Mùi hôi chân nguyên nhân do đâu? Cách trị hôi chân hiệu quả

Hôi chân hay thôi chân là một vấn đề rất nhiều người gặp phải, đặc biệt là vào mùa nóng ở những người thường xuyên phải mang giày, dép kín. Mùi hôi chân khiến bạn kém tự tị và gây khó chịu cho người khác ở những môi trường kín như văn phòng, lớp học, phòng gym…

Vậy đâu là nguyên nhân khiên bạn bị mùi hôi chân và làm cách nào để khắc phục tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục hôi chân hiệu quả trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân bị hôi chân

Nguyên nhân do tăng tiết mồ hôi chân

Hôi chân nguyên nhân do đâu?
Hôi chân nguyên nhân do đâu?

Mồ hôi đóng vai trò quan trong trong việc bài tiết, giữ ấm và giữ độ pH trên bề mặt da, tác động cân bằng nội môi.

Chúng ta vẫn thường lầm tưởng nguyên nhân gây hôi chân là do mùi của mồi hôi. Thực chất không phải như vậy. Bản chất thực mồ hôi không có mùi tuy nhiên đây là tác nhân tạo môi trường ẩm cho hệ vi khuẩn gây mùi trên da phát triển mạnh mẽ.

Tăng tiết mồ hôi có thể do nhiều nguyên nhân gây nên trong đó có nguyên nhân bên trong cơ thể và các tác nhân từ bên ngoài như:

  • Sốt gây đổ mồ hôi
  • Mắc chứng đổ mồ hôi trộn
  • Tâm lý hồi hộp
  • Mắc các bệnh lý về chuyển hóa
  • Do sử dụng một số loại thuốc

Nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi ở chân do mang giày, vớ chật, kín không thoát được hơi. Khi đi dày thường xuyên không mang vớ, hoặc không thay vớ lâu ngày sẽ là môi trường thuận lợi có các vi khuẩn trú ngụ, phát triển.

Nguyên nhân do các bệnh về nấm

Nâm chân cũng là nguyên nhân gây hôi chân
Nâm chân cũng là nguyên nhân gây hôi chân

Vi nấm cũng chính là nguyên nhân gây mùi hôi chân, khi da bị nhiễm nấm ở bàn chân sẽ có các triệu chứng thường gặp như:

  • Da đỏ, đóng vảy trắng, ngứa
  • Xuất tiết dịch ở kẽ ngón chân, thường xuất hiện ở ngón 3 – 4 của bàn chân.
  • Nấm móng chân, gây sần móng, mủn, dễ gãy.

Nguyên nhân do nhiễm trùng da bàn chân

Nhiễm trùng da do vi khuẩn trên da bàn chân cũng là một trong những nguyên nhân gây múi hôi chân khó chịu. Các vi khuẩn gây mùi cho chân khi có môi trường ẩm ướt do da tiết mồ hôi sẽ phát triển mạnh mẽ gây mùi.

Các vi khuẩn này sẽ phá hủy tế bào sừng bằng các enzyme để phân giải protein, sau đó xâm nhập vào da và gây nên các bệnh lý ngoài da.

Nguyên nhân do các vết thương từ bàn chân

Một số người bệnh gặp các vấn đề như đái tháo đường, bệnh lý mạch máu, hoại tử mô… cũng gây nên mùi hôi chân từ các vết thương ở bàn chân. Ở những người mắc các bệnh lý này khi gặp các vết thương ở bàn chân sẽ lâu lành và là môi trường thuận lợi để các vi khuẩn gây mùi xâm nhập.

Các điều trị hôi chân như thế nào?

Hiện nay có rất nhiều cách điều trị hôi chân, bạn có thể tham khảo các cách dưới đây để áp dụng trị hôi chân hiệu quả.

Thay đổi lối sống

Vệ sinh chân sạch sẽ để trị hôi chân
Vệ sinh chân sạch sẽ để trị hôi chân
  • Vệ sinh cá nhân hàng ngày sạch sẽ, đặc biệt là bàn chân.
  • Mang giày dép vừa với kích cỡ bàn chân.
  • Hạn chế mang giày dép kín, bí hơi.
  • Vệ sinh giày, dép thường xuyên sạch sẽ.
  • Thấm khô chân sau khi tắm, sau khi rửa chân trước khi mang giày, dép.
  • Vệ sinh móng chân sạch sẽ, cắt móng, khóe chân để không còn các vi khuẩn gây mùi.
  • Thay vớ hàng ngày, giặt sạch.

Sử dụng các loại thuốc trị hôi chân

Sử dụng các loại thuốc trị hôi chân
Sử dụng các loại thuốc trị hôi chân

Ngoài thay đổi lối sống, vệ sinh hàng ngày bạn cũng có thể sử dụng thêm các loại thuốc trị hôi chân hoặc các phương pháp trị hôi chân tại nhà như:

  • Dùng phèn chua hoặc các nguyên liệu có tác dụng khử mùi hôi chân như trà xanh, gừng…. để ngâm chân. Ban đầu bạn nên làm các phương pháp này hàng ngày sau đó giản dần tuần suất. Lưu ý không nên sử dụng các nguyên liệu có thể gây kích ứng da của bạn.
  • Phương pháp điện di, đây là phương pháp sử dụng dòng diện để đẩy các ion cơ chất cho hoạt tính và da để giảm tiết chế mồ hôi.
  • Phương pháp sử dụng botulium toxin và phẫu thuật cắt hạch giao cảm cũng là một biệt pháp y học hiện đại để khử mùi hôi chân hiệu quả.
  • Dùng các loại thuốc bôi tại chỗ: Đối với tình trạng da nhiễm khuẩn, gây bong sừng thường được các bác sĩ chỉ định sử dụng những loại thuốc bôi tại chỗ. Bên cạnh có da hoặc móng bị nhiễm các vi nấm cũng được chỉ định sử dụng các loại thuốc bôi diệt nấm gây mùi hôi chân khó chịu.
  • Đối với người bị các vết thương ở chân và mắc các bệnh lý gây khó lành thì cần điều trị vết thương, hạn chế mang giày dẹp kín sẽ giúp bạn hạn chế mùi hôi chân khó chịu.
  • Sử dụng các loại thuốc trị hôi chân: Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thuốc trị hôi chân từ các thương hiệu khác nhau, giúp giảm tiết mồ hôi chân, tiêu diệt các vi khuẩn và có mùi hương, tạo cảm giác khô thoáng cho người thường xuyên mang giày. Bạn nên lựa chọn những sản phẩm thuốc trị hôi chân phù hợp với mình để sử dụng hàng ngày và mang theo.

Trên đây là những nguyên nhân gây mùi hôi chân thường gặp và cách điều trị hôi chân hiện nay. Hôi chân không những khiên bạn khó chịu, gây mất tự tin mà còn ảnh hưởng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra có thể gây các bệnh lý về da, móng chân… Bạn nên thay đổi thói quen và lựa chọn cách trị hôi chần phù hợp với mình để áp dụng. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi bài viết!

Nguồn: https://incontinet.com/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *