Chữa tổ đỉa bằng rau răm: Mẹo hay nên thử tại nhà

Chữa tổ đỉa bằng rau răm là giải pháp an toàn với nguyên liệu dễ tìm và cho hiệu quả khả quan. Dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng tổ đỉa mang đến không ít phiền toái cho người bệnh. Vậy hãy cùng tham khảo những cách chữa tổ đỉa bằng rau răm sau đây để áp dụng cho trường hợp mà bạn mắc phải.

Chữa tổ đỉa bằng rau răm mang lại hiệu quả như thế nào?

Rau răm có tên gọi khác Thủy liễu là loại rau quen thuộc được sử dụng nhiều trong các món ăn của người Việt. Ngoài ra đây là loại rau được sử dụng để chữa bệnh da liễu được nhiều người biết. Tổ đỉa là tình trạng viêm nhiễm ở các lớp thượng bì với nhiều tác nhân khác nhau. Biểu hiện của bệnh là xuất hiện nhiều mụn nước nhỏ li ti ở trên da kèm theo các triệu chứng sưng, rát hay ngứa ngáy khó chịu.

Chữa tổ đỉa bằng rau răm
Chữa tổ đỉa bằng rau răm

Tại sao cách chữa tổ đỉa bằng dân gian với ran răm lại hiệu quả? Tại vì:

  • Trong Đông y rau răm có tác dụng kháng viêm tốt có giúp hỗ trợ điều trị các bệnh lý ngoài da.
  • Theo y học hiện đại, rau răm có chứa các thành phần tinh dầu: Decanol, α-humulene, Decanal, β-caryophyllene, Dodecanal có tác dụng ức chế các hoạt động của các tác nhân gây viêm da, làm dịu da, giảm triệu chứng đau rát, ngứa ngáy do tổ đỉa gây ra.

Đó những thành phần hóa hoạt chất có trong rau răm nên khi đưa vào sử dụng rau răm đã mang lại những tác dụng không nhỏ trong điều trị các tổn thương về da, diệt khuẩn kháng viêm hiệu quả, giúp hỗ trợ điều trị bệnh da liễu hiệu quả được nhiều thế hệ sử dụng và lưu truyền cho đến ngày nay.

Bật mí cách chữa tổ đỉa bằng rau răm

Sau đây là một số cách sử dụng rau răm trong điều trị bệnh tổ đỉa:

1. Sử dụng rau răm để đắp ngoài da

Đắp rau răm tại vùng da bị tổ đỉa
Đắp rau răm tại vùng da bị tổ đỉa

Cách làm:

  • Bước 1: Đầu tiên bạn hãy rửa sạch rau răm và để ráo nước ( tùy thuộc vào diện tích vùng bị tổn thương mà chọn số lượng rau răm phù hợp) và giã nát.
  • Bước 2: Làm vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổn thương và đắp phần rau răm đã được giã nhuyễn lên, giữ nguyên khoảng 30 phút sau đó rửa sạch và lau khô, thực hiện đều đặn từ 1 – 2 lần/ ngày.

Đây là cách làm vô cùng đơn giá và tiết kiệm thời gian, chỉ cần kiên trì sử dụng sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ cho bạn.

2. Kết hợp rau răm với trầu không

Chữa tổ đỉa bằng lá trầu không là một loại dược liệu với tính năng kháng khuẩn cao, khi kết hợp với rau răm sẽ mạng lại hiệu quả cao hơn cho người sử dụng.

Rau răm với trầu không điều trị tổ đỉa
Rau răm với trầu không điều trị tổ đỉa

Nguyên liệu: Rau răm và lá trầu không (tỉ lệ tương đương nhau); muối hạt

Cách làm:

  • Bước 1: Rửa sạch, để ráo nước và dùng tay vò nát hỗn hợp trên.
  • Bước 2: cho vào nồi khoảng 2 lít nước, khi nước gần sôi cho hỗn hợp rau răm và lá trầu vào nồi đun thêm khoảng 5 phút để lượng tinh dầu được ra hoàn toàn và cho 2 – 3 thìa muối hạt vào nồi hòa tan.
  • Bước 3: Đợi nước ấm thì đổ ra dụng cụ và ngâm trực tiếp vùng da bị tổn thương vào, thời gian ngâm từ 20 – 30 phút, kết hợp với dùng phần bã để đắp lên phần bị tổ đỉa, sau khi ngâm xong hãy lau khô da bằng khăn xô sạch.

Với bài thuốc này bạn cũng hãy kiên trì sử dụng 1 – 2 lần/ 1 ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.

