7 cách chữa bệnh tổ đỉa bằng thuốc nam hiệu quả tại nhà

Hiện nay, các bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa bằng thuốc nam được nhiều người bệnh lựa chọn bởi sự hiệu quả, cách bào chế đơn giản và độ an toàn cao. Các bài thuốc nam chữa tổ đỉa hoàn toàn không gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể nếu phải sử dụng trong thời gian dài. Dưới đây sẽ là 7 cách chữa bệnh tổ đỉa bằng thuốc nam hiệu quả tại nhà mà các bệnh nhân mắc bệnh tổ đỉa có thể áp dụng.

1. Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá khế

Lá khế chữa trị tổ đỉa vì lá khế có hoạt tính thanh và mát, đồng thời, theo y học dân gian, trong lá khế lại chứa một vài chất sát khuẩn rất phù hợp để chữa trị các bệnh lý về da, đặc biệt là bệnh tổ đỉa. Lá khế sẽ sát khuẩn ở những vùng da bị tổ đỉa như lòng bàn tay và bàn chân, từ đó, giúp những vùng da đó bớt đau rát và ngứa ngáy khó chịu. Người bệnh có thể chữa bệnh tổ đỉa bằng thuốc nam với lá khế bằng 2 cách.

Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá khế
Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá khế

1.1. Cách 1: Đắp trực tiếp lá khế vào vùng da bị tổ đỉa

Chuẩn bị một ít lá khế, sau đó rửa sạch và giã nát số lá khế đó. Cho thêm một hoặc hai thìa cà phê nước cốt chanh (lá khế nhiều thì cho hai muỗng và lá khế ít thì cho một muỗng) vào cối giã lá khế để tăng hiệu quả chữa bệnh tổ đỉa của lá khế. Kế đến, đắp số lá khế đã hòa cùng nước cốt chanh lên những vùng da bị tổ đỉa và để yên trong khoảng 30 – 40 phút rồi rửa sạch. Tần suất dùng lá khế được khuyến cáo là 1 lần/ngày và cần duy trì đều đặn để nhanh đạt được hiệu quả như mong đợi.

1.2. Cách 2: Ngâm tay, chân bị tổ đỉa bằng nước lá khế

Trước khi bắt đầu nấu nước lá khế, cần rửa sạch và vò nát số lá khế đã chuẩn bị. Tiếp đến, cho số lá khế vừa vò nát vào một chiếc nồi đã chứa một lượng nước phù hợp và đun sôi. Khi nước nóng lên và chuẩn bị sôi, cho thêm một ít muối vào nồi. Sau khi nước sôi thì tắt bếp và cho nước lá khế vào đồ dùng chứa nước rồi đợi nước bớt nóng, chỉ còn hơi ấm thì ngâm bàn tay hoặc chân bị tổ đỉa vào nước lá khế. Trong lúc ngâm nước lá khế, bệnh nhân có thể dùng bã của lá khế chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị tổ đỉa để tăng hiệu quả giảm đau rát, ngứa ngáy của lá khế.

2. Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá đào

Lá đào có vị đắng, tính bình và có tác dụng chống dị ứng, giảm viêm, đồng thời kháng khuẩn cho da. Vì vậy, lá đào có thể giảm nhẹ sự ngứa rát cho những bệnh nhân mới bị bệnh tổ đỉa hoặc có tình trạng ngứa rát nhẹ. Có 3 cách để chữa bệnh tổ đỉa bằng thuốc nam với lá đào.

Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá đào
Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá đào

2.1. Cách 1: Uống nước ép lá đào

Chọn ra một số lá đào không bị sâu bọ và rửa sạch. Sau đó, giã nát hoặc xay, ép số lá đào đó rồi vớt bỏ phần bã lá đào rồi uống phần nước lá đào còn lại.

