Bệnh chàm hay eczema, là bệnh lý da liễu khá phổ biến ở nước ta. Bệnh không chỉ làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống mà còn gây mất thẩm mỹ khiến người mắc phải cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp với mọi người. Việc hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng sẽ là một trong những yếu tố quan trọng giúp nâng cao hiệu quả điều trị.
Chính vì vậy trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích để giúp các bạn hiểu rõ từ đó có thể bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của mình.
Bệnh chàm là gì?

Chàm da là một trong những dạng viêm da dị ứng có thể xuất hiện trên khắp các bộ phần của cơ thể, ở bất kỳ đối tượng nào. Biểu hiện đặc trưng là những cơn ngứa ngáy, mụn nước mọc nhiều trên vùng da bị mẩn ngứa và sần sùi, lâu ngày sẽ bong tróc và nổi vảy như sừng.
Chàm có nhiều loại như chàm tiếp xúc, chàm đồng tiên, chàm thể tạng. Bệnh thường xuất hiện thành từng đợt kéo dài dai dẳng và hay tái phát khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi.
Phân loại bệnh chàm
Bệnh chàm có rất nhiều loại và được phân chia thành các loại sau đây:
Chàm tổ đỉa
Chàm tổ đỉa là hiện tượng viêm da bệnh bởi phát thường do một quá trình phản ứng trên da, đặc biệt là người bệnh dễ phản ứng với các dị nguyên trong cơ thể.
Chàm tổ đỉa phát triển qua các giai đoạn sau: Hồng ban, mụn nước, chảy nước, đóng vảy tiết, bong vảy và lichen hóa. Bệnh thường xảy ra ở khu vực lòng bàn chân và bàn tay, chàm tổ đỉa có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào từ trẻ em cho đến người già.
Chàm bìu
Đây cũng là một trong những dạng bệnh chàm chỉ xuất hiện ở nam giới. Chàm bìu gặp ở mọi lứa tuổi, bệnh liên quan đến nhiều yếu tố trong đó tác nhân gây kích ứng, dị ứng và tâm lý chính là nguyên nhân chính khiến cho bệnh hình thành.
Bệnh có các dấu hiệu nhận biết như: Vùng da bìu ửng đỏ, khô, bong vảy và sần sùi, sưng tấy. Làn da bị đổi màu giảm sắc tố, các mụn nước bắt đầu xuất hiện, có mủ ở da bìu…
Chàm đồng tiền
Chàm đồng tiền hay còn có tên gọi khác là lác đồng tiền, chỉ các tình trạng khi người mắc phải loại chàm này sẽ xuất hiện các đốm tròn giống như hình xu trên da người bệnh. Chàm đồng tiền thường rất dễ nhận biết với các triệu chứng điển hình và kèm theo đó là những cơn ngứa dữ dội hơn so với các loại chàm khác.
Bệnh chàm đồng tiền thường có các triệu chứng phổ biến bao gồm:
- Xuất hiện những đốm tròn, hình đồng xu trên da.
- Những đốm này có thể bị ngứa hoặc kết vảy, bóng tróc da.
Chàm tiếp xúc
Đây cũng là một trong những loại chàm mà khá nhiều người mắc phải hiện. Khi mắc bệnh làn da sẽ bị kích đỏ, kích ứng khi chạm vào các chất kích ứng da. Các triệu chứng điển hình của bệnh chàm tiếp xúc như sau:
- Ngứa, đỏ có cảm giác ngứa ngáy và bỏng rát.
- Nổi mề đay mẩn ngứa tại những vị trí tiếp xúc.
- Trên bề mặt da xuất hiện các nốt mụn chứa chất lỏng bên trong.
- Theo thời gian thì da có thể dày lên đóng vảy và sạm.
Chàm môi
Chàm môi là tình trạng da môi bị viêm da ở môi, xuất hiện chàm gây nên hiện tượng khô sần, nứt nẻ ngứa ngáy và đau rát. Loại chàm này cũng có những triệu chứng giống như nẻ môi nhưng lại rất khó điều trị và bệnh thường xuyên tái phát.
Chàm khô
Chàm khô thường xuất hiện khi lớp da không được đáp ứng đủ nước, khiến cho cấu trúc của da mất đi sự cân bằng. Bệnh lý này có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào kể cả người lớn hay trẻ em.
Khi mắc chàm khô người bệnh sẽ có một số triệu chứng điển hình như:
- Những mảng đỏ xuất hiện rải rác trên bề mặt da người bệnh và gây nên tình trạng khô da, ngứa và khó chịu.
- Bề mặt da lúc này rất dễ bị bong tróc và nứt nẻ thành từng mảng. Thậm chí một số vùng da còn bị rỉ máu khiến cho người bệnh cảm thấy đau đớn.
- Ngoài ra, da còn xuất hiện những mụn trắng nhỏ li ti sau một thời gian phát triển các mụn này sẽ vỡ ra, chảy dịch…
Chàm sữa
Chàm sữa là một căn bệnh thuộc về cơ đia chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ. Khi mắc phải loại chàm này sẽ khiến cho trẻ ngứa ngáy và gãi gây trầy xước da. Bệnh có 3 biểu hiện chính đó chính là khô da khô da và đỏ da, ngứa.
Nhũng đám nổi mẩn đỏ, da khô thường xuất hiện trên các bề mặt hoặc các nếp gấp như khuỷu chân, tay… Trong một số trường hợp nặng hơn trẻ có thể bị khắp người. Lúc này trên nền da của trẻ cũng thường xuất hiện các mụn nước nhỏ khi vỡ ra sẽ chảy dịch vàng.
Mức độ nặng nhẹ của bệnh sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Do đó, cha mẹ nên nhận biết sớm đưa trẻ đi thăm khám để có biện pháp chữa trị kịp thời và hiệu qua nhất.
Chàm bội nhiễm

Chàm bội nhiễm cùng là một trong những loại chàm mà khá nhiều người gặp phải hiện nay. Bệnh thường xuất hiện ở những người có cơ địa nhạy cảm, sức đề kháng yếu.
Bệnh trải qua 2 giai đoạn đó chính là cấp tính và mãn tính.
Giai đoạn cấp tính thường có các dấu hiệu như: Ngứa ngáy, khó chịu, các mụn nước xuất hiện trên da, nền da bị phù nề và sưng đỏ do viêm nhiễm. Những mụn này sẽ nhanh chóng bị vỡ ra, chảy nước vàng và dày sừng.
Giai đoạn mãn tính: Khi bệnh ở giai đoạn này thường có các triệu chứng như tổn thương da nghiêm trọng và gây nhiễm trùng.
Chàm thể tạng
Chàm thể tạng là một bệnh lý về da phổ biến gây hiện tượng tróc vảy và ngứa. Bệnh thường xuyên tái phát theo đợt và có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào.
Khi mắc bệnh sẽ có một số triệu chứng điển hỉnh như:
Da phát ban đỏ, xuất hiện các mụn nước li ti.
Bề mặt da thường khô ráp và sần sùi.
Vùng da bị bệnh thường ngứa rát và khó chịu.
Da bị bong vảy nhẹ.
Những triệu chứng này đều xuất hiện ở các vùng da bị chàm. Ngoài ra, mỗi đối tượng sẽ có những triệu chứng nhận biết khác nhau.
Bệnh thường do các nguyên nhân khác nhau gây nên như: dị ứng, di truyền, môi trường sống hoặc giới tính.
Chàm cơ địa
Chàm cơ địa còn có tên gọi khác là bệnh eczema, viêm da cơ địa mãn tính. Đây là một trong những bệnh lý ngoài da phổ biến, tiến triển theo từng cấp độ là giai đoạn cấp tính, bán tính và mãn tính.
Bạn có thể nhận biết bệnh thông qua một số dấu hiệu như: Ngứa, sẩn đỏ và có mụn nước, chảy dịch, đóng tiết vẩy, bong tróc da… ngoài ra còn tùy vào từng giai đoạn của bệnh mà có các biểu hiện đặc trưng khác nhau.
Dấu hiệu bệnh chàm
Việc nhận biết sớm các triệu chứng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc điều trị. Để tránh nhầm lẫn bệnh chàm với các căn bệnh viêm da khác thì bạn có thể dựa vào một số triệu chứng dưới đây:
- Trên da xuất hiện các mảng hồng ban: Trên bề mặt da của người bệnh sẽ xuất hiện các mảng hồng ban kèm theo đó là những cơn ngứa ngáy khó chịu. Dấu hiệu này rất dễ nhầm lẫn với các bệnh viêm da thông thường.
- Xuất hiện mụn nước: Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh sẽ xuất hiện các mụn nước nhiều hay ít. Nguyên nhân là do da bị tổn thương ở tầng thượng bì. Nếu như mụn nước bị vỡ sẽ khiến cho người bệnh có cảm giác đau rát dễ bị nhiễm trùng hơn.
- Ngứa da: Đây cũng là một trong những dấu hiệu bệnh chàm mà bạn nên nắm được. Người bệnh thường có cảm giác ngứa ngáy khó chịu tại các vùng da bị viêm nhiễm. Những cơn ngứa này sẽ trầm trọng hơn vào buổi sáng hoặc tối. Nhiều người khi bị ngứa thường đưa tay lên gãi điều này có thể khiến cho da bị tổn thương gây viêm nhiễm vô cùng nguy hiểm.
- Da đóng vảy, khô cứng và bong tróc: Đây chính là quy luật của bệnh chàm. Những tế bào da sau khi bị tổn thương nghiêm trọng sẽ mọc lớp vảy sừng cứng rất mất thẩm mỹ.
- Bệnh tái phát nhiều lần: Nếu như bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính thì có thể tái phát nhiều lần khi gặp các điều kiện thuận lợi.
Nguyên nhân bệnh chàm
Cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có bất cứ nghiên cứu nào chỉ ra được chính xác nguyên nhân gây nên bệnh chàm.
Thông thường, bệnh chàm xuất hiện thường do các nguyên nhân sau gây nên:
- Người bệnh tiếp xúc với các chất gây kích ứng như xà phòng, dầu gội, chất tẩy rửa, nhựa cây trong một thời gian dài.
- Dơ sự tấn công của các tác nhân từ môi trường bên ngoài như vi khuẩn, virus gây bệnh.
- Nếu người bệnh tiếp xúc với các chất gây dị ứng như phấn hoa, nấm mốc, bụi bẩn thì nguy cơ mắc phải căn bệnh này cũng sẽ cao hơn.
- Bệnh xuất hiện cũng có thể do người bệnh đã ăn phải một số loại thực phẩm dị ứng nào đó như hải sản, sữa, các sản phẩm từ sữa…
- Căng thẳng, mệt mỏi cũng là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh chàm.
- Ảnh hưởng từ yếu tố thời tiết như quá nóng hoặc quá lạnh cũng có thể gây nên một số biểu hiện của bệnh như da mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu…

Bệnh chàm có lây không?
Nhìn chung hầu hết các loại bệnh chàm không lây lan từ người này sang người khác. Nhưng nguyên nhân của bệnh hiện tại vẫn chưa được xác định rõ ràng nhưng chủ yếu do gen và môi trường sống tác động vào và không hề liên quan tới yếu tố lây nhiễm.
Một vài nghiên cứu, khảo sát cho thấy, bệnh chàm có khả năng di truyền từ thế hệ trước đến thế hệ sau. Cụ thể, khi người mẹ bị chàm mang thai thì khả năng cao con sinh ra cũng có thể mắc phải căn bệnh này.
Bệnh chàm có chữa được không?
Có thể thấy bệnh chàm có rất nhiều dạng khác nhau, việc điều trị cũng rất khó khăn do không thể xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh là gì. Đây cũng là một trong những lý do khiến cho bệnh chàm này càng trở nên dai dẳng và khó điều trị hơn.
Hiện tại, chưa có phương pháp nào có thể điều trị dứt điểm căn bệnh và ngăn chặn được bệnh tái phát. Việc sử dụng thuốc tây hoặc các bài thuốc dân gian chỉ có tác dụng ngăn chặn làm giảm các triệu chứng khó chịu của căn bệnh này.