3. Chữa tổ đỉa bằng rau răm kết hợp cây Sài đất

Cây sài đất là nguyên liệu hết sức quen thuộc. Đặc biệt là tại các vùng nông thôn.

Bài thuốc rau răm kết hợp Sài đất
Bài thuốc rau răm kết hợp Sài đất

Nguyên liệu: Rau răm tươi, cây sài đất

Cách làm:

  • Bước 1: làm sạch rau răm và Sài đất để loại bỏ hoàn toàn chất bẩn,  cho vào rổ để ráo nước.
  • Bước 2: đối với rau răm hãy dùng chày giã thật nhuyễn, còn Sài đất chúng ta nấu sôi với nước cho đến khi tinh chất tiết ra hoàn toàn, bằng cách nhìn thấy màu nước ra sẫm màu hơn.
  • Bước 3: Đổ nước Sài đất ra dụng cụ ngâm chờ nước nguội và ngâm trực tiếp vùng da bị tổ đỉa vào khoang 15 phút sau đó lau sạch và bắt đầu đắp phần rau răm đã được giã nhuyễn lên vùng da thêm một lần nữa để tinh dầu có trong rau răm ngấm sâu vào da, giữ nguyên trong 15 phút, cuối cùng rửa sạch lau khô da.

Chúng ta có thể sử dụng hỗn hợp trên hàng ngày, sau một thời gian ngắn bạn sẽ thấy vùng da của mình dễ chịu một cách đáng kể.

4. Chữa bệnh tổ đỉa kết hợp rau răm với  lá lốt

Lá lốt được biết đến là dược liệu, vị rau thơm để giúp các món ăn trở nên hấp dẫn hơn món ăn lá có vị cay nhẹ, kháng viêm hiệu quả. Sau đây là cách kết hợp giữa rau răm và lá lốt:

Nguyên liệu: 1 gram lá rau răm tươi, 1 gram lá lốt.

Cách làm:

  • Bước 1: rửa sạch lá rau răm và lá lốt để loại bỏ chất bẩn, chọn lá tươi không bị dập nát. Rau răm được giã nát bỏ ra chén sạch.
  • Bước 2: dùng tay vò nát lá lốt  cho vào nồi, cho thêm vào 2 lít nước và đun sôi cho đến khi khi nước chuyển sang màu sẫm để tinh dầu trong lá lốt được ngấm vào nước, nếu có muối hạt cho thêm vào hai muỗng.
  • Bước 3: tiếp theo hãy làm sạch vùng da bị tổ đỉa, sau đó ngâm vào nước lá lốt đã được để nguội) trong khoảng 15 phút và lau khô và đắp tiếp phần rau răm đã được làm nhuyễn, giữ cố định trong khoảng 15 phút để tinh dầu thấm vào sau đó làm sạch.

Kiên trì thực hiện mỗi ngày, chỉ sau 1 tuần sử dụng bạn sẽ cảm nhận được làn da dễ chịu và phục hồi.

5. Chữa tổ đỉa bằng rau răm và muối hạt

Từ lâu muối được biết đến là một thành phần không thể thiếu trong y học, với tính năng sát khuẩn, sát trùng vết thương. Vì vậy sự kết hợp rau răm và muối cũng sẽ giúp tình trạng bệnh được cải thiện đáng kể

Rau răm kết hợp muối hạt chữa tổ đỉa
Rau răm kết hợp muối hạt chữa tổ đỉa

Nguyên liệu: Rau răm tươi và muối hạt ( tùy theo tình trạng và diện tích vết thương để chuẩn bị lượng nguyên liệu)

Cách làm:

  • Bước 1: Rửa rau răm với nước sạch để loại bỏ tạp chất và bụi bẩn, vớt lên rổ để ráo nước.
  • Bước 2: dùng chày hoặc máy xay sinh tố làm nhuyễn rau răm với muối hạt thành một hỗn hợp đồng nhất.
  • Bước 3: Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổn thương với nước ấm và lau khô. Sau đó đắp hỗn hợp trên lên da, giữ cố định trong khoảng 10 phút để hỗn hợp thấm vào da, sau đó rửa sạch và lau khô da.

Lưu ý: Khi sử dụng muối hạt chúng ta nên sử dụng muối tinh khiết, không còn tạp chất để tăng công dụng.

Bên cách sử dụng rau răm để kết hợp với lá trầu không, cây Sài đất, lá lốt, muối hạt bạn cũng có thể kết hợp với một số loại lá cùng tính chất kháng viêm khác như lá xoan, lá bàng…ở gần nơi bạn sinh sống để thực hiện bài thuốc một cách thường xuyên nhằm đem lại kết quả tốt.

