Sữa mẹ ít dần không phải là tình trạng hiếm gặp với nhiều chị em phụ nữ sau sinh. Nguồn dinh dưỡng này không dồi dào là nỗi lo của hầu hết các bà mẹ bởi em bé không được đáp ứng đầy đủ, thậm chí còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bé. Vậy nguyên nhân chính đến từ đâu? Sữa mẹ ít dần phải làm sao? Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết đến bạn về tình trạng này.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sữa ít dần của các bà mẹ sau sinh

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất cho trẻ nhỏ trong quá trình phát triển. Tuy nhiên không phải bất cứ bà mẹ nào cũng có nguồn sữa dồi dào để đáp ứng đầy đủ cho bé. Không ít các chị em phụ nữ sau sinh phải đối mặt với tình trạng sữa ít dần, sữa về không đủ. Mẹ ít sữa phải làm sao? Đây là một nỗi hoang mang rất lớn của các bà mẹ bởi lo lắng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và bé. Dưới đây là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng đáng lo ngại này:
Tinh thần căng thẳng và stress
Sữa mẹ ít dần phải làm sao? Nguyên nhân do đâu? Không ít các bà mẹ sau sinh dễ rơi vào tình trạng căng thẳng, stress, tâm lý không ổn định thậm chí là trầm cảm. Theo nghiên cứu, đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhiều chứng bệnh nguy hiểm cho phụ nữ sau sinh như tim mạch, huyết áp… Trong đó, không thể không kể đến tình trạng sữa tiết ít dần, ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý cũng như sức khỏe mẹ và bé.

Sữa trong cơ thể của người mẹ được tiết ra từ tuyến sữa, sau đó thoát ra ở ngay đầu ti bằng ống dẫn sữa. Quá trình này chịu sự chi phối của 2 loại hormone quan trọng là Oxytocin và Prolactin. Khi tinh thần của phụ nữ sau sinh bị rối loạn sẽ dẫn đến làm giảm hai loại hormone này. Đó là lý do tại sao sữa mẹ sẽ bị tiết ít dần, trong trường hợp kéo dài liên tục có thể dẫn đến mất sữa.
Mặc dù là đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ít sữa sau sinh nhưng vẫn rất nhiều bà mẹ chủ quan bỏ qua. Tinh thần của bạn càng căng thẳng và hoang mang thì chỉ khiến cho vấn đề này trở nên trầm trọng hơn.
Rối loạn nội tiết tố
Rối loạn nội tiết tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiết sữa ở phụ nữ sau khi sinh. Sự cân bằng của các hormone trong cơ thể nữ giới được duy trì bởi một loại tuyến nội tiết có tên là tuyến giáp. Khi có bất cứ vấn đề trục trặc nào đó xảy ra với tuyến này thì cũng đồng nghĩa với việc hormone bị rối loạn.
Trong đó, có hai hormone quan trọng có liên quan đến tuyến vú cũng bị ảnh hưởng là Progesterone và Estrogen. Từ đó, khả năng sản xuất sữa trong giai đoạn mang thai bị hạn chế, quá trình dẫn sữa bị tắc nghẽn gây nên tình trạng ít sữa.
Dinh dưỡng không đảm bảo

