Bị tổ đỉa uống thuốc gì? Các bài thuốc Đông y điều trị hiệu quả

Theo Đông y, tổ địa hình thành do nhiệt tà, độc tà, thấp và phong kết hợp lại khiến cho khí huyết vận hào kém, khiến các vùng da bị tổn thương và biểu hiện là các mụn nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân. Bị tổ đỉa uống thuốc gì để an toàn và hiệu quả là băn khoăn của đa số người bệnh.

Trong đó, các bài thuốc Đông y trị tổ đỉa được nhiều người bệnh lựa chọn nhờ sự lành tính, chữa từ chính căn nguyên gây bệnh và hoàn toàn không gây tác dụng phụ.

Bị tổ đỉa uống thuốc gì?

Bệnh tổ đỉa là một bệnh lý về da mãn tính kèm theo những triệu chứng ngứa ngáy vô cùng khó chịu. Bệnh tổ đỉa có tự khỏi được không? Câu trả lời được đưa ra là “có”, căn bệnh này thường sẽ biến mất sau 2-4 tuần xuất hiện. Tuy nhiên nếu không được chữa trị kịp thời bệnh sẽ gây ra nhiều biến chừng khó lường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt người bệnh.

Bị tổ đỉa uống thuốc gì để an toàn và hiệu quả?
Bị tổ đỉa uống thuốc gì để an toàn và hiệu quả?

Hiện vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây nên bệnh tổ đỉa, vì thế tùy theo từng tình trạng khác nhau mà bệnh nhân sẽ được bác sĩ kê đơn khác nhau. Chàm tổ đỉa uống thuốc gì?

Thông thường có 3 phương pháp điều trị tổ đỉa bao gồm: sử dụng thuốc tây y, bệnh tổ đỉa và bài thuốc dân gian, thuốc đông y trị tổ đỉa. Mỗi phương pháp có những ưu, nhược điểm riêng. Theo đó.

  • Sử dụng thuốc Tây y thường có hiệu quả nhanh chóng và kiểm soát được tình trạng viêm nhiễm, ngăn ngừa bệnh chuyển biến theo chiều hướng xấu. Tuy nhiên thuốc Tây thường đi kèm rất nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến gan, thận, xương,… nên người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Bài thuốc dân gian có ưu điểm là lành tính, ít tốn kém chi phí nhưng chỉ phù hợp với bệnh tổ đỉa ở giai đoạn đầu. Đồng thời hiệu quả điều trị sẽ tùy thuộc vào từng cơ địa cũng như đòi hỏi người bệnh cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài.
  • Thuốc Đông y có tác dụng chữa bệnh triệt để, đi từ nguyên nhân gây ra tổ đỉa. Các bài thuốc này vô cùng an toàn, bồi bổ cơ thể và không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, cũng giống như các bài thuốc dân gian, sử dụng thuốc Đông y trị tổ địa cũng đòi hỏi người bệnh cần kiên trì vì hiệu quả điều trị thường đến chậm.

Các bài thuốc Đông y trị bệnh tổ đỉa

Bệnh tổ đỉa uống thuốc gì? Điều trị bệnh tổ đỉa bằng phương pháp Đông y giúp giảm triệu chứng cơ năng như ngứa, đau rát, những vùng da bị tổn thương mà còn chữa dứt điểm từ chính nguyên nhân gây bệnh. Chính vì vậy, các bài thuốc Đông y giúp kiểm soát hiệu quả quá trình phát triển của bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát một cách hiệu quả. Một số bài thuốc Đông y trị tổ đỉa thường được áp dụng bao gồm:

1. Thể nga trưởng phong

Bài thuốc này đề cập đến bệnh tổ đỉa xảy ra ở lòng bàn tay hoặc ở vùng ngón tay. Căn bệnh này đặc trưng bởi những mụn nước nhỏ, gây ngứa rát và vô cùng khó chịu cho người bệnh. Khi dùng kim chích mụn nước thì nhận thấy bên trọng có dịch không màu và hơi dính. Sau một thời gian các mụn nước này sẽ có dấu hiệu teo, khô và bong vảy. Để giải quyết tình trạng này, Đông y đã sử dụng bài thuốc có tác dụng khu phong và thanh nhiệt.

Sử dụng thuốc Đông y là phương pháp lành tính trong điều trị tổ đỉa
Sử dụng thuốc Đông y là phương pháp lành tính trong điều trị tổ đỉa

1.1. Các bài thuốc uống thường được áp dụng

  • Bài thuốc số 1: Liên kiều, tỳ giải, xương truật, huyết dụ, xuyên khung, hoàng bá, đương quy và bạch thược mỗi thứ 12g, kinh giới, thương nhĩ tử, sinh địa, ích mẫu và cỏ nhọ nồi mỗi thứ 16g, ý dĩ 15g. Sau đó cho tất cả nguyên liệu vào ấm, đổ nước ngập thuốc và sắc đến khi chỉ còn lại khoảng 1 bát con thuốc. Mỗi ngày dùng 1 thang, chia làm các lần uống trong ngày.
  • Bài thuốc số 2: Đương quy, bạch thược, liên kiều, thương truật, xuyên khung, hoàng bá mỗi thứ 12g, kinh giới và sinh địa mỗi thứ 16g. Sau đó cho tất cả nguyên liệu vào ấm, sắc cho đến khi còn lại 1 bát nước. Ngày chia làm 3 lần uống.

1.2. Bài thuốc ngâm rửa

  • Bài thuốc 1: Sử dụng lá móng tay hoặc lá tô mộc, sắc đặc và dùng làm nước ngâm, rửa tay chân hàng ngày.
  • Bài thuốc 2: Dùng hoàng cầm, thương nhĩ, thương truật, phù bình và khổ sâm mỗi thứ 12g, hương phụ 10g. Sau đó lấy nước sắc dùng làm nước ngâm rửa hàng ngày tại những vùng xuất hiện tổ đỉa. Bài thuốc áp dụng cho những người có nhiều mụn nước.
  • Bài thuốc 3: Bán chi liên 60g, đem sắc lấy nước. Đợi đến khi nước còn hơi ấm thì ngâm vùng tay bị tổ đỉa trong vòng 15 phút. Bài thuốc vô cùng hiệu quả với những vùng da bị tổ đỉa có dấu hiệu sưng tấy và loét đỏ.

1.3. Bài thuốc bôi ngoài

  • Bài thuốc 1: Cây mỏ quả nấu thành cao và thoa lên vùng da bị tổn thương do tổ đỉa 2 lần/ngày.
  • Bài thuốc 2: Ô tặc cốt, thanh đại, bằng sa và phèn phi các vị bằng lượng nhau. Sau đó đem tán thành bột mịn, rắc vào vùng da bị tổ đỉa. Đợi thuốc ngấm sau đó rửa sạch lại bằng nước sắc tô mộc.

2. Thể thấp cước khí

Các nốt mụn nước mọc khu trú ở các ngón chân
Các nốt mụn nước mọc khu trú ở các ngón chân

Thấp cước là tình trạng vùng tổn thương do tổ đỉa xảy ra ở lòng bàn chân, ngón chân và vùng mu bàn chân. Những tổn thương này tương tự như đối với thể nga trưởng phong chỉ khác ở vị trí xuất hiện.

Bài thuốc uống:

  • Bài thuốc số 1: Thổ phục linh 40g, ké đầu ngựa, tỳ giải, ý dĩ mỗi thứ 16g. Sắc uống mỗi ngày, chia đều làm 3 lần uống trong ngày.
  • Bài thuốc số 2: Kinh giới, kim ngân và cam thảo mỗi thứ 12g, hy thiêm, sinh địa, ý dĩ, ké đầu ngựa mỗi thứ 16g, thổ phục 20g. Mỗi ngày sắc 1 thang chia đều thành các lần uống trong ngày.

Về thuốc uống và thuốc bôi, người bệnh áp dụng tương tự với thể nga trưởng phong.

3. Thể thấp nhiệt

Thể thấp nhiệt sẽ xảy ra khi bệnh tổ đỉa xuất hiện trong thời gian dài khiến cho vùng da bị tổn thương có dấu hiệu sưng loét và chảy nhiều dịch màu vàng. Cùng với đó là các triệu chứng ngứa ngáy, đau nhức. Để giảm tình trạng này, người bệnh cần một bài thuốc có thể giúp thanh nhiệt và lợi thấp.

  • Nguyên liệu: Sao xương truật 3g, bạch tiễn bì, chi tử, nhân trần, xích linh, sinh ý dĩ và ngân hoa mỗi thứ 9g, đan bì và xuyên bá phiến mỗi thứ 4.5g, hoài ngưu tất 6g.
  • Cách thực hiện: Cho vào ấm, đổ thêm 3 bát nước. Sắc đến khi trong ấm chỉ còn lại khoảng 1 bát nước. Ngày dùng 1 thang, chia đều trong ngày.

Một số lưu ý khi chữa tổ đỉa bằng phương pháp Đông y

Do có thành phần từ thiên nhiên nên những bài thuốc từ đông y chữa tổ đỉa thường có tác dụng từ từ, đòi hỏi người bệnh cần kiên trì thực hiện.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp để nâng cao sức đề kháng
Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp để nâng cao sức đề kháng

Để nâng cao hiệu quả điều trị, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Những bài thuốc Đông y thường có tác dụng chậm nên người bệnh cần có niềm tin cũng như thực hiện đều đặn theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để đạt kết quả như mong muốn.
  • Với những trường hợp những vết tổn thương có diễn biến phức tạp, bùng phát mạnh mẽ khó kiểm soát và đã phát sinh biến chứng thì bạn không nên sử dụng thuốc Đông y. Thay vào đó người bệnh đến gặp trực tiếp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và đưa ra liệu trình phù hợp.
  • Nếu sau khi sử dụng thuốc người bệnh gặp phải các dấu hiệu như tiêu chảy, phát ban, đau bụng,… cần thông báo với bác sĩ để có cách giải quyết tốt nhất.
  • Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, tham khảo ý kiến chuyên gia để biết tổ đỉa kiêng gì từ đó có chế độ dinh dưỡng phù hợp.
  • Những người có cơ địa nhạy cảm, bị tổ đỉa khi mang thai hay trẻ nhỏ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Giữ gìn vệ sinh da đúng cách, uống nhiều nước.
  • Mặc quần áo thoáng mát, tránh chà xát hay tác động lên vùng da bị tổn thương.

Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp người bệnh trả lời được câu hỏi: “Bị tổ đỉa uống thuốc gì để an toàn và hiệu quả nhất?”. Chúc quý vị và các bạn có một cuộc sống vui khỏe!

Xem thêm: