Tổ đỉa ở chân là một dạng da tại vùng chân bị tổn thương do mụn nước, làm người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Đặc biệt, tổ đỉa ở chân còn đi kèm với nóng rát. Phát hiện bệnh càng sớm thì cơ hội chữa khỏi càng cao, thời gian điều trị cũng được rút ngắn. Dưới đây là nguyên nhân gây bệnh, các triệu chứng nhận biết và phương pháp chữa trị hiệu quả nhất.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng tổ đỉa ở chân
Bệnh tổ đỉa hay còn được gọi là chàm tổ đỉa xảy ra thường xuyên. Nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh chưa rõ ràng.

Tuy nhiên, yếu tố khiến nguy cơ mắc bệnh tăng cao bao gồm:
- Da bị nhiễm nấm: Khi nấm xuất hiện, nguy cơ bị tổ đỉa bàn chân rất cao. Nhất là ở kẽ ngón chân bắt đầu ngứa, mọc mụn nước rồi bùng phát. Cần điều trị sớm để không gây ra ảnh hưởng quá nghiêm trọng.
- Phản ứng do dị ứng: Nếu cơ thể dung nạp những thành phần gây dị ứng sẽ tăng khả năng bị bệnh tổ đỉa. Các tác nhân gây dị ứng từ thực phẩm, thuốc uống, thuốc bôi đều cần tránh xa. Theo nghiên cứu, các chất tẩy rửa hay Niken đều có thể gây dị ứng mạnh.
- Thần kinh bị áp lực, căng thẳng: Người thường xuyên bị áp lực, căng thẳng thì cơ thể rối loạn. Nội tiết mất cân bằng, nóng trong. Đây sẽ là nguyên nhân dẫn tới tổ đỉa ở chân thường xuyên.
- Đổ mồ hôi ở chân quá nhiều: Sống ở vùng thời tiết nắng nóng, mồ hôi ở chân tiết ra quá nhiều kích thích phản ứng dị ứng trên da. Tổ đỉa xuất hiện do mồ hôi ở kẽ ngón chân không được làm sạch.
- Sự tiếp xúc với môi trường làm việc: Có rất nhiều môi trường làm việc với điều kiện không tốt. Tiếp xúc thường xuyên với coban, Niken gia tăng xu hướng mắc bệnh tổ đỉa ở chân.
Như vậy, tổ đỉa lòng bàn chân dễ dàng xuất hiện bất cứ lúc nào, với bất cứ ai. Mỗi người phải tự có ý thức cho mình, tránh các tác nhân gây bệnh đó. Ngăn chặn được bệnh là giảm đi sự phiền toái cho cuộc sống.
Triệu chứng nhận biết bệnh tổ đỉa ở chân
Lúc bệnh tổ đỉa ở chân mới xuất hiện, rất nhiều người bị nhầm lẫn với viêm da cơ địa. Bởi vì cảm giác đầu tiên vẫn là ngứa, hơi nóng. Sau đó, các triệu chứng tổ đỉa ở ngón chân bắt đầu thay đổi. Nếu như nắm rõ triệu chứng này, người bệnh phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Như thế, thời gian hồi phục được rút ngắn đáng kể.
1. Xuất hiện đau rát, hơi nóng ở chân
Người bệnh bị tổ đỉa ở gót chân, bàn chân đầu tiên sẽ cảm thấy một vài cơn đau rát. Chân dần dần tiết nhiều mồ hôi, gây ẩm ướt và hơi ngứa. Mồ hôi càng tiết nhiều hơn nếu là mùa hè.

Tình trạng này không dừng lại cho tới khi người bệnh bắt đầu thấy xuất hiện mụn nước nhỏ. Càng dùng tay gãi thì mụn nước càng lan nhanh. Tuy nhiên, mụn lúc này rất nhỏ nên ít người chú ý.
2. Ngứa ngáy, mụn nước chuyển sang màu trắng
Vì tổ đỉa cũng là một dạng giống như chàm da, người ta vẫn gọi là chàm tổ đỉa nên cũng dẫn tới triệu chứng ngứa ngáy. Nếu như bị bệnh tổ đỉa ở tay sẽ gây ngứa tay, tổ đỉa ở khu vực chân sẽ gây ngứa chân. Cảm giác ngứa ngáy dữ dội hơn vào ban đêm hoặc vào lúc thời tiết trở nên nắng nóng.
Cùng với đó, bề mặt da bắt đầu có mụn nước màu trắng xuất hiện. Những mụn nước này không còn màu hơi ửng đỏ như giai đoạn đầu. Chúng chuyển sang màu trắng hơi đục, kích thước chỉ khoảng 1 mm. Chiều cao bằng hoặc có thể cao hơn so với bề mặt da một chút. Mụn nước hơi cứng và nhìn thấy chúng mọc thành cụm. Càng để lâu, bệnh tổ đỉa càng lây lan ra vùng rộng hơn. Mụn nước xuất hiện dày đặc, khiến người bệnh càng cảm thấy đau.
3. Mụn nước chuyển biến tiêu cực khi gặp tác động
Một số tác động từ bên ngoài làm cho tình trạng mụn nước do tổ đỉa ở chân gây ra càng khiến người bệnh khó chịu. Chẳng hạn như khi người bệnh dùng tay để gãi, cào vào vùng da bị bệnh. Hay khi da tiếp xúc với môi trường có nhiều hóa chất, sữa tắm, xà phòng, kem tẩy lông, nước tẩy… Trường hợp này, người bệnh cần biết cách bảo vệ chính mình, tránh tiếp xúc với hóa chất.
4. Có thể nhiễm trùng nếu bị vỡ mụn nước
Phần da đang bị bệnh tổ đỉa kẽ chân hay toàn bàn chân đều có thể bị tổn thương. Nhất là khi mụn nước vỡ ra, làm cho vi khuẩn từ môi trường xâm nhập vào vết thương hở. Sau đó, vi khuẩn xâm nhập và làm cho da của người bệnh bị viêm, nặng hơn là nhiễm trùng. Khi xuất hiện dấu hiệu của nhiễm trùng, vùng da bệnh luôn đau, sưng tấy và chảy mủ. Có mùi hôi, tanh khó chịu, không thể se khô lại được. Lúc này, người bệnh phải đến các cơ sở Y tế để được kiểm tra, chữa trị triệt để.
5. Đóng vảy sau khi mụn nước vỡ
Nếu như mụn nước bị vỡ nhưng không bị nhiễm trùng sẽ đến giai đoạn đóng vảy. Đây là lúc bệnh tổ đỉa ở chân bắt đầu hồi phục dần dần. Tuy nhiên, ở giai đoạn này mà không được vệ sinh đúng cách, chăm sóc đặc biệt thì thời gian khỏi bệnh rất lâu. Trước khi đóng vảy, vùng da bị bệnh hơi căng cứng, bề mặt da se lại. Vài ngày sau, mụn nước đóng vảy cứng lại rồi bong tróc khi da non hình thành.

Trong giai đoạn này, người bệnh không nên dùng tay để cậy lớp vảy cứng ra. Việc làm đó sẽ khiến cho bề mặt da bị tổn thương. Lớp da non ở bên dưới chưa kịp hình thành đã bị chịu sự tác động từ ngoại lực. Đương nhiên, thời gian hồi phục sẽ kéo dài hơn dự tính rất nhiều. Cứ để lớp vảy tự khô, tự bong ra ngoài.
6. Các dấu hiệu nhận biết tổ đỉa ở chân khác
Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý tới một số biểu hiện khác của bệnh tổ đỉa. Mặc dù không phải người bệnh nào cũng có triệu chứng này. Thế nhưng theo dõi và phát hiện càng sớm thì càng có cách chữa trị thích hợp.
- Một số người bệnh có hiện tượng sưng hạch ở bẹn.
- Móng chân có thể bị biến dạng ít hoặc nhiều tùy vào tình trạng tổ đỉa ở chân.
- Vùng da bị bệnh chảy nước mủ màu vàng. Chú ý, mủ chảy nhiều thì nguy cơ bị nhiễm trùng rất cao.
Một người khỏe mạnh, có thói quen sống lành mạnh thì tổ đỉa ở chân sẽ biến mất sau khoảng 3 đến 4 tuần. Tuy nhiên, chỉ cần có yếu tố cơ hội thì bệnh sẵn sàng quay lại. Vì thế, cần phải hiểu rõ nguyên nhân nào khiến chúng ta bị bệnh. Từ đó, phòng tránh một cách tốt nhất, hiệu quả nhất. Chăm sóc cho da chân chú đáo, thư giãn, massage cho chân sau mỗi ngày hoạt động. Bởi vì chân là nơi chịu rất nhiều áp lực từ cơ thể, nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Hướng dẫn cách điều trị tổ đỉa ở chân
Tổ đỉa lòng bàn chân điều trị khá dễ dàng nếu như phát hiện từ sớm. Người bệnh có thể chữa tổ đỉa dân gian hoặc dùng thuốc Tây y. Tùy vào từng tình trạng cụ thể mà chúng ta sẽ có phương án khắc phục thích hợp.
1. Chữa tổ đỉa ở chân bằng thuốc bôi ngoài da
Dùng thuốc bôi ngoài da để chữa tổ đỉa bàn chân là phương án phổ biến, thông dụng nhất. Người bệnh sẽ dùng thuốc bôi có chứa thành phần Corticoid hoặc thành phần kháng histamin, kháng sinh để loại bỏ dấu hiệu của bệnh. Những tuýp thuốc bôi này chỉ dùng ngoài da, không dùng đường uống. Điều quan trọng là chúng giúp người bệnh giảm ngứa ngáy nhanh chóng. Bề mặt của vùng da bị bệnh sẽ được diệt khuẩn, làm sạch triệt để.

Lưu ý, khi dùng thuốc bôi ngoài da chữa bệnh tổ đỉa ở khu vực chân cần phải tham khảo ý kiến từ bác sĩ. Thuốc bôi vẫn có nguy cơ gây ra tác dụng phụ, nhất là với người thuộc nhóm chống chỉ định. Mỗi cơ thể lại thích ứng với một loại thuốc khác nhau. bác sĩ chuyên khoa mới có thể đưa ra lời khuyên hữu ích, an toàn nhất.
2. Dùng thuốc uống trị bệnh tổ đỉa
Bệnh tổ đỉa ở chân bị nặng thì không thể dùng thuốc bôi ngoài da được. Vì thế, lựa chọn thuốc uống mới đem tới hiệu quả tốt. Cũng như thuốc bôi ngoài da, thuốc ống chữa tổ đỉa thường bao gồm thành phần kháng histamin, kháng sinh và corticoid. Thuốc dùng thông qua đường uống, tác động mạnh mẽ từ bên trong cơ thể. Dĩ nhiên, hiệu quả đạt được khá nhanh chóng nhưng chỉ áp dụng với tình trạng bệnh nghiêm trọng.
Ở mọi hiệu thuốc trên toàn quốc đều có bán loại thuốc uống tương tự. Thế nhưng, để bảo đảm an toàn, người bệnh chỉ dùng theo chỉ định của bác sĩ. Uống phải thuốc gây kích ứng càng làm cho dấu hiệu của bệnh tổ đỉa trầm trọng hơn.
3. Dùng các biện pháp dân gian
Từ lâu, con người đã biết sử dụng những dược liệu từ tự nhiên để chữa bệnh tổ đỉa tại nhà. Phương pháp dân gian này không mang tới kết quả nhanh chóng nhưng an toàn và dễ thực hiện. Không cần lo lắng về tác dụng phụ hay sự kích ứng mạnh trên da.

Một số cách chữa tổ đỉa theo phương pháp dân gian:
- Chữa tổ đỉa ở chân bằng tỏi: Cách chữa tổ đỉa bằng tỏi mang tới hiệu quả tích cực, làn da mau chóng hồi phục. Chỉ cần dùng nước ép tỏi hòa chung với nước lọc, thấm lên da mỗi ngày 3 đến 4 lần. Sau đó, làm sạch với nước muối pha loãng. Lưu ý, pha nồng độ nước ép tỏi loãng để không gây bỏng.
- Chữa tổ đỉa bằng muối: Dùng muối pha loãng với nước, lấy nước này thấm lên vùng da bị tổ đỉa. Muối có tác dụng sát khuẩn, giảm ngứa nhanh chóng.
- Chữa tổ đỉa bằng lá trầu không: Dùng một nắm lá trầu không vò dập, thả vào nồi nước sôi 1.5 lít. Sau đó, lấy nước ngâm chân, ngập vùng da đang bị tổ đỉa. Mỗi ngày cần thực hiện 2 đến 3 lần.
Tổ đỉa ở chân xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhận biết chính xác dấu hiệu từ sớm sẽ giúp người bệnh điều trị hiệu quả hơn. Có thể áp dụng bất cứ phương pháp chữa trị nào, miễn sao phù hợp với tình hình bệnh lý của từng người.
Xem thêm:
- Thuốc trị hắc lào mua ở đâu? loại nào tốt nhất 2022
- Thuốc trị nấm móng tay, móng chân loại nào tốt? mua ở đâu?