Bị chàm nên làm gì?
Ngay khi thấy mình có những dấu hiệu của bệnh chàm bạn nên đi thăm khám để các bác sĩ thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết. Để có thể điều trị mang lại hiệu quả cao thì trước tiên cần phải xác định rõ người bệnh mắc loại chàm nào, do nguyên nhân nào gây nên, mức độ của bệnh ra sao… Thông qua những thông tin đó thì bác sĩ mới có thể đưa ra được phác đồ điều trị bệnh hiệu quả nhất.
Điều trị bệnh chàm
Hiện nay, có rất nhiều cách điều trị chàm khác nhau. Tùy thuộc vào từng cơ địa, nguyên nhân, mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp cụ thể như sử dụng thuốc tây hoặc áp dụng các bài thuốc dân gian.
Thuốc điều trị bệnh chàm
Tùy vào các triệu chứng của bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc ức chế ngăn cản không cho các triệu chứng bệnh phát triển mạnh. Một số loại thuốc thường được sử dụng như:
Thuốc uống: Loại thuốc này có tác dụng điều trị toàn thân và làm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu do bệnh gây nên. Bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc như:
- Thuốc chống bội nhiễm và thuốc chống viêm Cephalosporin, thuốc amoxicillin…
- Thuốc chống dị ứng thường là thuốc chlorpheniramin. Loại thuốc này có tác dụng ức chế các triệu chứng không làm cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Thuốc bôi: Bên cạnh việc sử dụng thuốc uống thì bác sĩ cũng sẽ kê một số loại thuốc mỡ thường được chỉ định sử dụng cho các bệnh nhân ở giai đoạn mãn tính. Người bệnh khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào cũng cần phải tuân thủ đúng mọi chỉ định mà bác sĩ đưa ra.
Cách chữa bệnh chàm tại nhà
Hiện nay, người bị chàm có thể lựa chọn nhiều cách điều trị khác nhau. Một trong số đó là áp dụng các bài thuốc dân gian trị bệnh ngay tại nhà. Những cách này thường khá đơn giản, nguyên liệu có sẵn nên giúp người bệnh tiết kiệm chi phí.
Dưới đây là một số cách trị bệnh theo phương pháp dân gian mà bạn có thể tham khảo và áp dụng:
- Dùng lá ổi trị bệnh chàm
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy trong lá ổi có chứa nhiều thành phần giúp kháng viêm và diệt khuẩn cao. Các chất có trong lá ổi sẽ tác động và làm sạch vùng da bị viêm nhiễm, đồng thời giúp da nhanh chóng hồi phục sau tổn thương. Với phương pháp này bạn thực hiện như sau:
Bạn chuẩn bị một nắm lá ổi mang rửa sạch cho vào nồi đun sôi khoảng 5-7 phút. Sau đó mang nước lá ổi để ra bát khi bớt nguội dùng nước này để ngâm những vùng da bị tổn thương do chàm gây nên.
Trong khi ngâm bạn nên dùng lá ổi chà nhẹ lên các vết thương để mang lại hiệu quả cao hơn. Sau khi ngâm khoảng 15 phút thì dùng khăn sạch để lau khô rồi bôi các loại thuốc điều trị lên vùng da bị chàm. Mỗi ngày người bệnh nên thực hiện 1 lần để mang lại hiệu quả tốt nhất và nên thực hiện trước khi đi ngủ.
- Dùng khoai tây trị bệnh chàm

Khoai tây có chứa nhiều chất dinh dưỡng và được chế biến thành nhiều món ăn yêu thích. Tuy nhiên, cũng ít ai biết rằng khoai tây còn có một công dụng khác đó chính là trị bệnh chàm.
- Chuẩn bị khoai tây củ vàng, không bị mọc mầm, rửa sạch và để nguyên vỏ sau đó cho vào nồi nước sôi ngâm khoảng 1 phút để khử trùng.
- Lấy khoai tây mang ra cắt thành từng lát nhỏ rồi giã nhuyễn, dùng bột vừa giã được mang đắp lên những vùng da bị tổn thương.
- Đối với trẻ em thì bạn có thể dùng khoai tây ép lấy nước sau dùng tăm bông y tế thấm bôi lên vùng da tổn thương.
Trước khi áp dụng bài thuốc này bạn cần phải vệ sinh sạch sẽ da như vậy mới mang lại hiệu quả cao hơn.
- Dùng lá chìa vôi trị bệnh chàm
Sử dụng lá chìa vôi để làm giảm các triệu chứng do chàm gây nên. Với cách này bạn cần chuẩn bị khoảng 500g dây chìa vôi sau đó cắt bỏ phần mắt và cắt thành từng khúc mang đi sao vàng dưới chảo khô.
Khi dùng bạn cho 150g vào nồi 1 lít nước sắc sao cho cạn còn khoảng 500ml nước. Để nước cho nguội và ấm dùng để rửa vệ sinh vết chàm. Nên thực hiện phương pháp này nhiều lần và cần phải kiên trì mới thấy được sự hiệu quả của nó.
Bị chàm nên ăn gì?
Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị căn bệnh này thì người bệnh cũng nên chú ý đến thực đơn hàng ngày để bệnh nhanh khỏi hơn. Dưới đây là một số thực phẩm mà các bác sĩ chuyên bạn nên ăn:
- Nhóm thực phẩm giàu chất béo lành tính
Những nhóm thực phẩm giàu chất béo là thực phẩm rất tốt đối với những ai đang bị chàm. Các loại dầu luôn là sự lựa chọn hàng đầu để giúp ngăn cản các triệu chứng của căn bệnh này. Một số loại dầu mà người bệnh nên ăn như:
Dầu hạt lanh, dầu cá, dầu anh thảo…
- Thực phẩm giàu kẽm
Kẽm là chất khoáng đặc biệt quan trọng đối với những người bị chàm. Người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm như thịt bò, thịt cừu, đậu hà lan, ngũ cốc…
- Thực phẩm giàu vitamin

Các loại vitamin như A, B, E có tác dụng quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị cũng như phòng ngừa bệnh chàm da. Người bị chàm nên tích cực bổ sung các thực phẩm giàu vitamin như các loại hoa quả, rau xanh, trái cây…
Bị chàm kiêng gì?
Người bị chàm nên kiêng các thực phẩm sau:
Hải sản: Trong các loại hải sản thường có histamine một chất gây viêm vì vậy khi người bệnh ăn sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng.
Tinh bột, đường tinh luyện: Những thực phẩm này nếu như ăn thường xuyên sẽ gây bít tắc lỗ chân lông, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Vì vậy, những ai đang bị chàm nên tránh xa nhóm thực phẩm này.
Các sản phẩm từ sữa: Sữa và các chế phẩm từ sữa tuy cung cấp lượng lớn protein rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên trong các sản phẩm này có chứa các thành phần này không tốt cho người bị chàm da, chúng có thể kích thích sự phát triển của vết chàm ngày càng to và trầm trọng hơn.
Mật ong: Mật ong có chất lauryl sulphate sẽ gây nên các phản ứng kích thích dị ứng. Không chỉ vậy, mật ong khá nóng trong nên khi sử dụng còn có thể khiến cho làn da bị nổi mụn và tình trạng viêm nhiễm sẽ trở nên nặng hơn.
Đồ uống có cồn: Nếu như người bệnh sử dụng các đồ uống có cồn không chỉ làm ảnh hưởng tới chức năng của gan mà còn gây nên bệnh chàm. Những chất độc trong cơ thể không được đẩy ra ngoài mà tích tụ dưới da gây nên các mẩn đỏ, ngứa ngáy, đóng vảy từ đó gây bệnh chàm.
Trên đây là những thông tin tổng quan về bệnh chàm mà bạn nên nắm được. Hy vọng, thông qua đó bạn sẽ biết cách tự bảo vệ bản thân mình, bảo vệ làn da trước những tác động từ bên ngoài. Nếu bạn cần hỗ trợ hãy liên hệ ngay với chúng tôi.
Xem thêm: Bệnh hắc lào là gì và hướng dẫn cách chữa hiệu quả tại nhà