Những lợi ích mang lại khi sử dụng rau răm để chữa bệnh tổ đỉa

Không chỉ có tác dụng kháng viêm kháng khuẩn giúp hỗ trợ hiệu quả bệnh tổ đỉa và các bệnh viêm da khác, mà rau răm còn được nhiều người dùng lựa chọn bởi những lợi ích thiết thực như sau:

  • Rau răm là nguyên liệu tự nhiên mang lại an toàn cho nhiều đối tượng sử dụng, so với các loại thuốc tây y những bài thuốc dân gian gần như không có tác dụng phụ.
  • Đây là loại nguyên liệu dễ kiếm, dễ sử dụng, giá thành thấp giúp nhiều bệnh nhân có thể thực hiện thường xuyên và lâu dài để mang lại hiệu quả.
  • Sử dụng hiệu quả trong trường hợp bệnh đang ở mức độ nhẹ, và có thể hỗ trợ điều trị song song với các phương pháp khác thông qua sự hướng dẫn của bác sĩ.

Một số lưu ý khi chữa tổ đỉa bằng rau răm

Sử dụng rau răm để chữa trị được xem là bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa an toàn, ít khi xảy ra tác dụng phụ, phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng.

Cần chú ý khi sử dụng rau răm
Cần chú ý khi sử dụng rau răm

Tuy nhiên để việc điều trị hiệu quả, cần phải lưu ý những điều sau:

  • Chọn rau răm và các nguyên liệu kết hợp phải đảm bảo tươi, sạch không chứa các tạp chất, hóa chất. Để đảm bảo an toàn bạn nên tìm các cây rau được trồng tại nhà hoặc mọc tự nhiên.
  • Đối các vết tổ đỉa bị nhiễm trùng gây lở loét, tốt nhất bạn không nên đắp trực tiếp các bài thuốc từ rau răm lên vùng da bị tổn thương để tránh gây nhiễm trùng nặng hơn.
  • Không nên sử dụng bài thuốc rau răm cho những đối tượng bị dị ứng hoặc mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có trong rau răm
  • Trong quá trình dùng rau răm để điều trị bệnh tổ đỉa, nếu người bệnh nhận thấy bất kỳ triệu chứng hoặc dấu hiệu bất thường nào gây tình trạng bệnh nặng hơn lúc đầu, thì bạn nên dừng sử dụng bài thuốc rau răm một thời gian, cho đến khi bệnh lý hoàn toàn ổn định.
  • Khi áp dụng bài thuốc điều trị tổ đỉa bằng rau răm sẽ mang lại hiệu quả chậm hơn phương pháp Tây y, vì vậy bạn cần kiên trì sử dụng đều đặn trong một thời gian để đạt được kết quả như mong đợi.
  • Tùy theo cơ địa của mỗi người mà khi áp dụng chữa bệnh tổ đỉa bằng rau răm sẽ mang lại hiệu quả khác nhau, lượng thời gian khác nhau.

Bên cạnh việc sử dụng các phương pháp để điều trị tổ đỉa bạn cần có chế độ chăm sóc sức khỏe khoa học như ăn uống lành mạnh, rèn luyện cơ thể để tăng cường sức đề kháng ,đặc biệt là vệ sinh cơ thể  sạch sẽ tránh để vi khuẩn có cơ hội xâm nhập.

Bài thuốc điều trị bệnh tổ đỉa bằng rau răm chỉ có hiệu quả trong trường hợp bị tổ đỉa ở mức độ nhẹ, đối với trường hợp bệnh nặng phương pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị. Vì vậy, người bệnh cần phải gặp bác sĩ để được thăm khám để biết nguyên nhân và mức độ bệnh nhằm có phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Chữa tổ đỉa bằng rau răm là mẹo chữa bệnh dân gian, chưa được khoa học nghiên cứu và chứng nhận, mà chỉ là kinh nghiệm thực tế sử dụng từ đời trước truyền lại. Vì vậy, khi sử dụng bạn cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia để có cách điều trị đúng.

Chúng tôi vừa chia sẻ với bạn mẹo hay chữa tổ đỉa bằng rau răm, mong rằng bài viết dưới đây đã cung cấp cho bạn thêm những thông tin bổ ích xoay quanh vấn đề lựa chọn sử dụng rau răm để điều trị bệnh tổ đỉa. Dù lựa chọn giải pháp nào, bạn cũng cần đi khám để kịp thời phát hiện tình trạng bệnh, phát hiện bệnh sớm sẽ giúp việc điều trị được dễ dàng và nhanh hơn.