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ trong quá trình mang thai và sau khi sinh không đảm bảo rất dễ dẫn đến tình trạng lượng sữa tiết ra không đủ cũng như kém chất lượng. Đây là lý do khiến các bé luôn ốm yếu, không tăng cân và thường bị táo bón, tiêu hóa kém…
Ngoài ra việc thiếu dinh dưỡng cũng sẽ khiến cơ thể mẹ bị suy nhược, khó phục hồi sức khỏe sau sinh vì vậy không đủ sữa để tiết ra. Thông thường, các bà mẹ dễ bị nhầm lẫn khi sử dụng các phương pháp kích sữa tự nhiên bằng việc ăn móng giò, đu đủ… Tuy nhiên không phải ăn những món này thật nhiều, ăn liên tục thì lượng sữa sẽ dồi dào. Ngược lại việc thiếu hụt các loại khoáng chất, Vitamin cần thiết khác sẽ dẫn đến thiếu sữa cho con.
Do đó, việc xây dựng một bữa ăn chất lượng và đủ chất là cực kỳ cần thiết cho các bà mẹ trước và sau khi sinh con. Sự cân bằng các dưỡng chất thiết yếu là yếu tố quan trọng giúp mẹ có nguồn sữa dồi dào và chất lượng.
Ăn những thực phẩm gây ít sữa
Mẹ bầu sau khi sinh thường phải kiêng cữ một số loại thực phẩm nhất định bởi chúng là nguyên nhân gây nên tình trạng ít sữa. Cụ thể mẹ nên tránh những loại rau củ quả, thức ăn như rau mùi tây, măng chua, rau bạc hà, chất kích thích, ớt, tỏi…
Mắc các bệnh liên quan đến tuyến vú

Nếu mẹ sau khi sinh mắc phải các bệnh liên quan đến tuyến vú thì ít nhiều lượng sữa tiết ra sẽ bị ảnh hưởng. Cụ thể là bệnh áp xe vú, viêm tuyến vú, thiểu sản tuyến vú hay do phẫu thuật ngực.
Thiếu máu
Thiếu máu cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng sữa mẹ ít dần sau sinh. Thiếu máu sẽ khiến cho cơ thể của mẹ bị mệt mỏi, các cơ quan không hoạt động tốt dẫn đến làm chậm quá trình tiết sữa. Nguyên nhân này có thể do chế độ dinh dưỡng không đảm bảo.
Ngoài ra, thiếu máu cũng có nhiều trường hợp do mẹ bị mất máu trong quá trình sinh đã làm tổn thương tuyến yên. Đây là tuyến nội tiết có vai trò kích sữa. Vì vậy nếu như khi sinh em bé bạn bị mất hơn 500ml máu thì việc sữa ít dần hoặc không có sữa là điều dễ hiểu.
Mẹ bị sót nhau thai
Nếu trong quá trình sinh, tử cung của mẹ còn sót lại nhau thai thì lượng hormone Progesterone sẽ không giảm xuống mức cân bằng do các cơn co bóp hoạt động. Từ đó, quá trình tiết sữa sẽ bị ngăn cản gây nên tình trạng chậm sữa, ít sữa dần thậm chí là không có.
Lạm dụng ti giả

Bé bú thường xuyên sẽ kích thích tuyến sữa của mẹ hoạt động mạnh hơn. Tuy nhiên, nếu mẹ lạm dụng ti giả sẽ khiến cho bé quen với loại đầu ti này và khó bỏ. Điều này sẽ khiến cho sữa mẹ bị ít dần, kể cả sử dụng các phương pháp hút sữa thì hiệu quả cũng không cao.
Tác dụng phụ từ các loại thuốc
Nhiều loại thuốc và thảo dược có thể có tác dụng phụ gây nên tình trạng sữa ít dần sau sinh mà mẹ không hề biết. Cụ thể như các loại thuốc giảm đau dùng trong khi sinh cũng có thể ngăn cản và làm chậm quá trình tiết sữa. Bên cạnh đó, một vài loại thảo dược, thảo mộc thường dùng hàng ngày đôi khi cũng có tác dụng tương tự. Vì vậy sau sinh mẹ nên tránh sử dụng rau mùi tây, bạc hà, xô thơm để tránh gây ức chế cho việc sản xuất sữa.
Lạm dụng thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai hằng ngày và thuốc tránh thai khẩn cấp đều có tác dụng kiểm soát nồng độ của một số hormone trong cơ thể nhằm ngăn chặn rụng trứng. Do đó, việc lạm dụng loại thuốc này sau khi sinh rất dễ dẫn đến việc ít sữa sau sinh.
Bé bú ít
Bé bú ít hay bú lắt nhắt là trường hợp phổ biến bởi dạ dày của trẻ sơ sinh thường còn yếu. Do đó điều này sẽ không kích thích việc tiết sữa của mẹ gây nên tình trạng sữa ít dần.
Mẹ sinh mổ, sinh non
Rất nhiều phụ nữ trải qua sinh mổ, sinh non phải đối mặt với tình trạng sữa ít dần sau khi sinh. Hầu hết nếu từng trải qua trường hợp này thì cơ chế tiết sữa sẽ khó hoàn thiện hơn bình thường, hormone cũng tăng cao.
Chưa kể đến là tác dụng của thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm… tác động rất nhiều đến sự hoạt động của tuyến sữa. Đó là lý do tại sao mẹ trải qua sinh non, sinh mổ, băng huyết sau sinh… thường có sữa ít dần.

Nguyên nhân do bệnh lý
Theo nghiên cứu, một trong những bệnh lý có tác động lớn nhất đến quá trình sản xuất sữa ở phụ nữ sau sinh là bệnh đái tháo đường. Insulin thuộc nhóm hormone giữ vai trò trong việc hình thành sữa mẹ. Khi mẹ bị đái tháo đường, nồng độ của Insulin cũng bị thay đổi đột ngột khiến cho việc tiết sữa bị rối loạn.
Tuổi tác
Tuổi tác cũng là một trong những tác nhân gây nên tình trạng sữa mẹ ít dần sau sinh. Khi tuổi càng cao thì việc sản xuất sữa, tiết sữa của cơ thể cũng bị giảm theo.
Các yếu tố môi trường
Chiếm tỉ lệ không lớn nhưng các yếu tố của môi trường xung quanh cũng gây tác động ít nhiều đến việc tiết sữa của mẹ sau sinh. Điển hình là việc ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, thực phẩm bẩn, ôi thiu…
Sữa mẹ ít dần phải làm sao? – Giải pháp gọi sữa mẹ cần biết
Sữa mẹ ít dần phải làm sao? Đây là nỗi lo của không ít bà mẹ sau sinh khi tình trạng kéo dài khiến bé không được đáp ứng đủ sữa. Dưới đây là những giải pháp quan trọng mà chị em phụ nữ cần biết để giải quyết nhanh tình trạng này:
Cải thiện chế độ ăn uống

Như đã biết, chế độ ăn uống là một trong những tác nhân hàng đầu ảnh hưởng đến việc sản xuất và tiết sữa. Do đó cải thiện chất lượng thực phẩm hàng ngày là biện pháp hàng đầu mẹ cần làm để gọi sữa về.
Sữa mẹ ít dần phải làm sao? Đầu tiên, các bà mẹ sau sinh nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày những nguồn thực phẩm đa dạng, đảm bảo đầy đủ cả 4 nhóm dinh dưỡng quan trọng. Cụ thể bao gồm:
- Nhóm Protein (nhóm chất Đạm): Có trong các loại trứng, sữa, cá, thịt, đậu…
- Nhóm đường bột: Có trong cơm, khoai…
- Nhóm Vitamin: Có trong các loại rau củ quả xanh.
- Nhóm chất béo có lợi: Có trong bơ sữa, dầu thực vật…
Đồng thời hãy tăng lượng thức ăn hàng ngày để nạp đủ năng lượng cho cơ thể tăng cường sản xuất sữa. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích các bà mẹ nên ăn 5 – 6 bữa/ngày trước khi cho bé bú.
Kết hợp với đó, các chị em có thể áp dụng phương pháp dân gian với các món ăn lợi sữa nổi tiếng như chè mè đen, cháo lạc, móng giò hầm, đu đủ… Các mẹ cũng đừng quên kiêng cữ những loại thực phẩm gây ức chế việc tiết sữa như hành tây, tỏi, ớt…
Giữ tâm trạng luôn tích cực

Sữa mẹ ít dần phải làm sao? Các bà mẹ sau sinh đặc biệt nên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, tuyệt đối tránh việc căng thẳng và stress. Chỉ khi tâm trạng của bạn thực sự tích cực thì mới giúp cho tình trạng này được cải thiện.
Ngay cả khi cơ thể đang tiết ít sữa, không đủ cho bé thì mẹ cũng nên giữ bình tĩnh, tránh hoang mang tránh làm tình trạng nặng hơn. Thay vào đó, các bác sĩ khuyên mẹ nên nghỉ ngơi và thực hiện cùng với các biện pháp làm tăng sữa.
Thay đổi thói quen cho con bú
Hãy thay đổi ngay thói quen cho bé bú ngay bây giờ để cải thiện tình trạng này. Hầu hết các chị em đều mắc phải sai lầm về vấn đề này khiến cho sữa ít dần. Đầu tiên là động tác mút của con trẻ. Mẹ nên điều chỉnh để toàn thân bé được áp sát về phía mẹ, cằm được chạm sát vào bầu ngực. Mẹ hãy tập cho bé ngậm hết phần quầng vú thay vì chỉ mút một phần nhỏ ở đầu ti.
Ngay cả trong trường hợp mẹ đang ít sữa thì vẫn nên đều đặn cho bé bú đúng cách. Điều này sẽ có vai trò rất lớn trong việc kích thích tuyến sữa hoạt động, tăng cường sản xuất sữa. Tốt nhất mỗi lần nên bú tầm 30 phút và cho bé bú thường xuyên thay vì chỉ cho bú khi bé khóc, bé đòi. Trong trường hợp bé ngậm ti và ngủ sau khi bú mẹ cũng không nên lấy ra đột ngột mà bé sẽ tự nhả khi bé thấy đủ no.
Uống nhiều nước
Ít sữa phải làm sao? Hãy uống nhiều nước mỗi ngày bởi đây là giải pháp quan trọng hàng đầu mẹ nên biết. Đừng chủ quan bởi nước cũng là một yếu tố kích sữa cơ bản. Bạn đừng chỉ uống nước khi cảm thấy khát mà hãy tích cực bổ sung từ 2,5 đến 3 lít nước mỗi ngày. Trước và sau mỗi lần cho bé bú mẹ cũng nên uống nước để kích thích tuyến sữa. Bên canh nước lọc thì dưới đây là nhóm các loại thức uống mẹ sau sinh được khuyên dùng:
- Nước thảo mộc.
- Trà vằng.
- Nước ép trái cây.
- Nước từ canh.
- Các loại sữa dinh dưỡng dành cho mẹ.
Nghỉ ngơi hợp lý

Sữa mẹ ít dần phải làm sao? Sau sinh là thời gian để các bà mẹ nghỉ ngơi, hồi phục sức khỏe do đó bạn nên sắp xếp một chế độ đầy đủ nhất cho cơ thể mình. Chị em nên ngủ ít nhất là 10 tiếng một ngày, cụ thể là khoảng 6 – 8 tiếng vào ban đêm và 2 – 4 tiếng cho ban ngày. Bên cạnh đó, các mẹ nên thư giãn tinh thần bằng việc đi dạo nhẹ nhàng để hít thở không khí trong lành.
Áp dụng các phương pháp massage
Sữa mẹ ít dần phải làm sao? Đừng quên áp dụng các phương pháp massage thường xuyên để cải thiện tình trạng này. Có thể massage nhẹ nhàng hai bầu ngực hướng từ trong ra phần núm vú theo chuyển động tròn đều đặn. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng khăn ấm để chườm ấm thường xuyên cho bầu ngực để giúp sữa tiết dễ dàng hơn.
Tránh lạm dụng thuốc
Một số loại thảo dược, thuốc chữa bệnh để lại tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa do đó các mẹ không nên sử dụng thuốc tùy tiện khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ. Sữa mẹ ít dần phải làm sao? Đây là một cách mà bạn không nên chủ quan bỏ qua.
Ưu tiên sinh thường

Nếu có thể, tốt nhận các bà mẹ nên ưu tiên sinh thường hơn là mổ đẻ. Quá trình mổ đẻ có sử dụng các loại thuốc kháng sinh do đó việc thay đổi hormone gây giảm sữa là điều rất dễ xảy ra. Những mẹp phải sinh mổ nên tham khảo bài viết sinh mổ nên ăn gì để sữa nhanh về.
Tích cực sử dụng các phương pháp kích sữa
Sữa mẹ ít dần phải làm sao? Thông thường, cơ thể sẽ có xu hướng sản xuất nhiều sữa hơn nếu có tác động kích thích. Do đó, các mẹ có thể tận dụng khoảng thời gian giữa các lần bú của bé để vắt sữa ra ngoài.
Bạn có thể vắt bằng tay hoặc sử dụng các loại máy vắt chuyên dụng với tần suất 8 – 10 lần/ngày. Lượng sữa được vắt ra nên bảo quản vào tủ lạnh để đảm bảo giữ được chất lượng cho bé bú những lần sau.
Tuy nhiên trong trường hợp dùng máy, chị em phụ nữ nên tìm hiểu để lựa chọn những sản phẩm chất lượng cao để tránh những vấn đề không mong muốn. Bên cạnh đó, việc lạm dụng máy kích sữa hoàn toàn không tốt do vậy các bà mẹ nên lưu ý.
Gần gũi hơn với con
Khi mẹ dành nhiều thời gian để gần gũi và âu yếm con thì cơ thể sẽ tự động tiết ra hormone Prolactin và Oxytocin (hormone quan trọng của tuyến sữa). Từ đó hành vi này sẽ có lợi cho việc sản xuất sữa mẹ.
Sử dụng các sản phẩm kích sữa an toàn

Sữa ít dần phải làm sao? Tìm đến các sản phẩm kích sữa an toàn, có nguồn gốc thiên nhiên là một biện pháp hiệu quả. Đó có thể là các loại trà thảo mộc lợi sữa, bột ngũ cốc lợi sữa… Tuy nhiên trước khi mua, mẹ nên tham khảo các đơn vị uy tín, tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh các trường hợp không mong muốn.
Lắng nghe tư vấn của bác sĩ
Sữa mẹ ít dần phải làm sao? Nếu như tình trạng này vẫn kéo dài mặc dù đã áp dụng hết mọi biện pháp thì tốt nhất bạn nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa. Đội ngũ y bác sĩ sẽ có tư vấn phù hợp, kê đơn thuốc hay thực hiện các biện pháp khác giúp sữa về nhanh và an toàn nhất.
Sữa mẹ ít dần phải làm sao? Trên đây là toàn bộ những giải đáp mà chúng tôi cung cấp về tình trạng này. Hy vọng qua bài viết bạn đã có thêm nhiều kinh nghiệm cho mình sau sinh. Nếu cảm thấy những chia sẻ trên hữu ích đừng quên chia sẻ ngay đến những người thân của mình.
Em bị tắc tia sữa phát sốt phải làm sao đây??
Mom thông thái giúp e với
theo trường hợp cỉa mình tháng đầu cũng ít sữa lắm. sau cố gắng ăn uống, nghỉ ngơi và uống thêm trà lợi sữa Mế Mụi thì thấy hiệu quả. sữa về nhiều và đặc hơn.https://www.facebook.com/TangThiMui.MeMui/inbox thì t
Những bé phải uống sct 100% từ tháng thứ 3 giơ tay lên cho e đỡ rầu và thương con với. E hết sữa từ khi bé tròn 2th. Cơ địa vốn ít sữa, ngũ cốc, lợi sữa cũng chẳng ăn thua. Thêm vào đó bé ko chịu ti trực tiếp lại quấy nữa e hút ko đúng cữ đc. Và kết quả đã hết sữa ạ ???