực phẩm nhiều dầu mỡ cay nóng cũng không tốt. Riêng với bệnh nhân viêm da cơ địa ở tay thì càng cần hạn chế. Thực phẩm này làm nóng bên trong, phát ban, khiến bệnh trở nên ngứa ngáy.
  • Tránh xa phụ gia cũng như chất bảo quản: Những loại thực phẩm sử dụng quá nhiều phụ gia hay chất bảo quản đều cần hạn chế. Trong thực phẩm này chứa nhiều thành phần gây dị ứng. Do đó, người bệnh càng sử dụng nhiều thì triệu chứng càng nghiêm trọng.
  • Thực phẩm lên men, có chất kích thích: Người bị viêm da cơ địa ở tay nhất định phải tránh xa rượu, bia. Các loại đồ uống có cồn, lên men.

Tình trạng viêm da dị ứng cơ địa ở tay cần tuân thủ quy trình chữa trị khoa học. Đồng thời, kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý để phục hồi nhanh chóng. Với người có tuổi cao, mang thai hay viêm da cơ địa ở trẻ em càng phải cẩn trọng.

Thực phẩm nên ăn khi bị viêm da cơ địa ở tay

Ngoài việc tránh các loại thực phẩm không tốt thì người bệnh nên bổ sung thêm dưỡng chất cần thiết. Ăn đồ ăn lành mạnh, giàu vitamin, khoáng chất hỗ trợ nâng cao đề kháng. Thói quen ăn uống lành mạnh cũng là cách tốt nhất để mọi người bảo vệ sức khỏe của mình.

Ăn nhiều rau xanh, trái cây để nâng cao đề kháng
Ăn nhiều rau xanh, trái cây để nâng cao đề kháng
  • Rau  xanh: Nhóm thực phẩm này chứa hàm lượng chất xơ lớn. Làm cho hệ tiêu hóa, bài tiết hoạt động ổn định. Cùng với đó, vitamin, khoáng chất trong rau xanh làm hệ miễn dịch được cải thiện rõ rệt, thanh lọc cơ thể. Các loại rau phù hợp: Bắp cải, xu xu, củ cải, rau dền, rau mồng tơi, bí xanh, mướp đắng,…
  • Trái cây tươi: Các loại trái cây như cam, bưởi, quýt,… giàu vitamin C. Bổ sung nhiều trái cây vào bữa ăn hàng ngày cung cấp độ ẩm cho da. Giảm đau nhức do viêm da cơ địa ở tay.
  • Uống nhiều nước lọc: Nước lọc luôn luôn là đồ uống tốt đối với cơ thể. Người bệnh viêm da cơ địa nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Thay vì uống đồ có ga, nước ngọt thì nước lọc tinh khiết là lựa chọn thông minh.

Các giải pháp hỗ trợ chữa viêm da cơ địa tại chỗ

Ngoài việc dùng thuốc uống, thuốc bôi hay một số giải pháp Đông y, người bị viêm da cơ địa nên thực hiện một số biện pháp tại chỗ như:

  • Ngâm nước muối ấm: Trong nước muối có thành phần sát khuẩn tự nhiên, giảm ngứa và giảm đau hiệu quả. Người bệnh ngâm vùng da tay bị viêm vào muối pha loãng cùng nước ấm khoảng 20 phút. Thực hiện ít nhất 2 đến 3 lần.
  • Chườm nước đá lạnh: Biện pháp tại nhà này chỉ nên áp dụng với tình trạng bệnh cấp tính. Khi mới bộc phát, viêm cơ địa da tay sẽ bị sưng, đau. Nước đá mát làm cho hiện tượng đó giảm đi nhanh chóng.
  • Sử dụng tinh dầu tự nhiên: Lấy tinh dầu tự nhiên thoa lên khu vực da tay đang bị viêm. Lưu ý chọn loại tinh dầu phù hợp để tăng cường độ ẩm.
  • Sử dụng gel nha đam: Trong nha đam có thành phần cấp ẩm và phục hồi tổn thương da hiệu quả. Thoa gel nha đam lên vùng da khô ráp, làm mềm, giảm đau.

Trên đây, chúng ta đã cùng nhau đi tìm hiểu viêm da cơ địa ở tay dùng thuốc gì cho hiệu quả. Bên cạnh đó, hiểu rõ nhóm thực phẩm nên kiêng sẽ giúp quá trình hồi phục bệnh được rút ngắn. ngay khi phát hiện ra triệu chứng của bệnh, chúng ta nên ngay cơ sở Y tế để thăm khám, chữa trị kịp thời.