Bệnh hắc lào là bệnh lý da liễu do vi nấm thuộc nhóm dermatophytes gây ra. Bệnh gây cảm giác khó chịu cho người bệnh, dấu hiệu đặc trưng của bệnh là ngứa, nổi mẩn đỏ, mụn nước, xuất hiện nấm hình tròn.
Bệnh hắc lào tuy không khó chữa nhưng nếu không điều trị kịp thời hoặc chưa đúng phương pháp thì bệnh có thể lây lan đến nhiều vị trí trên khác nhau trên cơ thể và rất dễ bị tái phát. Vậy để biết được cách trị hắc lào tận gốc, tránh bị tái phát và để lại sẹo, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu kỹ thông tin về căn bệnh ngoài da này ngay sau đây.
Thông tin tổng quan về bệnh hắc lào

Bệnh hắc lào, hay còn gọi là bệnh nấm da, bệnh lác đồng tiền, hắc lào đồng tiền, là tình trạng da bị nhiễm vi nấm thuộc nhóm dermatophytes. Triệu chứng ban đầu là các mảng đỏ giống hình đồng tiền tại vùng da bị nhiễm nấm, và sau đó có thể lây lan sang nhiều bộ phận khác trên cơ thể. Bệnh da do nấm thường xuất hiện và phát triển mạnh tại các vùng có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như ở nước ta và các nước Đông Nam Á.
Bệnh hắc lào được chia thành các chứng bệnh khác nhau theo các vị trí trên cơ thể mà bệnh xuất hiện như: hắc lào ở mông, hắc lào ở mặt, hắc lào vùng kín, hắc lào ở chân… Với những trường hợp bị hắc lào lâu năm được gọi là bệnh hắc lào mãn tính.
Nguyên nhân mắc bệnh hắc lào
Nguyên nhân gây ra chứng bệnh hắc lào là do vi nấm thuộc nhóm dermatophytes. Kiểu khí hậu nhiệt đới nóng ẩm là môi trường hoạt động ưa thích của loài vi nấm này, và đây cũng là nguyên nhân chính khiến số lượng người mắc bệnh hắc lào ở nước ta luôn ở mức cao.

Việc tiếp xúc với người bị hắc lào có thể dẫn đến bệnh:
- Sử dụng chung đồ dùng với bệnh nhân
- Tiếp xúc trực tiếp với vạt nấm của người bệnh, động vật bị bệnh hoặc các vùng nhiễm nấm.
Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh hắc lào
- Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm
- Tiếp xúc quá gần với người hoặc động vật mắc bệnh
- Sử dụng chung vật dụng với người bệnh
- Tiếp xúc trực tiếp với vùng da nhiễm nấm của người bệnh
- Mặc quần áo bó quá sát
- Trẻ sơ sinh và trẻ em
Bệnh hắc lào ở trẻ sơ sinh và trẻ em rất phổ biến, bởi những đối tượng này có hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh, khả năng mắc bệnh cao hơn người lớn.
Triệu chứng bệnh hắc lào như thế nào
Tùy theo từng vị trí nhiễm bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau. Thông thường người bị bệnh hắc lào sẽ xuất hiện một số biểu hiện chính như sau:
- Trên da xuất hiện những mảng bám nổi lên bề mặt có màu đỏ hình đồng tiền hoặc vảy, lâu ngày phát triển thành mụn nước hoặc mụn mủ phồng rộp ở viền ngoài gây ngứa và khó chịu cho người bệnh.
- Tại các vùng da bị hắc lào, bệnh nhân luôn có cảm giác ngứa ngáy cả ngày lẫn đêm, ngứa hơn vào buổi đêm và khi thời tiết nóng bức, cơ thể đổ nhiều mồ hôi.
Một số chứng bệnh hắc lào thường gặp trên cơ thể:

Bệnh hắc lào ở mông
Biểu hiện đặc trưng là vùng da nhiễm nấm nổi đỏ, khô thành các mảng bám, lâu ngày phát triển thành mụn rộp chứa dịch lỏng. Các mụn nước này có thể vỡ khi già hoặc vỡ do ma sát, va chạm khi mặc quần bó sát.
Mông là bộ phận của cơ thể phải vận động nhiều, tiếp xúc thường xuyên với các vật dụng như ghế, dường… nên mụn nước thường bị vỡ non, người bệnh cần chú ý giữ gìn vệ sinh, dùng thuốc đúng cách để tránh lây sang nhiều khu vực khác.
Bệnh hắc lào ở tay
Khi bị hắc lào ở tay, ban đầu xuất hiện các vệt tròn hoặc bầu dục gây ngứa khó chịu, sau ít ngày sẽ nổi mụn nhọt, vỡ khi mụn già hoặc do cọ xát với vật dụng khác.
Bệnh hắc lào ở mặt
Giống với triệu chứng chung của bệnh hắc lào, người bị hắc lào ở mặt có biểu hiện xuất hiện những thương tổn dạng mảng bám hoặc vảy trên vùng da nhiễm nấm gây ngứa ngáy khó chịu, bệnh thường lây sang hai bên má, cằm, trán, xung quanh mắt và tai.
Bệnh hắc lào ở vùng kín
Bệnh hắc lào ở vùng kín nam giới là chủ yếu, ít gặp ở phụ nữ do thói quen sinh hoạt thiếu sạch sẽ, dùng chung quần áo, hoặc lây bệnh khi quan hệ tình dục… Với người bị hắc lào ở vùng kín, thường gặp nhất tại háng và bẹn.
Bệnh hắc lào ở chân
Triệu chứng thường xuất hiện ở kẽ ngón và mu bàn chân, gây ngứa, tróc vảy, phồng rộp rất khó chịu.
Bệnh hắc lào trên da đầu
Biểu hiện ban đầu là nổi mẩn đỏ và sưng trên bề mặt da đầu. Phần tóc tại vùng da bị hắc lào yếu và rất dễ rụng tóc nhiều. Có thể xuất hiện mủ kết, phồng rộp, chứa mủ. Bệnh có thể gây sốt và gây viêm hạch bạch huyết.
Bệnh hắc lào có thể xuất hiện tại các bộ phận khác trên cơ thể, tuy nhiên thường gặp nhất vẫn là các vùng kể trên.
Khi tình trạng bệnh nặng hơn, hắc lào bị chàm hoá và có thể dẫn đến bội nhiễm vi khuẩn, dấu hiệu như:
- Nổi mẩn đỏ lan sang nhiều khu vực khác nhau, sưng và đau nhức, da nóng rát và bị hoại tử.
- Mụn nhọt chảy nước và mủ
- Sốt cao, phát ban
Cách trị bệnh hắc lào tận gốc
Bệnh hắc lào tuy dễ và không gây hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe, nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ rất dễ lây lan sang nhiều vùng da trên cơ thể, làm tăng mức độ tổn thương của da, chàm hóa, dễ bị tái phát và bội nhiễm vi khuẩn.
Nguyên tắc khi điều trị bệnh hắc lào
- Tuân thủ đúng hướng dẫn, phác đồ điều trị bệnh
- Tuyệt đối không sử dụng chung vật dụng với người bị khác để tránh lây lan bệnh
- Trong quá trình điều trị không gãi hoặc gây trầy xước vùng da tránh gây tổn thương nặng và có thể gây bội nhiễm vi khuẩn khiến bệnh trầm trọng hơn.
- Song song với quá trình điều trị, bệnh nhân cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý nhằm tăng cường hệ miễn dịch để giúp việc điều trị hiệu quả hơn.
Điều trị tại chỗ
Với trường hợp bệnh ở mức nhẹ trong giai đoạn đầu, các triệu chứng xuất hiện chưa rõ ràng có thể điều trị tại chỗ bằng cách sử dụng một số loại thuốc bôi, kem trị hắc lào ngoài da như: Fluconazole, ketoconazol, butenafine, miconazol, clotrimazol,… Hoặc dùng thuốc bôi dibetalic trị hắc lào khá hiệu quả.

Lưu ý khi sử dụng các loại thuốc bôi này có thể gây một số dị ứng nhẹ như: đau rát, lột da, sạm da. Tuy nhiên các dị ứng này sẽ mất đi khi thuốc hết tác dụng.
Điều trị toàn thân
Đối với các trường hợp bệnh nặng cần sử dụng phác đồ điều trị toàn thân, dùng thuốc trị hắc lào nizoral, Itraconazole… hoặc Griseofulvinhay Terbinafine dùng trong các bệnh nhân nhiễm bệnh nghiêm trọng hoặc dạng hắc lào mãn tính. Trong trường hợp các loại thuốc trên không đáp ứng, có thể dùng thuốc chống nấm dạng uống. Tuy nhiên việc sử dụng loại thuốc này cần được hướng dẫn chi tiết của bác sĩ chuyên khoa, bởi các loại thuốc uống chống nấm có thể gây suy giảm chức năng gan cũng như một số biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh.

Một số bài thuốc dân gian chữa hắc lào tại nhà
Chữa hắc lào bằng tỏi
Dùng tỏi là cách chữa bệnh hắc lào nhanh nhất, đơn giản và tiết kiệm chi phí nhất.

Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch vùng da bị hắc lào bằng nước ô-xy già hoặc nước muối thật loãng.
- Bước 2: Sử dụng 1 củ tỏi (gồm 5-6 nhánh nhỏ), rửa sạch, dập nhỏ rồi đắp lên vùng da bị hắc lào.
- Bước 3: Chờ khoảng 30 phút cho các chất có trong tỏi ngấm vào vùng da nhiễm nấm rồi rửa lại với nước sạch.
Phương pháp này cực kỳ hiệu quả và được sử dụng phổ biến.
Chữa hắc lào bằng mủ chuối xanh
Đây cũng là 1 mẹo chữa hắc lào rất hiệu quả và rẻ tiền.

Cách thực hiện:
- Bước 1: chuẩn bị 1 quả chuối xanh, đem rửa sạch rồi cắt lát lấy mủ.
- Bước 2: Bôi mủ chuối lên bề mặt da bị bệnh, chà nhẹ lên vùng tổn thương một lúc rồi rửa sạch sẽ có tác dụng sát trùng, giúp vết thương mau lành.
Cách trị hắc lào bằng muối
Muối biển có các thành phần gồm natri clorua và các khoáng chất canxi, kẽm, kali và sắt giúp sát khuẩn, kháng viêm, chống lại các loại vi khuẩn, nấm gây bệnh ở da.

Cách thực hiện:
- Bước 1: Trộn 1 thìa nhỏ café muối biển và 1 thìa dầu dừa. Trộn đều hỗn hợp này rồi bôi lên vết thương sau khi làm sạch vùng da nhiễm nấm.
- Bước 2: Chờ khoảng 10 phút để các chất có trong hỗn hợp ngấm vào da rồi rửa lại bằng nước ấm.
Ngoài ra có thể sử dụng cồn, hoặc một số loại thực phẩm, thảo dược có tính chất kháng viêm như nghệ, rau răm để điều trị bệnh hắc lào.
Bệnh hắc lào kiêng gì
Hắc lào là loại bệnh cực kỳ dễ lây lan từ người này sang người khác, bởi vậy người bệnh cần lưu ý về thói quen sinh hoạt để tránh việc lây bệnh, cụ thể:
- Không tắm chung nước với người khác
- Không sử dụng chung các vật dụng, hạn chế tiếp xúc gần hoặc trực tiếp với người khác
- Tránh sử dụng các loại xà phòng hoặc chất có thể gây kích ứng mạnh cho da
- Không gãi hoặc làm trầy xước vùng da bị bệnh
- Hạn chế quan hệ tình dục, hoặc có biện pháp quan hệ an toàn để tránh tiếp xúc với vùng da nhiễm bệnh.
Bệnh hắc lào kiêng ăn gì
Đối với bệnh nhân bị hắc lào, chế độ ăn uống hợp lý đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh, sau đây là một số thực phẩm người bệnh kiêng ăn và nên ăn:

- Kiêng đồ biển, các đồ ăn tanh
- Các loại chất kích thích
- Đồ ăn cay nóng, gây sưng vết thương như ớt, sa tế, đồ chiên, xôi, ngô nếp…
Thay vào đó, người bị hắc lào nên chọn ăn các thực phẩm có tính mát, chứa nhiều vitamin và chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ cho quá trình điều trị.
Trên đây là những chia sẻ của incontinet.com về bệnh hắc lào. Hy vọng qua bài viết này bạn đọc sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích và biết cách chăm sóc bản thân tốt hơn. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến bệnh hắc lào có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp một cách chi tiết.