2.2. Cách 2: Đắp lá đào lên vùng da bị bệnh tổ đỉa

Như cách một, cần chuẩn bị một ít lá đào tốt, không bị sâu bọ và đem đi rửa sạch với nước. Sau đó khi lá đào ráo nước, cho số lá đào ấy vào cối và dùng chày để giã nhuyễn. Kế tiếp, người bệnh chỉ cần cho số bã lá đào vừa giã nhuyễn lên những vùng da bị tổ đỉa và để yên trong khoảng 30 – 40 phút rồi rửa sạch.

2.3. Cách 3: Nấu nước lá đào và ngâm tay, chân trong nước ấy

Chuẩn bị một ít lá đào không sâu bọ và rửa sạch với muối. Sau đó, vò nát số lá đào vừa rửa sạch rồi cho vào nồi và đun sôi với một lượng nước phù hợp. Khi nồi nước lá đào sôi thì tắt bếp, cho lượng nước ấy vào chậu chứa. Chờ đến khi nước bớt nóng, chỉ còn hơi ấm thì cho vùng da bị tổ đỉa vào ngâm trong nước lá đào vừa nấu trong khoảng 15 – 30 phút. Nên linh hoạt thay đổi hoặc áp dụng cả 3 cách ngày với tần suất sử dụng là 1 lần/ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.

3. Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không

Một cách chữa bệnh tổ đỉa bằng thuốc nam hiệu quả mà người bệnh có thể tham khảo chính là sử dụng lá trầu không để chữa tổ đỉa. Lá trầu không là một vị thuốc nam quý, mang thuộc tính ấm, có tác dụng kháng khuẩn chống ngứa và giảm đau cho các bệnh lý về da rất hiệu quả, nhất là đối với những bệnh nhân bị bệnh tổ đỉa. Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không vừa giúp giảm ngứa ngáy khó chịu vừa giúp cơ thể đẩy nhanh tốc độ phục hồi của những vùng da bị tổn thương vì bệnh tổ đỉa.

Chữa bệnh tổ đỉa hiệu quả bằng lá trầu không
Chữa bệnh tổ đỉa hiệu quả bằng lá trầu không

Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không rất đơn giản, người bệnh cần chuẩn bị khoảng một nắm tay lá trầu không rồi rửa sạch và vò nát số lá ấy. Sau đó, cho số lá trầu không vừa vò nát vào nồi đã chứa một lượng nước phù hợp và đun sôi. Khi nước sôi, tắt bếp và cho lượng nước lá trầu không vừa nấu vào chậu/thau chứa và cho thêm vào dung dịch ấy một muỗng cà phê muối rồi đợi đến khi nước nguội bớt, chỉ còn hơi ấm thì rửa và ngâm vùng da bị tổ đỉa trong dung dịch nước lá trầu không khoảng 15 – 30 phút.

4. Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt

Lá lốt có vị cay cùng mùi thơm đặc trưng, bên cạnh đó, lá lốt còn có tính ấm, có tác dụng giảm đau và sát khuẩn rất tốt, vô cùng phù hợp để chữa bệnh tổ đỉa bằng thuốc nam. Tác dụng của chữa tổ đỉa bằng lá lốt trong điều trị và cải thiện bệnh tổ đỉa rất rõ ràng, chỉ cần nấu nước lá lốt để nguội rồi cho bệnh nhân tắm hoặc ngâm trong một thời gian thì mức độ ngứa ngáy, viêm sưng sẽ được cải thiện đáng kể. Đồng thời, nước lá lốt còn có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng, hạn chế sự tổn thương cho vùng da bị tổ đỉa. Từ đó, giúp bệnh nhân khỏi bệnh và hồi phục nhanh hơn.

Trị hết bệnh tổ đỉa bằng lá lốt
Trị hết bệnh tổ đỉa bằng lá lốt

Cách nấu nước lá lốt để chữa bệnh tổ đỉa bằng thuốc nam: Chọn một ít lá lốt tốt, không bị sâu bọ, ngâm với nước muối rồi rửa sạch. Sau đó, vò nát số lá lốt vừa rửa sạch vào nồi đã có một lượng nước phù hợp để tắm hoặc ngâm tay, chân. Đun sôi nồi nước lá lốt trong vòng 5 – 10 phút rồi tắt lửa, cho nước lá lốt vào chậu hoặc thau và chờ nguội bớt. Cuối cùng, khi nước lá lốt chỉ còn hơi ấm thì sử dụng nước này để cho người bệnh ngâm tay, chân và những vùng da đang bị tổ đỉa. Bên cạnh đó, để tăng hiệu quả chữa bệnh tổ đỉa của lá lốt, bệnh nhân cần kết hợp ngâm tay, chân trong nước lốt nấu sôi để nguội và giã nhuyễn lá lốt để đắp trực tiếp lên vùng da đang bị tổ đỉa.

5. Chữa bệnh tổ đỉa bằng cây cẩu vĩ trùng (cây vòi voi, đại vĩ đạo)

Cẩu vĩ trùng hay còn được gọi là cây vòi voi hay đại vĩ đạo là một loại dược liệu khá thú vị. Cả thân, rễ và lá của loài cây này đều có những công dụng trị bệnh. Cẩu vĩ trùng có vị đắng nhẹ và có tính thanh mát, nhờ đó mà cẩu vĩ trùng giảm đau nhức, ngứa ngáy và kháng viêm rất hiệu quả. Vì vậy, cẩu vĩ trùng là một vị thuốc vô cùng thích hợp đối với các bệnh nhiễm trùng hoặc viêm da cơ địa mà điển hình là bệnh tổ đỉa. Có hai cách để chữa bệnh tổ đỉa bằng cây cẩu vĩ trùng.

Nhanh hết bệnh tổ đỉa với cây cẩu vĩ trùng
Nhanh hết bệnh tổ đỉa với cây cẩu vĩ trùng

5.1. Cách 1: Chữa bệnh tổ đỉa bằng cây cẩu vĩ trùng và giấm ăn

Đầu tiên, cần chuẩn bị một ít thân và lá cây cẩu vĩ trùng nguyên vẹn, không bị sâu bọ. Sau đó, rửa sạch cẩu vĩ trùng rồi để ráo nước. Kế đến, thái nhỏ số thân và lá cây vĩ trùng vừa ráo nước rồi cho chúng vào nước muối loãng ngâm trong khoảng 10 – 15 phút rồi vớt ra và để ráo nước. Tiếp theo, cho số cẩu vĩ trùng đã được ráo nước vào chảo nóng, đảo đều, sau đó cho thêm vào chảo một ít giấm ăn rồi tiếp tục đảo cho đến khi cẩu vĩ trùng chuyển sang màu hơi vàng thì dừng lại và tắt bếp. Cho cẩu vĩ trùng vừa chuyển màu vàng và vẫn còn nóng vào một chiếc túi vải sạch rồi chườm vào vùng da đang có tổ đỉa hoặc bệnh nhân cũng có thể dùng túi vải này xoa đều ở vùng bị tổ đỉa. Khi cẩu vĩ trùng bị nguội thì cho vào chảo nóng và tiếp tục đảo đến khi cẩu vĩ trùng nóng thêm một lần nữa. Để công dụng của vĩ cẩu trùng được phát huy một cách tốt nhất, người bệnh cần kiên trì thực hiện chữa bệnh tổ đỉa bằng thuốc nam với tần suất 2 lần/ngày bằng vĩ cẩu trùng liên tục trong vài tuần.

5.2. Cách 2: Đắp trực tiếp vĩ cẩu trùng lên vùng da đang bị tổ đỉa

Đầu tiên, cần chuẩn bị một ít lá và thân cẩu vĩ trùng tươi, không bị sâu bọ. Sau đó, đem hỗn hợp này rửa sạch và ngâm chúng với dung dịch nước muối pha loãng trong khoảng 10 – 15 phút rồi vớt ra và để ráo nước. Kế tiếp, cho hỗn hợp cẩu vĩ trùng đã ráo nước vào cối và dùng chày giã nhuyễn hỗn hợp này. Sau cùng, người bệnh chỉ cần đắp hỗn hợp cẩu vĩ trùng đã giã nhuyễn lên những vùng da đang bị tổ đỉa rồi để yên trong khoảng 30 – 40 phút thì rửa lại với nước sạch. Cũng như cách chữa tổ đỉa bằng cẩu vĩ trùng và giấm, phương pháp chữa tổ bệnh tổ đỉa bằng cách đắp trực tiếp cẩu vĩ trùng lên vùng da đang bị tổ đỉa cũng cần bệnh nhân kiên trì thực hiện với tần suất 1 lần/ngày và đều đặn trong vài tuần thì tình trạng bệnh mới được cải thiện và ngày một tốt hơn.

6. Chữa bệnh tổ đỉa bằng dây đau xương

Dây đau xương là vị thuốc chữa trị bệnh tổ đỉa hiệu quả tiếp theo mà bệnh nhân có thể sử dụng để chữa bệnh tổ đỉa bằng thuốc nam. Dây đau xương cũng có tác dụng giảm đau nhức, ngứa ngáy khó chịu cho vùng da bị tổ đỉa.

Trị hết bệnh tổ đỉa bằng dây đau xương
Trị hết bệnh tổ đỉa bằng dây đau xương

Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng thuốc nam với dây đau xương rất đơn giản, chỉ cần chuẩn bị một ít dây đau xương rồi đem chúng đi rửa sạch. Sau đó phơi khô và đem dây đau xương đã được phơi khô đi sao vàng rồi bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời để dùng dần. Mỗi lần bệnh nhân muốn sử dụng dây đau xương để trị bệnh thì chỉ cần lấy một ít dây đau xương đã được sao vàng cho vào nồi có một lượng nước vừa phải, sau đó đun sôi, để nguội và uống hằng ngày. Kiên trì sử dụng hằng ngày cho đến khi các vùng da bị tổ đỉa khỏi hẳn.

7. Chữa bệnh tổ đỉa bằng củ ráy

Chữa bệnh tổ đỉa bằng củ ráy
Chữa bệnh tổ đỉa bằng củ ráy

Mỗi lần chữa bệnh tổ đỉa cần chọn ra một củ ráy, rửa sạch và gọt bỏ phần vỏ, sau đó cắt củ ráy thành những miếng mỏng và cho chúng vào cối, dùng chày giã thật nhuyễn, thật nát. Tiếp đến, cho phần củ ráy đã được giã nhuyễn vào nồi nước chứa một lượng nước vừa phải rồi đun sôi trong khoảng 10 phút rồi tắt bếp, để nguội. Đợi đến khi nước củ ráy đã nguội, chỉ còn hơi ấm thì cho người bệnh ngâm vùng da bị tổ đỉa trong khoảng 15 – 30 phút. Thực hiện biện pháp này 1 lần/ngày và kiên trì mỗi ngày sẽ sớm thấy được kết quả.

Trên đây là 7 cách chữa bệnh tổ đỉa bằng thuốc nam hiệu quả tại nhà mà bệnh nhân mắc bệnh tổ đỉa có thể áp dụng điều trị tại nhà. Với các vị thuốc nam dễ tìm và cách thực hiện đơn giản, bệnh nhân có thể dễ dàng thực hiện và nhanh chóng trị hết bệnh tổ đỉa sau một thời gian kiên trì chữa trị. Nếu đã áp dụng hết các phương thuốc mà tình trạng bệnh vẫn không thuyên giảm và có chuyển biến xấu, bệnh nhân cần dừng việc điều trị tổ đỉa bằng thuốc nam và đến các cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất để kiểm tra và có phương án điều trị thích hợp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *